Thực Trạng Huy Động Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại Saigonbank - Chi Nhánh Tân Bình


13,51%. Nguyên nhân là do mặc dù lãi suất huy động trong thời gian này đã được điều chỉnh giảm sâu tuy nhiên thì một phần Ngân hàng phải trả lãi suất huy động cho những kỳ hạn dài, lãi suất cao mà ngân hàng đã huy động trước đó nên còn có độ trễ trong việc giảm lãi suất vay, chưa thích ứng được với tốc độ giảm lãi suất đầu vào. Một nguyên nhân khác nữa là dù lãi suất cho vay đã giảm nhiều so với trước tuy nhiên nền kinh tế chưa hồi phục, nhiều doanh nghiệp còn chưa giải quyết được đầu ra cho sản phẩm nên không có nhu cầu mở rộng sản xuất của mình. Chính vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đã trả nợ vay thu hẹp quy mô hoạt động của mình để chờ đợi đến khi nền kinh tế phục hồi. Đó là những lý do về phía khách hàng còn những lý do về phía Ngân hàng là do hiện tại trên địa bàn quận Tân Bình và các khu vực lân cận, số lượng phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng không ngừng được mở ra nhằm thu hút khách hàng của khu vực xung quanh đã ảnh hưởng nhiều đến lượng khách hàng của Saigonbank chi nhánh Tân Bình. Những ngân hàng mới mở có những chính sách khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn để thu hút khách hàng khiến cho một bộ phận khách hàng cân nhắc hơn trong việc giao dịch với Saigonbank chi nhánh Tân Bình.

Đứng trước những khó khăn chung cũng như những khó khăn nội tại bên trong của Ngân hàng thì Saigonbank chi nhánh Tân Bình một mặt vẫn duy trì lượng khách hàng cũ đồng thời cũng tìm cách lôi kéo lượng khách hàng mới về giao dịch với ngân hàng mình. Để đáp ứng được nhu cầu phụ vụ khách hàng nhanh chóng thuận lợi, cán bộ nhân viên Ngân hàng Saigonbank chi nhánh Tân Bình cũng được đào tạo và tăng thêm về số lượng, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó thì Ngân hàng vẫn thực hiện các hình thức khuyến mãi tặng quà và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, xử lý giao dịch nhanh chóng làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng hơn


2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Saigonbank - Chi nhánh Tân Bình

2.2.1 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Saigonbank – chi nhánh Tân Bình


Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn (ĐVT: tỷ đồng)‌


Năm

Loại kỳ hạn


2011


Tỷ trọng (%)


2012


Tỷ trọng (%)


2013


Tỷ trọng (%)

Không kỳ hạn

34

5.88

24,8

4.65

22,4

4.60

Kỳ hạn < 12 tháng

380,8

65.58

350,8

65.79

311,9

64.02

Kỳ hạn ≥ 12 tháng

163,2

28.24

157,6

29.56

152,9

31.38

Tổng cộng TGTK

578

100.00

533,2

100.00

543,2

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Tân Bình - 6

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2011,2012,2013 của Saigonbank chi nhánh Tân Bình)

Trong cơ cấu gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại Saigonbank thì có thể dễ dàng nhận ra được là tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tiền gửi tiết kiệm từng năm và cũng giảm dần qua các năm. Năm 2011 thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 34 tỷ, chiếm 5.88% trong tổng số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiệm đến năm 2012 thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm còn 24,8 tỷ đồng và năm 2013 chỉ còn 22,4 tỷ đồng chiếm 4.60% tiền gửi tiết kiệm. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động từ tiết kiệm không kỳ hạn phần lớn là từ tiền nhàn rỗi của các cá nhân, gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn vì không phải mục đích sinh lời mà chỉ là nhờ ngân hàng giữ dùm và có thể sử dụng ngay khi cần. Mà khách hàng gửi tiết kiệm lại là khách hàng cá nhân, gửi tiết kiệm vì mục đích sinh lời là chính, cho nên vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngày càng giảm dần.

