Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 6


bổ trợ. Việc thay đổi tích cực trong các hoạt động của thủy sản ảnh hưởng đến lao động nghề cá, ngư dân, những người nuôi trồng thủy sản.

Đối với môi trường, khoa học công nghệ phát triển tác động một cách tích cực trong việc cải thiện môi trường thông qua một số khía cạnh như: giảm ô nhiễm trong môi trường nuôi trồng, giảm thiểu phế thải, rác thải trong công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa phương thức đánh bắt có lợi hơn cho môi trường, từ đó góp phần duy trì và bảo vệ tính bền vững của hệ sinh thái của từng khu vực.

2.5.4. Yếu tố tổ chức và quản lý

Cũng phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố này đến 3 khía cạnh của PT của thủy sản gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường, tổ chức và quản lý có tác động mạnh mẽ hơn cả đến khía cạnh xã hội và môi trường dưới những hình thức sau:

Về hiệu quả xã hội, hoạt động tổ chức và quản lý nhà nước của trung ương hay địa phương có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thủy sản. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo UBND các địa phương về lịch thời vụ, cải tạo ao đầm, quản lý môi trường, dịch bệnh, chăm sóc đối tượng nuôi, tập trung vào các đối tượng có giá trị và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức và quản lý nhà nước tác động vào tất cả các phương diện, khía cạnh của thủy sản như nuôi trồng, khai thác, chế biến, hậu cần dịch vụ nghề cá. Nó tác động trực tiếp đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng, hoạt động xuất nhập khẩu, cam kết quốc tế, an toàn và an ninh quốc gia trong việc quy định tiêu chuẩn, tải trọng tàu thuyền hoạt động đánh bắt các vùng biển. Ngoài ra, chính sách, định hướng của nhà nước còn tác động đến các mảng lĩnh vực khác như hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm, định hướng người lao động, đồng thời là căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội. Hầu hết các địa phương đã và đang thực hiện một số nội dung quy định trong Luật Thủy sản như quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ- CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh; công bố các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá trên địa bàn


có đủ điều kiện theo quy định; phân bổ số lượng tàu cá đóng mới, nâng cấp cho UBND các huyện, thị xã ven biển; xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng được vay vốn đóng mới tàu cá. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, giám sát thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc tại vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ. Chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư, Thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương thực hiện công tác quản lý khai thác, quản lý tàu cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Các quy định của nhà nước là căn cứ quan trọng trong những nỗ lực xây dựng các tiêu chuẩn, định hướng về môi trường đối với thủy sản của từng địa phương. Ngoài ra, tổ chức và quản lý ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện công tác chống hạn, chống ngập úng quyết liệt với nhiều biện pháp đồng bộ như: nạo vét, khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu; làm thủy lợi mùa khô; kiểm tra các công trình tưới, tiêu phát hiện hư hỏng và kịp thời sửa chữa; đắp đập tạm tạo nguồn nước, đóng âu và cống để ngăn mặn giữ ngọt, kiểm soát chặt chẽ độ mặn, đảm bảo nước tưới; có biện pháp xử lý nhiễm mặn kịp thời ở các vùng triều, tổ chức điều hòa, phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo tốt các điều kiện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Những quy định của nhà nước sẽ là căn cứ để xác định tiêu chuẩn hệ sinh thái của địa phương, từ đó, đề ra giới hạn khai thác tại các khu vực nhất định. Bên cạnh đó, từ những lợi thế, định hướng của hoạt động quản lý nhà nước, đề xuất loại con giống nuôi trồng, phát triển đồng loạt tại địa phương. Quản lý nhà nước cũng tác động đến việc quy định phương thức đánh bắt trên từng khu vực, trữ lượng tối đa, giới hạn cho phép trong hoạt động đánh bắt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Có thể nói, yếu tố tổ chức và quản lý có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển mọi mặt thủy sản của địa phương. Chính vì vậy, những nhận định và tầm nhìn của những người làm chính sách có ảnh hưởng đặc biệt đến sự PT của các ngành nghề nói chung và thủy sản nói riêng tại các địa phương.


Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 6

2.5.5. Yếu tố quốc tế

Về lợi ích kinh tế, yếu tố quốc tế tác động chủ yếu đến lĩnh vực kinh tế. Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sân chơi WTO thì cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu thủy sản sẽ càng được mở rộng. Thị trường thế giới khổng lồ là cơ hội để các địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, từ đó, địa phương có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu.

Để gia nhập thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có cơ hội tiếp thu sự tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới vào hoạt động nuôi trồng, chế biến và kinh doanh của mình. Những bước tiến nhảy vọt trong khoa học công nghệ sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản đã tạo cho các doanh nghiệp của ngành này có thể nhanh chóng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có thể vượt qua những rào cản về kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường của các nước nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU… để thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị phần, đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường các nước này.

2.6. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu của Joel Harmon (2009), Kris Law (2010), Kent Fairfield, Joel Harmon, Scott Behson (2011), Jun Ma (2012), Lou Tessier, Helmut Schwarzer (2013), Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013),tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau bao gồm các yếu tố: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Chính sách; (3) Con người; (4) Kỹ thuật; (5) Thị trường.


Con người

Điều kiện tự nhiên

Chính sách


Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

Kỹ thuật

Thị trường


Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: tác giả tự nghiên cứu


Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Nhân tố điều kiện tự nhiên có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H2: Nhân tố chính sách Nhà nước có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.


- Giả thuyết H3: Nhân tố con người có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H4: Nhân tố kỹ thuật có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H5: Nhân tố thị trường có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.


Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Hiệu chỉnh thang đo

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết đề nghị về phát triển ngành nuôi trồng

thủy sản

Nghiên cứu định tính (Xây dựng thang đo)

Thang đo chính thức

3.1. Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu định lượng (Kiểm định thang đo)



Cronbach’s alpha



Nhân tố khám phá EFA



Kiểm định hồi quy bội


Kết luận và hàm ý cho phát triển ngành NTTS

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tự nghiên cứu


Trong quá trình tiến hành kiểm định mô lý thuyết, từ các thông tin thu thập được, quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước. Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

Bước 2: Từ kết quả điều tra, dữ liệu được đưa vào phân tích thành phần chính thông qua đó loại bỏ đi những biến không quan trọng và xác định được cấu trúc của những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Kết quả của bước này cho phép xác định những trị số tương ứng của các biến tổng hợp (nhân tố) để sử dụng trong bước phân tích tiếp theo. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bước 3: Từ kết quả phân tích thành phần chính, vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Các biến tổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng với một biến phụ thuộc từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy.

3.1.1. Nghiên cứu khám phá

Nghiên cứu thăm dò, khám phá dùng nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các biến quan sát dùng đo lường khái niệm nghiên cứu. Trước tiên, tác giả sẽ chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tạitỉnh Cà Mau với nội dung tập trung về vấn đề nghiên cứu phát triển ngànhnuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử năm hộ nuôi trồng thủy sản ngẫu nhiên ở Cà Mau để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về phát triểnngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, các mong muốn của họ đối với ngành nuôi trồng thủy sản.


Bảng câu hỏi trình bày các phát biểu chính thức liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngànhnuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau bao gồm các biến quan sát của các biến độc lập, biến phục thuộc. (Xem thêm bảng câu hỏi khảo sát tại phụ lục 1).

3.1.2. Nghiên cứu chính thức


Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là nghiên cứu theo chiều rộng, lượng hóa và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu này được dùng để tìm mối tương quan giữa các nhân tố và từ đó đề xuất các giải pháp cho nhà quản trị. Nghiên cứu sử dụng chương trình phân tích thống kê SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định tính; sử dụng phương pháp phân tích khám phá EFA để xác định các nhân tố mới trong mô hình, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, chạy hồi quy để tìm ra mối tương quan giữa các nhân tố lên phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp định tính


Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, phỏng vấn sâu là một phương pháp thích hợp nhằm đạt được sự gần gũi về thể chất và tâm lý, quan sát trực tiếp (Yin, 2009). Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Phỏng vấn chuyên sâu hay còn gọi là phỏng vấn cá nhân cho phép người làm nghiên cứu có thể thảo luận những vấn đề cá nhân hay những vấn đề nhạy cảm, có thể tiếp xúc với nhiều loại đối tượng khác nhau để tìm được những thông tin làm nền tảng cho việc thảo luận với một nhóm đối tượng rộng hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024