Nghiên cứu định tính được thự hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp phỏng vấn sâu năm hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản trong năm 2017.
Nội dung nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và kỹ thuật phỏng vấn thử năm hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản.
Tác giả tiến hành thảo luận nhóm gồm năm hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sảncụ thể địa điểm là tại hai đơn vị: huyện Đầm Dơi và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Các câu hỏi mở với nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu (Bảng câu hỏi khảo sát tại phụ lục 1) và thang đo, từ đó lấy ý kiến về các yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến phát triển nuôi trồng thủy sản.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, những biến độc lập không phù hợp đã được loại bỏ và kiểm tra mối quan hệ với biến phụ thuộc. Cụ thể: kết quả cho thấy hộ (cơ sở) đều đồng ý với các biến quan sát mà tác giả đã đề cập trong bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước (Bảng câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 1) gồm 6 yếu tố với 30 biến có ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, kết quả của nghiên cứu này là nhằm mục đích xây dựng bảng khảo sát sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp định lượng
Đối với nghiên cứu này, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi liên quan phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đơn vị được khảo sát ở nghiên cứu này là các hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau.
Tác giả sẽ khảo sát sơ bộ trước nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi đã được thiết kế cho hợp lý. Sau đó tiến hành khảo sát chính thức với bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh trước đó. Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert với 05 mức độ đánh giá khác nhau. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi tập trung vào nhân tố phát triển ngành NTTS sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể chấp nhận được giúp tiết kiệm thời gian thực hiện.
Theo Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Và theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 50 quan sát. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005). Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng (Bollen 1989) mô hình khảo sát trong luận văn dự kiến gồm 6 nhân tố độc lập với 30 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 30x5=150 mẫu trở lên.Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=300 nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
Kết quả thu được từ các phiếu khảo sát sẽ được sàng lọc và phân tích định lượng.
Quá trình nghiên cứu được trình bày chi tiết ở phần quy trình nghiên cứu phía trên.
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi hoàn tất việc thu thập, các bảng khảo sát sẽ được rà soát lại để loại bỏ những khảo sát không đạt yêu cầu, sau đó sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch thông qua sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Trước tiên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các công cụ thống kê mô tả của phần mềm SPSS 20.0 để thông qua việc đo lường các đại lượng như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn… nhằm tóm tắt dữ liệu, đặc điểm của những hộ(cơ sở) được phỏng vấn. Sau đó, tác giả tiến hành sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, loại bỏ các biến không phù hợp và tiến hành phân tích EFA đối với các biến tốt, các biến này nếu đạt sẽ tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định sự tương quan giữa các biến với nhau và kiểm định độ phù hợp của mô hình. Sau khi hoàn tất quá trình này,
tác giả tiến hành đánh giá tác động của những đặc điểm liên quan đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3.3.3. Xây dựng thang đo
Trên cơ sở các nghiên cứu của Joel Harmon (2009), Kris Law (2010), Kent Fairfield, Joel Harmon, Scott Behson (2011), Jun Ma (2012), Lou Tessier, Helmut Schwarzer (2013), Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos và Raveendranath Ravi Nayak (2013).
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau được đo lường bằng 30 biến. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1: Rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: Bình thường, 4: đồng ý và 5: Rất đồng ý. Đặc điểm của thang đo này là thang đo định lượng. Nghiên cứu dựa trên điểm đánh giá các tiêu chí để tiến hành các phân tích thống kê. Bài nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo các yếu tố: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Chính sách; (3) Con người; (4) Kỹ thuật; (5) Thị trường.
Căn cứ vào mô hình đã được thiết kế ở phần trên, tác giả đã thiết kế bộ công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi (phiếu khảo sát) để đo lường các biến số phục vụ phân tích mô hình.
