Tổng Quan Tình Hình Bệnh, Sử Dụng Thuốc Và Hóa Chất Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

trong quá trình đông máu vì nó dễ tan để giải phóng men Thronbokinaza có tác dụng biến fibrinogen thành fibrin (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

Đặc tính lý hóa học của máu: máu cá có tỉ trọng bình quân 1,032- 1,051 (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Độ dẫn điện cá nước ngọt thấp hơn so với động vật bậc cao và áp suất thẩm thấu biến động tùy lòai (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

2.3 Một số nghiên cứu về huyết học ở cá


Benli và Yildiz (2004) đã có nghiên cứu là có sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học của cá rô phi nhiễm Edwardsiella tarda. Theo Ueda et al. (2001) nghiên cứu thành phần các loại huyết cầu cá rô phi (Oreochromis niloticus) cho biết ở cá rô phi có các loại huyết cầu tương tự ở người gồm hồng cầu, tiểu cầu và các loại bạch cầu. Tác giả mô tả chi tiết hình dạng, cấu tạo và chức năng của các loại huyết cầu cá rô phi. Nghiên cứu về huyết học ở cá trê trắng (Clarias batrachus) tác giả cho biết có 5 lọai tế bào máu tham gia vào vòng tuần hoàn máu gồm hồng cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và tế bào lympho (Chinabut et al., 1991). Trong khi đó, Hrubec et al. (2000) đã đưa ra những số liệu cụ thể về kích thước và số lượng từng lọai huyết cầu cá rô phi lai (Oreochromis hybrid). Cá Trắm cỏ bị nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila thì số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng lên. Kích thước tế bào hồng cầu cá bệnh nhỏ hơn cá bình thường. So với cá khỏe bình thường, tỷ lệ các bạch cầu dạng basophil, neutrophil, bạch cầu monocyt, bạch cầu lymphocyt trong máu đều thay đổi. Hiện tượng tăng bạch cầu lymphocyt cho thấy vai trò của tế bào lympho trong hoạt động bảo vệ cơ thể (Lưu Thị Dung, 2000). Khi sử dụng Basudin ở nồng độ 3,7mg/l đối với cá chép và cá mè vinh và 3,5mg/l đối với cá rô phi thì tỉ lệ huyết cầu đều tăng so với đối chứng được thí nghiệm trong bể kính và bể ximăng tại thời điểm 12 giờ, ngòai ra thể tích hồng cầu trung bình của đối tượng thí nghiệm đều giảm và tỉ lệ với nồng độ thuốc (Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Theo Murty (1988) lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu lươn ở các nghiệm thức thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng, và mức gia tăng vẫn giữ cao thậm chí khi lươn được thả trở lại môi trường nước không có thuốc (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Theo Pimpão et al. (2006) thì khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Deltamthrin lên huyết học và enzime của cá Ancisstrus multipinis ở cả 2 nồng độ 0,1 và 0,3mg/kg đều tăng hồng cầu và bạch cầu. Theo Đỗ Thị Thanh Hương

(1998) khi nghiên cứu ảnh hưởng của Basudin lên huyết học của cá chép, cá rô phi và mè vinh thì thấy số lượng hồng cầu tăng 1,3 lần ở cá chép, 1,5 lần ở cá rôphi, 1,6 lần ở cá mè vinh sau khi tiếp xúc với thuốc 12 giờ ở nồng độ LC50 96 giờ. Theo Svobodova et al. (1992) cho rằng số lượng hồng cầu và Hemoglobin của cá chép tăng có ý nghĩa thống kê so với đối chứng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu có gốc lân hữu cơ, trong khi đó tỉ lệ huyết cầu thì ngược lại (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Tổng số lượng hồng cầu, hemoglobin và tỉ lệ huyết sắc tố của cá Heteropneustes fossilis bị giảm xuống, trong khi đó số lượng bạch cầu tăng lên và làm chậm quá trình đông máu sau khi cá nhiễm MG (Srivastava et al., 1996). Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị Thanh Hương (1997) nghiên cứu sự thay đổi sinh lý bên ngoài của cá rô phi (Oreochromis niloticus) giống thì thấy khi đưa thuốc Methyl parathion (MP) vào các bể thí nghiệm thì lô có nồng độ cao nhất (17 và 24 ppm) cá dần dần bất động và chìm xuống đáy bể sau 2 giờ tiếp xúc với thuốc. Nghiên cứu của Vosyliense et al. (2003) về ảnh hưởng của NH3 lên máu cá hồi (Oncorhynchus mykiss) trương thành trong thời gian 14 ngày ở các nồng độ 0,09; 0,04; 0,024; 0,012 ppm. Kết quả cho thấy hàm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu trong máu giảm có ý nghĩa (P<0,05) đồng thời gia tăng đáng kể các tế bào hồng cầu bị tổn thương. Hồ Thị Thanh Tuyến (2008) khảo sát sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của cá tra nuôi ở 2 mật độ khác nhau khi sử dụng kháng sinh Enrofloxacine. Kết quả cho thấy số lượng bạch cầu và hồng cầu tăng sau khi cho an kháng sinh 7 ngày.