Saigonbank Tân Bình huy động được tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao. Lượng tiền gửi dưới 12 tháng là loại vốn huy động có tính ổn định khá thấp tuy nhiên nó lại chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng duy trì tỷ trọng như vậy từ năm 2011 cho đến năm 2013. Lượng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng thì mang tính ổn định lâu dài hơn và nó cũng có xu hướng duy trì tỷ trọng của mình tăng nhẹ dần qua từng năm trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Đây là yếu tố góp phần giúp cho ngân hàng quản lý được khả năng thanh khoản của mình

Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi (ĐVT: tỷ đồng)


Năm

Loại tiền


2011


Tỷ trọng(%)


2012


Tỷ trọng(%)


2013


Tỷ trọng(%)

VND

543,3

94.00

507,4

95.16

472,7

97.02

Ngoại tệ quy đổi

34,7

6.00

25,8

4.84

14,5

2.98

Tổng cộng

578

100

533,2

100

487,2

100

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2011,2012,2013 của Saigonbank chi nhánh Tân Bình)

Ngoài huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam thì chi nhánh Tân Bình vẫn huy động tiết kiệm bằng một số đồng ngoại tệ mạnh khác như Đô La, Eu Rô, đồng Bảng Anh,…. Tuy nhiên dựa vào bảng số liệu trên ta có thể rò ràng nhận ra được vấn đề là tỷ trọng huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại chi nhánh Tân Bình là rất lớn. Điều này thể hiện rò qua năm 2011 thì tỷ trọng huy động bằng đồng Việt Nam chiếm tới 94% tổng nguồn vốn huy động từ tiết kiệm. Qua năm 2012 và 2013 thì tỷ trọng này còn gia tăng hơn nữa và đến năm 2013 thì huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đã chiếm khoảng 97% nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong khi huy động tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ lại có xu hướng ngược lại khi giảm dần tỷ trọng từ 6.0% (năm 2011) xuống còn có 2.98% (năm 2013). Điều này có thể được giải thích là do phần lớn người dân sử dụng đồng Việt Nam đồng để giao dịch với ngân hàng, chỉ có một số ít có được lượng ngoại tệ được cho, được thanh toán,… thì mới đem vào gửi tại ngân hàng. Hiện tại thì chính phủ vẫn chưa chấp nhận sự tồn tại của ngoại tệ tại thị trường chợ đen nên nắm giữ ngoại tệ thì khả năng thanh khoản của nó không được cao như tích trữ đồng Việt Nam đồng thời khi tích trữ ngoại tệ cũng có thể bị ảnh hưởng đến những rủi ro về tỷ giá, chính vì vậy mà nhiều người gửi tiền đã đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam để gửi tiết kiệm. Một lý do khác mà tỷ lệ gửi bằng đồng ngoại tệ không cao chính là do lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho đồng ngoại tệ. Hiện nay thì lãi suất huy động bằng đồng ngoại tệ rất là thấp, nhiều người gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ phần lớn không phải vì mục đích thu lợi từ tiền lãi mà là vì gửi ngân hàng cho an toàn và giữ được giá trị của đồng ngoại tệ.


Bảng 2.4:Cơ cấu tiền gửi theo phương thức trả lãi đối với tiết kiệm có kỳ hạn

(ĐVT: tỷ đồng)


Năm

Loại


2011


Tỷ trọng(%)


2012


Tỷ trọng(%)


2013


Tỷ trọng(%)

Lãi trả cuối kỳ

435,2

80.00%

416,9

82.00%

390.4

83.99%

Lãi trả trước

27,2

5.00%

15,2

2.99%

14.2

3.06%

Lãi trả định kỳ

81,6

15.00%

76,3

15.01%

60.2

12.95%

Tổng cộng

544

100

508,4

100

520.8

100

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2011,2012,2013 của Saigonbank chi nhánh Tân Bình)

Trong các hình thức trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn cho khách hàng thì phương thức được khách hàng lựa chọn nhiều nhất chính là phương thức trả lãi cuối kỳ. Không chỉ riêng tại Saigonbank Chi nhánh Tân Bình mà hiện nay hầu hết tại các ngân hàng đều có sản phẩm gửi tiết kiệm lãnh lãi cuối kỳ chiếm tỷ trọng rất cao trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động truyền thống được nhiều người biết đến và lựa chọn để sử dụng.

Theo thống kê từ Saigonbank chi nhánh Tân Bình thì tỷ trọng lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ tại chi nhánh trong vòng 3 năm qua rất cao, luôn chiếm từ 80% tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2011 thì vốn huy động từ tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ đạt 80% và qua các năm tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ.

Sản phẩm có tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Saigonbank chi nhánh Tân Bình trong 3 năm qua là tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ. Các sản phẩm phổ biến ở đây là lãnh lãi hàng tháng và lãnh lãi hàng quý. Tỷ trọng sản phẩm gửi tiết kiệm lãnh lãi định kỳ có xu hướng giảm nhẹ từ 15% (năm 2011) xuống còn 12.95% (năm 2013).

Sản phẩm lãnh lãi trả trước được ít người gửi tiết kiệm lựa chọn nhất vì đây là sản phẩm mà người gửi khó nhận biết được số lãi thực nhận khi đáo hạn. Loại hình này


người gửi sẽ được nhận lãi ngay khi gửi nên khi đáo hạn số tiền người gửi chỉ được nhận là phần gốc, đồng thời phương thức này nhận lãi trước nên lãi suất huy động cho loại hình này không được cao như sản phẩm lãnh lãi cuối kỳ. Chính vì lý do đó mà huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi trước đã giảm dần tỷ trọng từ 5% (năm 2011) xuống còn 3.06% (năm 2013). Loại hình tiết kiệm này không được nhiều người gửi tiền ưa chuộng tại Saigonbank chi nhánh Tân Bình

Bảng 2.5 Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn(ĐVT: tỷ đồng)


Năm

Địa bàn


2011


Tỷ trọng


2012


Tỷ trọng


2013


Tỷ trọng

Tại trụ sở CN Tân Bình

480

83.04%

450

84.40%

402

82.51%

PGD Phú Thọ Hòa

60

10.38%

50

9.38%

56

11.49%

PGD Hòa Bình

38

6.57%

33.2

6.23%

29.2

5.99%

Tổng cộng

578

100.00%

533.2

100.00%

487.2

100.00%

(Nguồn: báo cáo huy động vốn năm 2011,2012,2013 của Saigonbank chi nhánh Tân Bình)

Nhìn vào cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn thì chúng ta có thể rò ràng nhận ra được rằng doanh số huy động tiền gửi của 2 PGD rất thấp. Tổng doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm của cả PGD Phú Thọ Hòa và PGD Hòa Bình từ năm 2011 đến năm 2013 đều chiếm dưới 20% tổng doanh số huy động từ tiền gửi tiết kiệm của Saigonbank chi nhánh Tân Bình.

Trong cả 3 năm, huy động tiền gửi tiết kiệm tại trụ sở chi nhánh Tân Bình càng ngày càng giảm. Năm 2011 thì doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm tại trụ sở chi nhánh đạt được 480 tỷ đồng, chiếm 83.04% trong tổng số vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cả chi nhánh. Tuy nhiên năm 2012 đã giảm xuống 450 tỷ đồng và năm 2013 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 402 tỷ đồng, chiếm 82.51% tổng số vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cả chi nhánh Tân Bình. Trong khi đó PGD Hòa Bình cũng không thoát khỏi xu hướng giảm như tại trụ sở chi nhánh Tân Bình. Doanh số huy động từ tiền gửi tiết kiệm của PGD Hòa Bình giảm từ 38 tỷ đồng ( năm 2011) xuống còn 29.2


tỷ đồng (năm 2013). Chỉ có PGD Phú Thọ Hòa là đi ngược xu hướng giảm của PGD Hòa Bình và trụ sở chi nhánh Tân Bình khi đã tăng thêm 6 tỷ trong năm 2013 so với năm 2012.

Nguyên nhân của việc giảm huy động tại chi nhánh Tân Bình và 2 PGD cũng được đề cập ở trên khi lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm càng ngày càng giảm, người gửi tiền đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang các kênh khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản. Một điều không thể không nhắc đến là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng trong khu vực trong thời gian này đã lôi kéo lượng khách hàng của Chi nhánh Tân Bình và 2 PGD. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số huy động chung của cả chi nhánh đi xuống trong 3 năm gần đây. Trong năm 2013, doanh số huy động của PGD Phú Thọ Hòa gia tăng một phần là do có một số khách hàng bán nhà và có tiền đem gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để hưởng lãi đã giúp duy trì ổn định và gia tăng doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm cho PGD Phú Thọ Hòa.

Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng (ĐVT: tỷ đồng)


Năm

Đối tượng

2011

Tỷ trọng(%)

2012

Tỷ trọng(%)

2013

Tỷ trọng(%)

Chủ DN, tiểu

thương

320.5

55.45%

305.9

57.37%

280.8

57.64%

CBCNV

123.8

21.42%

113.5

21.29%

101.3

20.79%

Hưu trí

99.5

17.21%

85.7

16.07%

82.5

16.93%

Khác

34.2

5.92%

28.1

5.27%

22.6

4.64%

Tổng cộng

578

100%

533.2

100%

487.2

100%


(Nguồn: báo cáo huy động vốn năm 2011,2012,2013 của Saigonbank chi nhánh Tân Bình)

Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng khách hàng tại Saigonbank Chi nhánh Tân Bình có thể nhìn thấy rò là tỷ trọng gửi tiết kiệm của đối tượng Chủ DN, tiểu thương chiếm tỷ trọng rất cao, Năm 2011 huy động tiền gửi tiết kiệm từ chủ DN, tiểu thương đạt 320.5 tỷ đồng, chiếm 55.45% trong tổng nguồn vốn huy động; đến năm 2013 tỷ trọng này tiếp tục được duy trì ở mức 57.64%. Trong khi đó, tỷ trọng huy động tiền gửi từ CBCNV và Hưu trí được duy trì tương đối ổn định từ năm 2011 sang đến


năm 2013. Đối tượng khác chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần từ 2011 qua năm 2013.