Bảng 3.1: Thang đo nhân tố tác động đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Mã hóa | Nội dung | |
A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN | ||
1 | ĐK1 | Đất, nguồn nước thích hợp phát triển NTTS tại địa phương |
2 | ĐK2 | Khí hậu phù hợp phát triển NTTS tại địa phương |
3 | ĐK3 | Vị trí địa lý phù hợp phát triển NTTS tại địa phương |
4 | ĐK4 | Cà Mau ít chịu ảnh hưởng của hạn hán và lũ lụt nên phù hợp phát triển NTTS. |
5 | ĐK5 | Tình hình xâm mặn không tác động nhiều đến phát triển nuôi |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Ngành Kinh Tế Thủy Sản Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Tổng Quan Về Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 6
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Các Biến Độc Lập
- Nhận Xét Về Phát Triển Ngành Ntts Trên Địa Bàn Tỉnh Cà Mau
- Thông Tin Về Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
trồng thủy sản | ||
6 | ĐK6 | Đất chua phèn tại Cà Mau ít tác động đến phát triển nuôi trồng thủy sản |
B. CHÍNH SÁCH | ||
7 | CS1 | Hộ (cơ sở) được hỗ trợ chính sách và xúc tiến đầu tư NTTS từ địa phương và trung ương. |
8 | CS2 | Hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi tác động tốt tới NTTS từ địa phương và trung ương. |
9 | CS3 | Thực hiện chính sách miễn giảm thuế tác động tới NTTS từ địa phương và trung ương. |
10 | CS4 | Có chính sách hỗ trợ khi gặp thiên tai, dịch bệnh. |
C. NHÂN TỐ CON NGƯỜI | ||
11 | CN1 | Lao động của hộ (cơ sở) có trình độ học vấn phù hợp với ngành nghề. |
12 | CN2 | Lao động của hộ (cơ sở) có nhiều năm kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản. |
13 | CN3 | Lao động của hộ (cơ sở) có hiểu biết về nuôi trồng thủy sản. |
14 | CN4 | Lao động của hộ (cơ sở) có tích cực trong quá trình làm việc. |
D. KỸ THUẬT | ||
15 | KT1 | Công tác khuyến ngư tại địa phương được nhiều sự quan tâm. |
16 | KT2 | Hộ (cơ sở) được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào quá trình nuôi trồng thủy sản. |
17 | KT3 | Địa phương thường xuyên tổ chức cho hộ (cơ sở) buổi tập huấn kỹ thuật về NTTS. |
18 | KT4 | Công tác phòng ngừa dịch bệnh được chính quyền địa phương quan tâm. |
19 | KT5 | Cung ứng và chất lượng con giống tại địa phương nhìn chung khá tốt. |
KT6 | Chất lượng thức ăn được hộ (cơ sở) NTTS quan tâm. | |
21 | KT7 | Cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh được hộ (cơ sở) NTTS và chính quyền địa phương xem trọng. |
22 | KT8 | Cung ứng vật tư khử trùng hồ đâm nuôi được các hộ (cơ sở) và chính quyền địa phương xem trọng. |
E. THỊ TRƯỜNG | ||
23 | TT1 | Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. |
24 | TT2 | Giá cả con giống tại địa phương ổn định. |
25 | TT3 | Giá cả vật tư phục vụ nuôi trồng tại địa phương ổn định. |
26 | TT4 | Thị trường yêu cầu cao về chất lượng các sản phẩm thủy sản. |
27 | TT5 | Hộ (cơ sở) không gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. |
F. PHÁT TRIỀNNGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN | ||
28 | PT1 | Tăng trưởng doanh thu theo mong muốn của hộ (cơ sở). |
29 | PT2 | Lợi nhuận đạt được như ý muốn của hộ (cơ sở). |
30 | PT3 | Thị phần ổn định và được mở rộng theo mong muốn của hộ (cơ sở). |
Nguồn: Tác giả đề xuất
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: đề tài sử dụng số liệu từ báo cáo về ngành thủy sản tại Cà Mau, các sở, ban ngành có liên quan. Các báo cáo hằng năm và các nguồn dữ liệu khác có liên quan từ sách báo, tạp chí, Internet.
- Dữ liệu sơ cấp: đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, tức là chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu sơ cấp. Đối tượng phỏng vấn là các nông hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau. Mẫu dự kiến thu thập là 300 mẫu quan sát vì cỡ mẫu này đủ lớn đảm bảo tính suy rộng cho tổng thể.
