Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 2


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 21

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 23

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức 40

Hình 5.1: Mối liên hệ giữa các nhân tố trong việc NTTS 45



Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngành Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn. Bên cạnh đó, ngành có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các sản phẩm thủy sản của nước ta trong quá trình xuất khẩu đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, năm 2016 vừa qua là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt taị

các tỉnh ĐBSCL trong những tháng đầu năm. Tình hình hạn, xâm nhâp

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 2

mặn đã làm

cho tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong đó, Cà Mau, Kiên Giang, Bac

Liêu là

ba tỉnh chiu

ảnh hưởng bởi han

hán và xâm nhâp

măn

năng nề nhất. Riêng Cà Mau

diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 155.890 ha. Bên canh đó, chất lượng, giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định; hạ tầng sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Biến đổi

khí hậu và nước biển dâng đươc

dự báo còn nhiều diễn biến phức tap

và khó lường,

thiên tai như: bão, lũ lụt, han

hán… không còn theo quy luât, cường độ và tần suất

ngày môt

tăng lên, đã và đang có tác đông tiêu cưc

đến NTTS (nuôi trồng thủy sản)

của người dân.

Cà Mau với diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 khoảng 301.509 ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 282.828 ha, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi thủy sản (đặc biệt là tôm) lớn nhất cả nước. Cà Mau cũng khẳng định thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/năm. Cũng nhờ con tôm đã giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giả, nhiều vùng quê khởi sắc, KT-XH không ngừng phát triển… Nhờ chính sách đa dạng các mô hình nuôi tôm đã giúp tỉnh Cà Mau ổn định sản lượng tôm nuôi khoảng 139.000 - 147.000 tấn/năm, cung ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản. Mặt


được là vậy, nhưng gần đây diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu, tình hình hạn mặn gay gắt... và Cà Mau là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất. Cho nên, để phát triển ngành NTTS thì Cà Mau phải tìm hướng đi mới phù hợp với điều kiện hiện nay.

Tỉnh Cà Mau chưa xây dưng đươc các thương hiệu thủy sản đặc trưng của

vùng, đăc

biêṭ là viêc

xây dưng và bảo hô ̣thương hiêu

tâp

thể. Hầu hết sản xuất trên

các lĩnh vực phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu tính liên kết, hợp tác. Nguồn nguyên liệu sản xuất vẫn còn tự phát và không ổn đinh, tình trạng dịch bệnh thường xảy ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vẫn còn hạn chế, chất lượng các sản phẩm thủy sản nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản tại Cà Mau chưa cao. Nhìn chung, quá trình phát triển ngành thủy sản tại địa phương trong thời gian qua còn thiếu tính bền vững về môi trường, tự nhiên và các vấn đề kinh tế xã hội nghề cá.

Để đạt những nội dung nêu trên đòi hỏi ngành NTTS sản tỉnh Cà Mau cần tìm kiếm những phương pháp phát triển phù hợp hơn. Do vậy việc xây dựng định hướng phát triển lâu dài đối với ngành NTTS Cà Mau là việc làm cần được đặc biệt quan tâm. Chính vì thế tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung


Đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau; tìm ra cácnhân tố cótác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển để phân tích thực trạng ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


- Phân tích và đánh giá những yếu tố có tác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020.

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đơn vị khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu này là những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS.

- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tình hình phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Đơn vị khảo sát thu thập dữ liệu: Hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

1.4. Ý nghĩa đề tài

1.4.1. Ý nghĩa khoa học


Nghiên cứu hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành NTTS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Từ đó, lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống những yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS tại tỉnh Cà Mau.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Xác định và đánh giá các nhân tố có tác động đến PT ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, qua đó có cơ sở định hướng nhằm phát triển ngành NTTS tại Cà Mau. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm PT ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý và các hộ NTTS tham khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến lược, mục tiêu phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

1.5. Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu thì bao gồm 5 chương với nội dung chính như sau:


Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3:Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau

2.1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý

Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc. Diện tích 5.211 km2, bằng 1,58% diện tích cả nước và bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bán đảo, tiếp giáp cả biển Đông và biển Tây, chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước (bờ biển Đông dài 107 km, bờ biển Tây dài 147 km), diện tích ngư trường rộng trên 80.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Có nhiều cụm đảo: Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông thuộc biển Tây, Hòn Khoai thuộc biển Đông. Cà Mau tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc, tỉnh Bạc Liêu ở phía Đông, còn lại là tiếp giáp với biển.

Đất đai và địa hình

Về đất đai:

Đất ở Cà Mau được phân loại thành 6 nhóm. Trong đó, 91,41% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là đất phèn và đất mặn, nhóm đất phèn chiếm diện tích lớn nhất là 268.843 ha (50,77%), kế đến là nhóm đất mặn chiếm 215.135 ha (40,63%). Các nhóm đất than bùn phân bố dưới rừng tràm ở vùng trũng U Minh, đất bãi bồi, đất cát phân bố ở ven bờ biển và đất đỏ vàng phân bố ở ngoài các cụm đảo chỉ chiếm diện tích nhỏ (khoảng 4,30%), 4,29% diện tích còn lại là sông rạch. Điều kiện đất đai tỉnh Cà Mau khá phù hợp cho việc phát triển nuôi tôm nói riêng và nuôi các loài thủy sản nước lợ nói chung.

Về địa hình

Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch. Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao bình quân từ 0,5 m đến 1,5 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, đây là điều kiện vừa có mặt thuận lợi cũng vừa có mặt bất lợi cho phân bổ nguồn nước cho phát triển sản xuất, trong


đó có nuôi tôm của tỉnh. (Báo cáo tổng kết dự án Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045)

Thủy văn

Cà Mau chịu tác động trực tiếp của hai chế độ thủy triều: Bán nhật triều không đều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nên phần lớn diện tích đất liền của tỉnh đã bị nhiễm mặn và chế độ thủy triều rất phức tạp.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Cà Mau là một trong 5 tỉnh của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và là một trong ba tỉnh dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Cà Mau là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề.

Gây xói lở bờ biển và sạt lở bờ sông: Cả hai bờ biển Đông và Tây tình hình xói lở xảy ra rất nghiêm trọng, tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 20-30 m, với chiều dài đến vài chục kilomet, làm mất rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt một số đoạn đã lở đến đê. Tỉnh phải tổ chức cứu hộ đê khẩn cấp trên rất nhiều khu vực, tốn kém kinh phí khá lớn. Nếu không có những giải pháp hợp lý, thậm chí Mũi Cà Mau có khả năng mất cả biểu tượng và cột mốc Quốc gia do sạt lở. Trên các tuyến sông lớn tình hình sạt lở cũng diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại lớn đến tài sản, đời sống và tình hình sản xuất của người dân.

Về xâm nhập mặn: Do ảnh hưởng của nắng hạn, tình hình xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng. Hàng năm, vào cao điểm mùa khô, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, tất cả các tuyến sông rạch độ mặn tăng cao, bình thường từ 20-30‰, đặc biệt vào mùa khô năm 2016, do ảnh hưởng của El Nino nên độ mặn tăng lên đến 40- 45‰. Độ mặn trên các tuyến sông tăng cao nên việc thay đổi nước cho ao, đầm nuôi tôm không thể thực hiện, gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi tôm của tỉnh.

Về điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá hiện hành): Đạt 44.696,94 tỷ đồng; trong đó: Khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 13.705,91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,66%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 11.382,28 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,47%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 17.892,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,03%; thuế sản phẩm đạt 1.716,03 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,84%. (Cục Thống kê Cà Mau).

GRDP bình quân đầu người giai đoan 2009 – 2015 tăng 7,62%/năm (từ 1.030

USD/người/năm lên 1.600 USD/người/năm). Tuy nhiên, thu nhâp binh̀ quân đầu người

của tỉnh vẫn ở ́ c thấp so vớ i măṭ bằng chung cả nước, năm 2015 GDP bình quân đầu người của cả nước đaṭ 2.300 USD.

Trong ngành thủ y sản thì nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đaọ , chiếm 77% cơ cấu ngành (chủ yếu từ nuôi tôm), khai thác thủ y sản chiếm 17%, dic̣ h vu ̣ thủ y sản chiếm 6%.

Về xã hội


Dân số tỉnh Cà Mau năm 2015 là 1.218.821 người: Trong đó nam có 615.846 người (50,52%) và nữ có 612.975 người (49,48%). Có 709.835 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tốt nghiệp Cao đẳng trở lên: 17.198 người, tốt nghiệp trung cấp, dạy nghề: 42.802 người, đào tạo nghề: 133.965 người, lao động phổ thông: 649.835 người (theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Cà Mau 2011-2020). Chất lượng lao động qua đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng của nhà tuyển dụng.

Kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

Thủy lợi

Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có nhiều kênh trục lớn, và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2, kênh nội đồng, tạo nên mạng lưới sông ngòi dày đặc nối thông với nhau và thông ra biển, thuận lợi cho việc cấp, thoát nước phục vụ cho phát triển sản xuất. Về quy hoạch thủy lợi của tỉnh, chia thành hai vùng sản xuất có hệ sinh thái đặc trưng như sau:

Ngày đăng: 29/02/2024