2.4 Tổng quan tình hình bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

2.4.1 Tình hình bệnh cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL tăng rất nhanh, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ rất lớn. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh không theo quy hoạch nên bệnh trên cá tra nuôi hiện nay xảy ra ngày càng nhiều nhưng việc điều trị lại kém hiệu quả đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của người nuôi cá và cả các nhà chuyên môn. Hàng năm các nguồn chất thải do nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL thải ra chưa được xử lý triệt để vào sông rạch trong khu vực là rất lớn làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản mà thể hiện rò nét ở tình trạng dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường đối với đối tượng nuôi này tăng nhanh gây tổn thất kinh tế trong nghề nuôi cao. Theo Bùi Quang Tề (2001) và Nguyễn Thị Phương Nga (2004) dịch bệnh trong nghề nuôi cá tra hiện nay xảy ra quanh năm nhưng cao

nặng nhất là trong giai đọan giao mùa, thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột và vào mùa mưa, mùa nước đổ. Trên cá Tra bè bệnh do vi khuẩn chủ yếu do Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Pseudomnas sp. và Flavobacterium columnaris (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006). Trên cá Tra nuôi ao, khảo sát của Truong Thi Ho et al. (2008) cho thấy E. ictaluri hiện diện 87,9% trong số 58mẫu phân lập từ 65 mẫu cá bệnh, A. hydrophila là 3,03% trong 2 mẫu phân lập và 9,07% trong 6 mẫu phân lập là thuộc các vi khuẩn khác. Nguyễn Chính (2005) khảo sát các hộ nuôi cá tra ao ở An Giang và Cần Thơ bệnh xuất huyết dưới da xuất hiện ở 100% hộ điều tra, bệnh xuất huyết ở gốc vây, hốc mắt chiếm 29%, bệnh xuất huyết đường ruột chiếm 12%. Bệnh xuất huyết dưới da xảy ra nhiều nhất là thời điểm giao mùa và người dân cho rằng nếu không điều trị kịp thời cá thương phẩm có thể chết 30%. Tại Trà Vinh, Châu Hồng Thúy (2008) báo cáo tỷ lệ cá Tra nhiễm bệnh xuất rất cao chiếm 85,4%, thấp hơn bệnh mủ gan (96%) nhưng lớn hơn rất nhiều so với bệnh trắng gan trắng mang (28,2%), bệnh phù đầu (18,8%) và bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (4,2%). Theo nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và ctv. (2000), Từ Thanh Dung (2003) hiện tượng chết hàng loạt trong quá trình ương cá Tra bột có liên quan tới việc cá bị sốc, cá cắn và ăn lẫn nhau tạo điều kiện cho vi khuẩn A. hydrophila tấn công và làm chết cá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Một số nghiên cứu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

E. ictaluri là vi khuẩn kị khí không bắt buộc, hình que, Gram âm, kích thước biến đổi, không di động, lên men, không bị oxi hóa, phân bố rộng (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Các chỉ tiêu sinh hóa của E. ictaluri đều âm tính, riêng lysine và glocose cho phản ứng dương tính (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Theo thí nghiệm của Newton et al. (1989), cá nheo (channel catfish) được ngâm trong dung dịch có lượng ki khuẩn 5×108 cfu/ml có 93% cá nheo bị nhiễm bệnh. Plumb and Hilge (2007) xác định LD50 của E. ictaluri trong thí nghiệm với cá da trơn Châu Âu là 5,6×106 và LD50 của E. ictaluri trong thí nghiệm cảm nhiễm với

