Vai Trò Của Ngành Kinh Tế Thủy Sản Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân


trong đó có Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tôm trên toàn thế giới. Trong khi đó, tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực nuôi tôm của Cà Mau vẫn còn nhiều dư địa phát triển hơn nữa.

Giá trị sản xuất ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau năm 2016 chiếm 71,95% trong tổng giá trị sản xuất thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chiếm 57,94% so với tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản và chiếm 48,88% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Nếu tính giá trị tạo ra từ xuất khẩu tôm khoảng 20.000 tỷ/năm. Ngành tôm chi phối đến đời sống của khoảng trên 50% dân số của tỉnh (khoảng

600.000 người), ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của khoảng trên 350.000 lao động, trong đó tham gia trực tiếp hoạt nuôi tôm khoảng 300.000 lao động. Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Đối với khu vực và cả nước: Diện tích nuôi tôm của Cà Mau trên 278.000 ha, chiếm 44,6% diện tích nuôi tôm của ĐBSCL và chiếm 40,4% diện tích nuôi tôm cả nước; sản lượng tôm nuôi hàng năm khoảng 150.000 tấn, chiếm 28,8% sản lượng tôm ĐBSCL và chiếm 22,34% sản lượng tôm của cả nước; giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm khoảng 1 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Từ lợi thế có diện tích nuôi tôm lớn, với hơn 260.000 ha nuôi tôm sú theo loại hình quảng canh, quảng canh cải tiến, sản lượng tôm sú khoảng 100.000 tấn/năm, đặc biệt trong đó có gần 30.000 tấn tôm sinh thái, có chất lượng và giá trị cao (tôm - rừng, tôm - lúa), đây là thế mạnh không nơi nào có được, góp phần tạo nên thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới. Từ tiềm năng, lợi thế, giá trị tạo ra từ tôm Cà Mau, đã đóng góp quan trọng, có vai trò quyết định cho sự phát triển của ngành tôm Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai.

Hạn chế và thách thức

Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao; chưa khai thác được hết tiềm năng lợi thế sẵn có; công tác quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, nên tình trạng sản xuất tự phát vẫn còn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh.


Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi và xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Hệ thống thủy lợi đầu tư thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả do nguồn kinh phí còn hạn chế.

Công nghệ sản xuất tôm giống mặc dù có tiến bộ, nhưng giống sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu, tôm giống đảm bảo chất lượng còn rất hạn chế. Phần lớn tôm giống còn phụ thuộc các tỉnh Miền Trung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Liên kết sản xuất chậm phát triển và chưa bền vững, chủ yếu do thiếu cơ chế phù hợp, chưa hợp lý trong phân chia lợi ích và nhìn chung nông hộ chưa quan tâm, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng và thúc đẩy các hình thức liên kết phát triển. Kinh tế hợp tác chậm phát triển, hộ gia đình đang là đơn vị sản xuất chính, sản phẩm làm ra kém đồng nhất về chất lượng, sản lượng thấp, khả năng cạnh tranh yếu.

Công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư đầu vào và nguyên liệu trong

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 4

chế biến còn hạn chế. Chất lương giống, vât

tư, thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm

sinh hoc

dùng trong nuôi tôm chưa ổn định. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản

xuất thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất cải tạo môi trường trong nuôi tôm, nên giá thành sản xuất tôm còn cao, không chủ động được nguồn hàng.

Sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, biến đổi khí hậu; tình hình dịch bệnh luôn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. Chất lượng sản phẩm ngành hàng tôm còn hạn chế, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường. Ngoài ra, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất; trình độ nắm bắt kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Thị trường xuất khẩu vẫn còn gặp khó khăn, gia tăng các rào cản thương mại, kỹ thuật từ các nước nhập, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất


khẩu tôm gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ngành tôm của tỉnh, chưa có nhiều thương hiệu lớn.

Nguyên nhân

Năng lực quản lý ngành, mặc dù đã qua có nhiều nỗ lực, phấn đấu đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó còn nhiều hạn chế yếu kém, làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong chỉ đạo sản xuất.

Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được các mô hình liên kết sản xuất quy mô lớn, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc định hướng phát triển sản xuất, đầu tư và kêu gọi đầu tư, xây dựng thương hiệu và tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ còn thiếu sự liên kết hỗ trợ giữa các bên liên quan.

Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm còn lúng túng, chưa có kế hoạch cụ thể. Công tác thông tin dự báo thị trường chưa được quan tâm đúng mức nên thường hay bị động trong sản xuất và tiêu thụ, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa mất giá, làm giảm hiệu quả sản xuất.

Công tác phối hợp với một số ngành, địa phương chưa được gắn kết chặt chẽ. Chưa tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành Trung ương, các viện, trường, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp trong quản lý điều hành giữa các ngành chức năng chưa mang lại hiệu quả cao.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt bằng dân trí thấp dẫn đến việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất nhiều hạn chế.

Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngành vẫn liên tục diễn ra, nhất là vi phạm về quản lý, bảo vệ môi trường, gian lận trong chất lượng giống, vật tư, thực hiện quy hoạch, điều kiện sản xuất…


2.2. Vai trò của ngành kinh tế thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

2.2.1. Khái niệm về Thủy sản

- Hoạt động thủy sản là một khái niệm rộng, theo điều 2 của Luật Thủy Sản thì “hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” [trang 14, 27].

- Ngành Thủy sản là một ngành có tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển, do đó có thể tiếp cận việc nghiên cứu Ngành Thủy sản với những phạm vi khác nhau theo từng mặt quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất. Những công trình nghiên cứu về Ngành Thủy sản đã xuất hiện cách sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ các phạm vi nghiên cứu: Hệ thống kinh tế thủy sản; Hệ thống kỹ thuật thủy sản; Hệ thống thủy sản. Hệ thống kỹ thuật sản xuất là khái niệm liên quan đến phát triển các yếu tố lực lượng sản xuất về mặt trình độ kỹ thuật. Thuật ngữ hệ thống kinh tế thủy sản lại có nội hàm chủ yếu là quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất kinh doanh thủy sản; thuật ngữ này phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án.Thuật ngữ hệ thống thủy sản lại có nội hàm rộng (giống như khái niệm Ngành Thủy sản trong Luật Thủy sản), bao gồm các nội dung liên quan đến cả quan hệ sản xuất lẫn lực lượng sản xuất. Trong quá trình phát triển của Ngành Thủy sản, việc phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu và đối xử bình đẳng với mọi hình thức tổ chức sản xuất. Mỗi hình thức sở hữu hay tổ chức sản xuất vừa có vai trò độc lập tương đối, lại vừa có sự tác động qua lại với nhau, nương tựa và liên kết với nhau trong quá trình phát triển, tạo thành nền tảng kinh tế hay hệ thống kinh tế phù hợp biện chứng với trình độ phát triển lực lượng sản xuất của Ngành Thủy sản trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Do đó, theo tác giả có thể hiểu hệ thống kinh tế thủy sản là tổng thể quan hệ sản xuất của Ngành Thủy sản; biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, những hình thức tổ chức sản xuất, phân phối, trao đổi trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến sản phẩm thủy sản và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với Ngành Thủy sản.


2.2.2. Vai trò của ngành Thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân

Đối với xã hội

Trong cuộc sống của con người cần một lượng thực phẩm rất lớn, ngoài những động thực vật trên cạn con người đã khai thác một lượng lớn nguồn tài nguyên sống trong môi trường nước, đó là nguồn thức ăn quý của con người. Vì vậy ngành thủy sản đã tham gia vào cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Khi đời sống của con người ngày càng cao, nhu cầu thực phẩm ngày càng lớn. Ngày nay, điều đáng quan tâm trong bữa ăn hàng ngày là người dân có xu hướng thiên về sử dụng thực phẩm ít béo. Các sản phẩm của ngành này lại có khả năng đáp ứng được yêu cầu này. Đây là nguồn cung cấp protein chính cho con người. Trong tiêu dùng thực phẩm hiện nay, thủy sản chiếm 15% protein từ động vật. Trong tổng lượng thủy sản tiêu thụ hàng năm, khoảng 71% được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho nhu cầu ăn của con người. Phần còn lại chủ yếu được dùng làm dầu cá và bột cá.

Hiện nay, người Việt Nam sử dụng thủy sản ước tính ở mức khoảng 50%, trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 30%. Vào năm 2016 mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bình quân là 14,9 kg/người, riêng cá trên 8 kg. So với mức tiêu thụ các sản phẩm khác thì mức tiêu thụ loại sản phẩm thủy sản cao hơn. Hiện nay, khi các dịch bệnh ở gia cầm và gia súc ngày càng nhiều thì nguồn thức ăn từ thủy sản càng đóng vai trò quan trọng.

Như vậy, sản phẩm của ngành thủy sản đang ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với nhu cầu đời sống của xã hội.

Đối với các ngành kinh tế

Nông nghiệp:

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và phân bón cho trồng trọt.

Trong thực tế cho thấy những sản phẩm phụ của ngành được sử dụng làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và tôm cá trong các ao đầm. Các loại rong biển có giá trị cao được dùng để bón ruộng rất tốt. Theo số liệu thống kê của FAO, sản phẩm thủy sản giành cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% sản lượng khai thác được.


Công nghiệp:

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, hóa chất…

Các sản phẩm của ngành như mực khô, cá hộp, tôm đông lạnh, tôm chua rất được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng và nhờ khâu chế biến, bảo quản mà các sản phẩm đó được sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Hiện nay ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển. Vì vậy, cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản là yếu tố không thể thiếu để duy trì và phát triển sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Với ngành công nghiệp dược phẩm: một số loại thủy sản nuôi trồng là nguồn nguyên liệu để chế biến ra một số loại thuốc có giá trị như: dầu cá (thuốc chế biến từ gan cá nhám), thuốc chế biến từ vỏ bào ngư, ngọc trai…Đặc biệt một số loại rong dùng làm vỏ bọc của một số loại thuốc. Ngoài ra một số vitamin A, B1, B2, D…được làm từ một số sản phẩm của thủy sản.

- Với ngành công nghiệp hóa chất: các nguyên liệu từ thủy sản như: vỏ tôm, cua chế biến ra Kitin dùng nhiều trong sản phẩm phim ảnh, rau câu và các loại phụ gia khác có thể chế biến ra xà phòng.

- Với ngành mỹ nghệ: một số sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản là nguyên liệu cho ngành mỹ nghệ như: vỏ Vẹm xanh dùng làm khảm xà cừ, ngọc trai dùng làm đồ trang sức hay trang trí cho một số loại nội thất sang trọng…

Đối với xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động nhằm thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các sản phẩm ngành thủy sản làm phong phú, đa dạng các mặt hàng xuất khẩu; mặt hàng của ngành ngày càng được xuất khẩu rộng rãi và ưa chuộng trên thị trường, đem lại nguồn thu từ xuất khẩu lớn.

Bên cạnh đó, ngành NTTS ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo ra một nguồn vốn tích lũy lớn đầu tư cho ngành và các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, ngành thủy


sản cùng với các ngành kinh tế khác tham gia tích cực vào vấn đề củng cố an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

2.2.3. Đặc trưng của ngành Thủy sản

Ngành thủy sản có những đặc trưng tương tự của ngành nông nghiệp. Nhưng với tính chất đặc thù của nguồn nhân lực, do vậy ngành NTTS có những đặc trưng riêng phân biệt với ngành nông nghiệp.

Thứ nhất, đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là các sinh vật sống trong nước.

Thứ hai, tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản là thủy vực.

Thứ ba, trong nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó ngành nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ rất rõ rệt.

Thứ tư, NTTS phát triển rộng và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác.

2.3. Tổng quan nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của D’Souza, G., Cyphers, D., & Phipps, T. (1993) với đề tài “Factors affecting the adoption of sustainable agricultural practices” nhằm phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các thực tiễn nông nghiệp bền vững. Tác giả sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các thực tiễn nông nghiệp bền vững tại Virginia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố có tác động đến áp dụng các thực tiễn nông nghiệp bền vững bao gồm: Độ tuổi, trình độ học vấn, nguồn nước, thời gian nuôi trồng, doanh thu, Chương trình nông trại của chính phủ, lao động, Nợ/tài sản.

Nghiên cứu của Staples và Chesson (2000) với đề tài “The FAO guidelines for the development and use of indicators for sustainable development of marine capture fisheries and an Australian example of their application”. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng phát triển bền vững thủy sản là phát triển trong sự hợp lý


về sinh thái, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ngành thủy sản qua các khía cạnh như: (1) Về kinh tế; (2) Về xã hội; (3) Về sinh thái; (4) Về quản trị.

Anthony, C., (2001) với nghiên cứu “Sustainable fishery system”. Trong nghiên cứu này Anthony khái quát những khía cạnh phân tích PTBV ngành thủy sản dựa vào bốn yếu tố chính là (1) bền vững về kinh tế, (2) bền vững về xã hội, (3) bền vững về môi trường và (4) bền vững về thể chế.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

Lâm Văn Mẫn (2006) với luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2015”, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM. Luận án tập trung nghiên cứu ngành Thủy sản Việt Nam nói chung vàĐồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Trên cơ sở những lý luận khoa học, thực tiễn, hệ thống giải pháp được xây dựng theo 03 nội dung bao gồm: khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, trong đó quan tâm chú trọng đến việc gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội của ngành thủy sản. Nghiên cứu tiếp tục đề xuất một hệ thống giải pháp chung có tính chất hỗ trợ cho toàn ngành, bao gồm: định hướng đầu tư vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực và cơ chế quản lý. Để những giải pháp trên thực hiện được, đề tài đã đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương và các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, phạm vi luận án khá rộng và thời gian khá lâu, chính vì thế các giải pháp đều lạc hậu, chưa đáp ứng những yêu cầu của quá trình phát triển bền vững ngành thủy sản.

Nguyễn Kim Phúc (2011) với luận án tiến sĩ “Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam”, Trường đại học kinh tế quốc dân. Luận án nghiên cứu tổng quan lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này thực hiện trên phạm vi cả nước, đánh giá thực trạng và những giải pháp được đề xuất một cách tổng quát. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng biệt của một tỉnh cực nam Tổ quốc

Ngày đăng: 29/02/2024