3.4.2. Kích thước mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu
Để đảm bảo tính khả thi cao trong khảo sát, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát 300 phiếu và thu về là 290 phiếu trả lời hợp lệ. Với quy trình thực hiện như trên thì nghiên cứu này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu cho phân tích nhân tố.
3.4.3. Công cụ thu thập dữ liệu
Công cụ sử dụng để thu thập dữ liệu là phiếu điều tra dựa trên mô hình Kovach (1987). Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ từ “Rất không đồng ý” tới “Rất đồng ý”.
Phiếu điều tra gồm 5 nhân tố với 27 biến quan sát độc lập và 01 nhân tố với 03 biến quan sát phụ thuộc nhằm thu thập ý kiến của các hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau.
3.4.4. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn sẽ bao gồm 300 phiếu khảo sát thực hiện trên các hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau. Quy mô mẫu này đủ để đảm bảo tính tin cậy khi áp dụng các phân tích định lượng cần thiết.
3.4.5. Quy trình thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện bằng việc thu thập trực tiếp tại các hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau. Phiếu điều tra được xây dựng ngắn gọn để đảm bảo thu được số phiếu trả lời nhiều nhất.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả mẫu
Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 300 phiếu, điều tra những hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau, thu về là 297 phiếu. Sau quá trình kiểm tra và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, có 7 phiếu bị loại ra. Chính vì thế tổng số đưa vào nghiên cứu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 là 290 phiếu.
Bảng 4.1:Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát
TẦN SỐ | TỶ LỆ (%) | |
ĐỘ TUỔI | ||
Dưới 25 | 11 | 3.8 |
Từ 25-30 | 64 | 22.1 |
Từ 30 - 40 | 71 | 24.5 |
Từ 41-50 | 139 | 47.9 |
Trên 50 | 5 | 1.7 |
GIỚI TÍNH | ||
Nam | 256 | 88.3 |
Nữ | 34 | 11.7 |
TRÌNH ĐỘ | ||
Dưới THCS | 68 | 23.4 |
THCS - THPT | 199 | 68.6 |
Trung Cấp - Cao đẳng | 7 | 2.4 |
Đại học - Sau đai hoc | 16 | 5.5 |
VỐN | ||
Dưới 100 triệu | 215 | 74.1 |
Từ 100- dưới 500 triệu | 74 | 25.5 |
Từ 500 triệu trở lên | 1 | .3 |
VỐN VAY | ||
0 | 199 | 68.6 |
65 | 22.4 | |
Từ 30 - dưới 50 triệu | 19 | 6.6 |
Từ 50 triệu -100 triệu | 2 | .7 |
Trên 100 triệu | 5 | 1.7 |
DIỆN TÍCH | ||
Dưới 01 ha | 43 | 14.8 |
Từ 1 ha-5 ha | 234 | 80.7 |
Trên 5ha | 13 | 4.5 |
LAO ĐỘNG | ||
1 | 47 | 16.2 |
2 | 148 | 51.0 |
3 | 56 | 19.3 |
4 | 34 | 11.7 |
5 | 3 | 1.0 |
6 | 2 | .7 |
Tổng | 290 | 100.0 |
“Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017”
Kết quả khảo sát của tác giả về độ tuổi các hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau có thể thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là các hộ (cơ sở) có độ tuổi từ 41-50 tuổi với 47,9%, các hộ từ 30-40 tuổi chiếm 24,5%, từ 25-30 tuổi chiếm 22,1%. Nhìn chung các hộ (cơ sở) tại tỉnh Cà Mau có độ tuổi trung bình khá cao qua đó họ có nhiều kinh nghiệm trong qua trình nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đảm bảo tính chính xác của mẫu nghiên cứu.
Về giới tính chiếm tỷ lệ cao nhất là nam giới với 88,3% kết quả khảo sát, điều này phù hợp với tình hình thực tiễn đối với các hộ (cơ sở) NTTS tại tỉnh Cà Mau.
Về trình độ chiếm tỷ lệ cao nhất là các chủ hộ (cơ sở) có trình độ THCS - THPT với 68,6% kết quả khảo sát, dưới THCS chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 23,4%. Nhìn chung trình độ của các hộ (cơ sở) NTTS tại tỉnh Cà Mau chưa cao, chính vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành thủy sản tại địa phương.