Thành phần chủ DN và tiểu thương là những người có lượng tiền nhàn rỗi nhiều, tuy nhiên lượng tiền này phục vụ cho mục đích họat động kinh doanh của khách hàng nhưng đang nhàn rỗi nên được gửi vào ngân hàng tạm thời, cho nên lượng tiền này không ổn định lâu dài, thường được gửi kỳ hạn ngắn. Trong khi đó lượng tiền của CBCNV và hưu trí chiếm khoảng 40% nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh Tân Bình nhưng tỷ trọng của nó lại mang tính ổn định lâu dài, đảm bảo dự trữ vốn cho ngân hàng.

Lượng tiền gửi tiết kiệm từ các đối tượng khác như học sinh sinh viên, thu nhập tự do,… chiếm tỷ trọng thấp nhất và cũng có xu hướng giảm dần.


2.2.2 Nhận xét và đánh giá

Căn cứ vào tình hình công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trên địa bàn Quận Tân Bình cũng như là tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của Saigonbank chi nhánh Tân Bình trong 3 năm qua ta có thể rút ra được một vài nhận xét:

- Tình hình huy động vốn nói chung và tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Saigonbank chi nhánh Tân Bình nói riêng trong thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể được kể ra như số lượng ngân hàng trên địa bàn quận Tân Bình rất nhiều, tập trung nhiều ngân hàng lớn về quy mô và thương hiệu, các ngân hàng này đã dùng thương hiệu uy tín và các chính sách khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn để thu hút, lôi kéo lượng khách hàng tiền gửi tiết kiệm về phía mình. Saigonbank Tân Bình là một ngân hàng lâu đời trên địa bàn quận Tân Bình, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách thu hút huy động của các ngân hàng khác trong khu vực. Lượng khách hàng ngừng giao dịch với Saigonbank Tân Bình để giao dịch với ngân hàng khác không phải là ít. Tuy nhiên, trong những năm qua thì Saigonbank Tân Bình với nỗ lực


của mình nhằm duy trì lượng khách hàng cũ cũng như tìm kiếm khách hàng mới về giao dịch với chi nhánh thì cũng đạt được một số kết quả khả quan.

- Khách hàng mục tiêu của Saigonbank Tân Bình nhắm đến trong việc tăng trưởng nguồn vốn huy động chính là những khách hàng gửi tiết kiệm, chính nguồn vốn đến từ những khách hàng này có tính ổn định cao và được duy trì lâu dài, đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động của Saigonbank chi nhánh Tân Bình. Chính vì thế mà lượng vốn Saigonbank huy động từ khách hàng gửi tiết kiệm trong 3 năm qua tại Saigonbank luôn được duy trì tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh. Chính điều này đảm bảo nguồn vốn ổn định cho Saigonbank Tân Bình hoạt động.

- Nếu nhìn vào vốn huy động qua từng năm của Saigonbank Tân Bình thì có thể thấy được là lượng vốn huy động trong 3 năm qua đã có sự giảm sút rò rệt. Năm 2011 Saigonbank chi nhánh Tân Bình huy động được 680 tỷ đồng đến năm 2013 thì Saigonbank chi nhánh Tân Bình huy động được 560 tỷ đồng. Nguyên nhân phần lớn đến từ sự cạnh tranh khốc liệt, tranh giành khách của các ngân hàng khác, đồng thời một phần là việc áp trần lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước cũng như lãi suất huy động giảm dần theo thời gian đã làm cho nhiều khách hàng không muốn gửi tiết kiệm nữa mà đem tiền đi đầu tư đã làm cho lượng vốn huy động của chi nhánh sụt giảm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của chi nhánh.

- Dựa vào những số liệu tại Saigonbank cung cấp ở trên, chúng ta có thể thấy được là trong quá trình hoạt động của mình thì đối tượng khách hàng mà Saigonbank Tân Bình nhắm đến chính là những khách hàng gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Đồng thời khách hàng cũng gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi gửi bằng đồng ngoại tệ thì chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp. Khách hàng tại Saigonbank chi nhánh Tân Bình lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm truyền thống là gửi tiết kiệm lãnh lãi cuối kỳ để gửi chiếm tỷ trọng rất cao. Nguyên nhân thì sản phẩm này quen thuộc với nhiều người gửi, lãi tính rò ràng và lãi suất thì cao hơn các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022