Ảnh hưởng của sự nhiễm vi khuẩn edwardsiella ictaluri và thuốc trừ sâu cyrus lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học cá tra (pangasianodon hypophthalmus) - 3

cá nheo (Ictalurus punctatus) là 104. Lương Trần Thục Đoan (2006) khi gây cảm

nhiễm bằng phương pháp tiêm vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra ở nhiệt độ 260C – 280C đưa ra kết luận mật độ vi khuẩn 1×106 cfu/ml và 1×105 cfu/ml có độc lực đủ mạnh để gây chết cá. Hùynh Chí Thanh (2007) cho biết LD50 là 3,16×106 cfu/ml khi tiến hành phân lập vi khuẩn ở ngòai tự nhiên (cá tra bệnh mủ gan ở An Giang). Vi khuẩn E. ictaluri đã được phân lập trên cá trê sông nâu (Ictalurus nebulosus) và vi khuẩn này cũng được phát hiện trên cá nheo Mỹ (channel catfish) (Hawke, 1979). Ngòai ra Crumlish (2001) và Bùi Quang Tề (2003) vi

khuẩn này cũng được phân lập trên cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) (trích dẫn của Bùi Quang Tề, 2005). Rahman and Kawai (2000) thí nghiệm gây cảm nhiễm Aeromonas hydrophila cá vàng bằng 4 cách gây cảm nhiễm là tiêm ở bụng (3×108 - 3×104 cfu/ml), ở cơ (8×108 – 8×104 cfu/ml), ở da (8,5×108 – 8,5×104 cfu/ml) và ngâm cá trong vi khuẩn (4,6×108 – 4,6×104 cfu/ml). So sánh kết quả cho thấy tiêm dưới da có biểu hiện độc lực cao nhất với LD50 là 106,4 cfu/ml.

2.4.2 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản rất khó kiểm sóat. Theo Nguyễn Xuân Lý và Nguyễn Chu Hồi (2003) trong ao nuôi thủy sản đều có sử dụng thuốc và hóa chất. Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) trong 40 lọai hóa chất được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh chủ yếu với mục đích diệt tạp và xử lý nước và kháng sinh được người nuôi sử dụng trong quá trình nuôi thường ở dạng kháng sinh đơn lẻ chủ yếu. Cách sử dụng thuốc thì chủ yếu người nuôi dựa vào kinh nghiệm và tự pha trộn. Theo trích dẫn của Hồ Thị Thanh Tuyền (2008) người nuôi dùng thuốc theo chỉ dẫn của người bán hoặc theo nhãn thuốc (64%), theo kinh nghiệm bản thân (59%), rất ít người theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến ngư (3%). Mặt khác người nuôi biết rò về danh mục các lọai thuốc cấm nhưng một số người vẫn còn sử dụng mà chưa hiểu rò về các nguy cơ của việc sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh cá (Nguyễn Chính, 2005).

Theo kết quả kiểm sóat dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thủy sản nuôi tháng 12/2007 của Bộ Thủy sản cập nhật ngày 29/1/2008 tại Cao Lãnh - Đồng Tháp phát hiện một mẫu cá tra nhiễm Chloramphenicol (0,43 ppb), phát hiện dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng thuộc nhóm Fluoroquinolones trong 05 mẫu cá tra, trong đó có 04 mẫu nhiễm Enrofloxacin/Ciprofloxacin (03 mẫu tại Châu Đốc, Long Xuyên, Chợ Mới – An Giang; 01 mẫu tại Thốt Nốt, Cần Thơ, giá trị phát hiện từ 2,33 – 70,7 ppb) và 01 mẫu nhiễm Sarafloxacin (tại Thốt Nốt- Cần Thơ với mức phát hiện là 10,1 ppb) nhưng đều ở dưới mức giới hạn tối đa cho phép. Theo báo cáo 05 mẫu cá tra có dư lượng flofeniclo (tại Châu Đốc- An Giang; Thốt Nốt, Ô Môn-Cần Thơ, Phụng Hiệp-Hậu Giang, Tx. Vĩnh Long-Vĩnh Long, mỗi địa phương 01 mẫu) nhưng đều thấp hơn nhiều so với mức giới hạn tối đa cho phép (giá trị phát hiện từ 0,2 đến 210,69 ppb). Tại Đồng Tháp, Nguyễn Quốc Thịnh (2006) nhận thấy rằng, có 48 loại thuốc kháng sinh trị bệnh thì Encrofloxacine chiếm 83,3% và Encrofloxacine chiếm 69,6%. Châu Hồng

Thúy (2008) trên cá Tra nuôi thì kháng sinh cấm sử dụng có thành phần Norfloxacine, Enrofloxacine vẫn có người nuôi cá sử dụng với quan niệm kháng sinh trên vẫn được sử dụng khi cá còn nhỏ.

2.5 Tổng quan thuốc trừ sâu Cyrus (chứa hoạt chất cypermethrin)

2.5.1 Cypermethrin:

Đại cương về Cypermethrin:



Hình 2.7: Cấu tạo Cypermethrin

(Nguồn: http://en.wikipedia.org/) Công thức Cypermethrin: C22H19Cl2NO3

Khối lượng phân tử: 416.30 g/mol

Tên hóa học: Cyclopropanecarboxylic acid, 3-(2,2-dichloroethenyl)-2,2- dimethyl-, cyano(3-phenoxyphenyl)methyl ester

Tên thương mại: bao gồm Ammo, Arrivo, Barricade, Basathrin, CCN52, Cymbush, Cymperator, Cynoff, Cypercopal, Cyperguard 25EC, Cyperhard Tech, Cyperkill, Cypermar, Demon, Flectron, Fligene CI, Folcord, Kafil Super, NRDC 149, Polytrin, PP 383, Ripcord, Siperin, Stockade, Super, Cyrux 25EC

Một vài tính chất của Cyrux 25EC:

Cyrux 25EC (Cypermethrin 25%, Phụ gia 75%) là thuốc trừ sâu thế hệ mới, thuộc nhóm Cúc tổng hợp, có tính tiếp xúc và vị độc, diệt trừ nhiều loại sâu gây hại như: cắn phá, chích hút, đục hoa, đục quả. Cypermethrin có dạng nhũ dầu (ở 600C chuyển thành dạng dung dịch lỏng), hầu như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm, quang giải yếu. Cypermethrin là một hợp chất tổng hợp, chủ yếu được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu để kiểm soát nhiều loại sâu bệnh (Casida, 1980). Cypermethrin là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II và chỉ có tính độc trung bình đối với động vật máu nóng nhưng lại

có độc tính cao đối với cá, ong và các lòai côn trùng.

Một số nghiên cứu về Cypermethrin:

Cypermethrin thực tế không gây độc cho loài chim (Yilmaz, 2005). Cypermethrin hòa tan trong nước rất thấp từ 5-10 µg/L (Stephenson, 1982) trích dẫn bởi Suchismita Saha (2008). Bradbury and Coats (1989) đã báo cáo độc tính của pyrethroid đối với những động vật hữu nhũ, các loài chim, cá và đưa ra giá trị LC50-96h của cypermethrin là 2,2µg/L trên cá Tilapia nilotica, 0,9 – 1,1 µg/L trên cá chép (Cyprinus carpio), 1,2 µg/L trên cá brown trout (Salmo trutta), 0,5

µg/L trên cá rainbow trout (Salmo gairdneri) và 0,4 µg/L trên cá Scardinius erthropthalmus. Theo Polat et al. (2002) đã tìm giá trị LC50-48h của beta- cypermethrin trên nhóm guppies 21,4 µg/L. Theo Stephenson (1983) đã cho kết quả nghiên cứu LC50 của cypermethrin trên cá loài cá như: 2,8 µg/L trên cá rainbow trout (Oncorhynchus mykiss), 1,2 µg/L trên cá fathead minnow và 0,93

µg/L trên Pimephales promelas. Trên nghiên cứu khác của Stephenson (1982) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của cypermethrin trên một số lòai cá như Cyprinus carpio, Scardinius erythrophthalmus, Salmo gairdneri, Salmo trutta và Tilapia nilotica và tìm ra giá trị LC50 ở khỏang giữa 0,4 – 2,2 µg/L.

Theo Suchismita Saha (2008) đã tìm được giá trị LC50 96h của cypermethrin từ 0,03 µg/L trên giáp xác đến 9,0 µg/L trên nòng nọc. Là loại thuốc trừ sâu có tác dụng độc lên một số chỉ tiêu sinh hóa của cá đã được báo cáo (Oluah et al,2001; Omoregie et al, 1990). Ở Việt Nam, cypermethrin là loại thuốc trừ sâu phổ biến do đó có khả năng rằng nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước trong lĩnh vực ứng dụng. Ngoài ra, đôi khi thuốc trừ sâu được sử dụng để kiểm sóat bệnh cá, hiện nay, (pyrethroid tổng hợp) cypermethrin với liều rất thấp đang được sử dụng rộng rãi để kiểm soát bệnh argulus và tiêu diệt ấu trùng các loài cá tạp trong quá trình cải tạo ao.

CHƯƠNG 3:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá tra giống có kích cỡ từ 25-30g được mua từ trại sản xuất giống hay ương cá tại Cần thơ. Cá mua về sẽ được thuần dưỡng trong bể có thể tích 2-3 m3 ít nhất 7 ngày cho cá ổn định và quen với điều kiện sống trong bể trước khi bố trí thí nghiệm. Cá được cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn Cargill. Cá chọn thí nghiệm có kích cỡ đồng điều, khỏe và hoạt động mạnh.

3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm

Xô nhựa, cân tiểu li, thước đo chiều dài,dụng cụ tiểu phẩu, kính hiển vi quang học, buồng đếm hồng cầu Naubauer, hay nhuộm mẫu, pipet, ống đong, máy li tâm, máy so màu quang phổ, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm được dùng tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

3.1.3 Hóa chất

Thuốc trừ sâu trong thí nghiệm: Cyrus 25EC (hoạt chất cypermethrin) là thuốc trừ sâu thuộc gốc cúc tổng hợp và có nồng độ hoạt chất là 250 g/L. Cyrus 25EC do Công ty CP BVTV An Giang sản xuất.

Phương pháp pha nồng độ thuốc: thuốc được pha thành 2 bước, bước 1 pha dung dịch thuốc mẹ từ thuốc ban đầu và bước 2 là pha nồng độ thuốc cho các bể thí nghiệm. Cả 2 dung dịch pha (dung dịch mẹ và dung dịch thí nghiệm) đều dựa vào công thức tính nồng độ sau: C1xV1 = C2xV2

Trong đó:

C1 là nồng độ thuốc dung dịch mẹ

V1 là thể tích dung dịch mẹ cần cho vào bể thí nghiệm C2 là nồng độ thuốc cần cho thí nghiệm

V2 là thể tích dung dịch thuốc trong thí nghiệm

Hóa chất phân tích mẫu:

Dung dịch nhuộm hồng cầu: Dung dịch Natt-Herrick

Dung dịch nhuộm bạch cầu: Dung dịch Methanol 100%, Wright, Giemsa, dung dịch pH 6,2; pH 6,8; nước cất, nước muối sinh lí.

3.1.4 Vi khuẩn

Nguồn vi khuẩn thuần chủng CT258 trữ trong tủ -800C của Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản, Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Phục hồi và nuôi tăng sinh vi khuẩn:

Vi khuẩn được phục hồi trên môi trường TSA ở 280C. Sau 24-48h quan sát hình dạng, màu sắc khuẩn lạc, nhuộm Gram kiểm tra tính thuần của vi khuẩn.

Chuẩn bị vi khuẩn thí nghiệm:

Nuôi tăng sinh vi khuẩn: sau khi có được đĩa vi khuẩn thuần, dùng que cấy tiệt trùng lấy khỏang 2-3 khuẩn lạc cho vào chai chứa khoảng 30ml NB đã tiệt trùng, đặt lên máy lắc 200 vòng/phút trong 24h. Sau 24h chuyển vi khuẩn sang ống falcol 50ml tiệt trùng, đem li tâm 4000 vòng/phút ở 40C trong 15 phút. Sau khi li tâm lọai bỏ dung dịch phía trên và dùng nước muối sinh lí tiệt trùng để rửa vi khuẩn (2-3 lần). Lần li tâm cuối cùng, lọai bỏ phần dung dịch phía trên và cho vào khỏang 25ml dung dịch nước muối sinh lí tiệt trùng, sau đó trộn đều mẫu

bằng máy vortex.

Tiến hành xác định mật độ vi khuