Thực Trạng Gửi Tiền Của Khách Hàng Tại Các Nhtm Và Kết Quả Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Vào Ngân Hàng Thương


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NHTM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

4.1. Thực trạng gửi tiền của khách hàng tại các ngân hàng thương mại

Tiền gửi khách hàng tại các TCTD

4,500

4,000

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0

20%

18%

16%

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%

31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tăng trưởng tiền gửi của TCKT

Tiền gửi của dân cư

Tăng trưởng tiền gửi của dân cư

Nghìn tỷ đồng

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường lựa chọn ngân hàng là kênh gửi tiền nhàn rỗi, cũng xem là kênh đầu tư vừa an toàn vừa hiệu quả. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của nền kinh tế tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 5.998 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền gửi của dân cư là 3.489 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,17% và tăng 17,4% so với thời điểm cuối năm 2015. Cuối năm 2017, tiền gửi của dân cư đạt 3.961 nghìn tỷ đồng chiếm 57,91% tổng tiền gửi tại các TCTD, tăng 13,54% so với cuối năm 2016. (xem biểu đồ 4.1)


Biểu đồ 4.1. Tiền gửi khách hàng tại các TCTD giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, huy động bằng VND năm 2017 ước tăng 18,4% và chiếm tỷ trọng 90,5% tổng vốn huy động. Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm qua các năm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. (xem bảng 4.1)


Bảng 4.1. Cơ cấu huy động theo loại tiền và kỳ hạn



Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 (ước tính)

Theo loại tiền




VND

87,1%

89,1%

90,5%

Ngoại tệ

12,9%

10,9%

9,5%

Theo kỳ hạn




Không kỳ hạn

21,1%

20,3%

19,1%

Có kỳ hạn

78,9%

79,7%

80,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào Ngân hàng thương mại của khách hàng cá nhân - 7

(Nguồn: Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia)

Số liệu cho thấy tiền gửi khách hàng tại các TCTD không ngừng tăng lên qua các năm, thực tế là, phần lớn dân cư có tâm lý e ngại khi tham gia các hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro lớn như bất động sản, vàng, chứng khoán… hơn nữa với nhu cầu bảo toàn và sinh lời thì gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn nhất. Người gửi vừa có nguồn thu nhập ổn định từ lãi suất tiền gửi, vừa được giữ tiền an toàn tuyệt đối trong ngân hàng, và có rất ít rủi ro do các ngân hàng đều có bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng. Cho dù lãi suất tiền gửi có giảm đi thì ngân hàng vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn và đảm bảo mức độ lợi nhuận, thu nhập dương nhất định đối với người dân, đặc biệt là với thành phần hưu trí có tiền nhàn rỗi.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hơn 30 ngân hàng lớn nhỏ, bên cạnh đó còn có hệ thống hàng chục ngân hàng và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, có nhiều lựa chọn như thế nhưng không ít khách hàng vẫn rất băn khoăn không biết nên gửi tiền vào đâu là tốt nhất.

Với những khách hàng có số tiền gửi lớn, trước khi gửi tiền họ có thói quen so sánh mức lãi suất huy động tại các ngân hàng rồi quyết định gửi vào nơi nào có lãi suất hấp dẫn.

Đứng trước sự cạnh tranh của các kênh đầu tư khác, mỗi NHTM đều có cách thu hút người gửi tiền khác nhau, phần lớn các ngân hàng tập trung tăng lãi suất, chủ yếu ở các ngân hàng nhỏ.


Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lãi suất các kỳ hạn không quá 7%/năm, trong khi một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, lãi suất có thể lên đến 8,5%, thậm chí 8,8%/năm với chứng chỉ tiền gửi.

Cụ thể với kỳ hạn dưới 6 tháng, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) trả lãi tới 7,4%/năm đối với khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ. Ngân hàng TMCP Bắc Á áp dụng lãi suất 7,2%/năm. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cũng áp dụng lãi suất lên tới 7,1%/năm. Tại một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)… lãi suất dao động từ 6,8 - 7%/năm.

Với kỳ hạn 9 tháng - 1 năm, mức lãi suất trong khoảng 7,5 - 8%/năm tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB bank), Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)… Với kỳ hạn dài hơn từ 24 - 60 tháng, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đang giữ mức lãi suất cao nhất lên tới 8%/năm. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) thậm chí còn trả lãi suất lên tới 8,5%/năm với kỳ hạn 18 tháng, 8,3%/năm với kỳ hạn 15 tháng.

Một số NHTM tuy không quảng bá rầm rộ việc tăng lãi suất huy động nhưng lại công bố quà tặng có giá trị cao trực tiếp vào tài khoản cũng như có thỏa thuận lãi suất tùy theo số tiền gửi của từng khách hàng. Chẳng hạn, tại Ngân hàng TMCP Phương Đông tuỳ từng chương trình mà ngoài lãi suất ưu đãi, người gửi tiết kiệm từ 1 triệu đồng có thể tham gia tích điểm và nhận quà. Tổng giá trị quà tặng cho mỗi chương trình lên tới vài tỷ đồng.

Trong khi đó, với những khách hàng có số tiền gửi nhỏ, vài chục triệu đồng thì lãi suất cao thấp không phải là điều bận tâm, thay vào đó là mối thân quen có người nhà làm ngân hàng, là khách hàng quen thuộc ngân hàng nào thì đến ngân hàng đó gửi tiền hoặc được cảm thấy dịch vụ ở đâu chăm sóc tốt thì đến gửi ở đó. Còn với những người cao tuổi, người nội trợ thì thường gửi tiền vào ngân hàng nào


có phòng giao dịch hay chi nhánh gần nơi họ sinh sống, nhóm khách hàng này cũng có thói quen đem gửi các ngân hàng lớn có tiếng tăm quy mô lớn, uy tín, phát triển ổn định, có bề dày lịch sử, có độ an toàn cao chẳng hạn như nhóm ngân hàng quốc doanh.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm ngân hàng có tốc độ gia tăng tiền gửi lớn nhất thường tập trung vào nhóm các NHTM cổ phần lớn và NHTM Nhà nước. Năm 2016, thị phần huy động của nhóm NHTM cổ phần tăng từ 39,7% lên 42,9%, trong khi nhóm NHTM Nhà nước giảm từ 53,2% xuống 49,1%.Thị phần huy động năm 2017 của nhóm NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổ phần ở mức 42,4%.

NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần

Ngân hàng liên doanh & Ngân hàng Nước ngoài

Công ty tài chính và cho thuê tài

chính, Ngân hàng hợp tác xã

Thị phần huy động vốn


2015

2017 2016

Biểu đồ 4.2. Thị phần huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia)

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao lãi suất của các ngân hàng quốc doanh luôn thấp hơn các ngân hàng cổ phần nhưng lượng tiền gửi tại các ngân hàng này luôn rất lớn, gấp nhiều lần ngân hàng khác.

Thời gian qua, một số NHTM cổ phần đã để xảy ra những trường hợp tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chung của khách hàng khi quyết định lựa


chọn ngân hàng gửi tiền. Trước kia, người dân gửi tiền vào ngân hàng nào có lãi suất cao và phục vụ tốt, quan hệ tốt. Nhưng giờ đây, khi có tiền mang đi gửi ngân hàng, điều đầu tiên khách hàng thường nghĩ tới là gửi tiền vào nơi nào an toàn nhất, phục vụ tốt sau đó mới so sánh đến lãi suất ở đâu cao hơn. Những ngân hàng lớn ngoài việc đã xây dựng được uy tín, thương hiệu tốt thì còn có lợi thế là quy mô chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn.

Thêm vào đó, mới đây Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật các TCTD sửa đổi và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2018, trong đó các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhưng không thực hiện được các phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, cũng không đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện phương án phá sản. Điều này khiến cho người dân lo sợ mất tiền nếu chẳng may gửi vào nhóm ngân hàng nhỏ, yếu kém dẫn đến phá sản, vì vậy, tâm lý chung của người dân cho rằng gửi tiền tại các ngân hàng lớn, ngân hàng do Nhà nước nắm giữ vốn sẽ an toàn hơn. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao số liệu thống kê trong các báo cáo tài chính, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng lớn vẫn bỏ xa các ngân hàng nhỏ. (xem bảng 4.2)

Bảng 4.2. Danh sách một số NHTM có số dư tiền gửi khách hàng cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Tên Ngân hàng

31/12/2015

31/12/2016

31/12/2017

1

Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam (BIDV)

564.692

726.021

859.985

2

Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam (Vietinbank)

492.960

655.060

752.935


3

Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank)


501.162


590.451


708.519

4

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

(SCB)

255.977

295.152

346.402



STT

Tên Ngân hàng

31/12/2015

31/12/2016

31/12/2017

5

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín (Sacombank)

260.994

291.653

319.859

6

Ngân hàng TMCP Á Châu

(ACB)

174.918

207.051

241.392

7

Ngân hàng TMCP Quân Đội

(MB bank)

181.565

194.812

220.176

8

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà

Nội (SHB)

148.828

166.576

194.889

9

Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Việt Nam (Techcombank)

142.239

173.448

170.970

10

Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng (VPBank)

130.270

123.787

133.550

11

Ngân hàng TMCP Bưu điện

Liên Việt (Lienviet Post Bank)

77.628

110.984

128.275


12

Ngân hàng TMCP Phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)


74.542


103.299


120.537

13

Ngân hàng TMCP Xuất nhập

khẩu Việt Nam (Eximbank)

98.430

102.351

117.539

14

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

(TPBank)

39.505

55.082

70.298

15

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt

Nam (VIB)

53.303

59.260

68.377

16

Ngân hàng TMCP Bắc Á

52.895

59.156

63.415

17

Ngân hàng TMCP An Bình

(ABBank)

47.529

51.524

57.897

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM)


Như vậy, thực trạng đã cho thấy khách hàng cá nhân hiện nay đang đặt sự quan tâm hàng đầu cho yếu tố an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng. Bởi lẽ, người gửi tiền đã quan tâm nhiều hơn đến các thông tin, năng lực tài chính cũng như các rủi ro từ ngân hàng đối với tiền gửi của họ.

Đối với người có tiền gửi ít chỉ khoảng vài chục triệu đồng, họ thường không quan tâm mấy đến lãi suất ngân hàng, chỉ cần ngân hàng đó gần nhà, có nhiều chi nhánh để tiện việc rút tiền. Còn đối với những người dân có nhu cầu gửi số tiền lớn, lãi suất cao thật sự là một điểm cộng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Tuy nhiên, uy tín và độ lớn của ngân hàng vẫn được cân nhắc thận trọng.

4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân

4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu

Bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng lấy mẫu qua 2 hình thức: khảo sát trực tiếp đến từng khách hàng và khảo sát trực tuyến qua email.

Trong số 150 bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các khách hàng đang giao dịch tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM, kết quả thu được là 147 bảng trả lời, có 8 bảng bị loại do có nhiều ô bỏ trống hoặc câu trả lời không hợp lệ, còn lại 139 bảng đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, trong số 100 bảng câu hỏi gửi trực tuyến nhận được hồi đáp của 96 cá nhân. Trong số đó có 4 cá nhân bị loại, còn lại 92 phiếu khảo sát hợp lệ.

Như vậy, tổng số mẫu hợp lệ thu thập được là 231 mẫu, thỏa điều kiện kích thước mẫu phải từ 150 trở lên.

Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu mẫu khảo sát về giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp

Phân bổ theo mẫu (n = 231)

Số lượng

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

102

44,2 %


Nữ

129

55,8 %


Tổng

231

100 %

Độ tuổi

Dưới 25

5

2,2 %



Phân bổ theo mẫu (n = 231)

Số lượng

Tỷ lệ %


Từ 25-35 tuổi

92

39,8 %


Từ 35-45 tuổi

104

45,0 %


Trên 45 tuổi

30

13,0 %


Tổng

231

100 %

Mức thu nhập

Dưới 5 triệu đồng

18

7,8 %


Từ 5 - 10 triệu đồng

51

22,1 %


Trên 10 triệu đồng

162

70,1 %


Tổng

231

100 %

Trình độ học vấn

THPT

2

0,9 %


Trung cấp

2

0,9 %


Cao đẳng

4

1,7 %


Đại học

190

82,3 %


Sau đại học

33

14,3 %


Tổng

231

100 %

Nghề nghiệp

Công chức nhà nước

26

11,3 %


Nhân viên văn phòng

78

33,8 %


Kinh doanh tự do

84

36,4 %


Hưu trí

28

12,1 %


Sinh viên

9

3,9 %


Nội trợ

6

2,6 %


Tổng

231

100 %

(Nguồn: Theo phân tích của tác giả)

Từ kết quả thống kê của bảng 4.3. tác giả nhận thấy rằng:

- Về giới tính: tỷ lệ giữa nam và nữ được khảo sát không có sự chênh lệch nhiều, số lượng nam chiếm 44,2%, và nữ chiếm 55,8%.

- Về độ tuổi: chiếm tỷ lệ lớn nhất 45% là độ tuổi từ 35 đến 45, kế đến là độ tuổi 25 đến 35 chiếm 39,8%. Nhóm độ tuổi lớn trên 45 chiếm 13% và độ tuổi dưới 25 chỉ chiếm 2,2%.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí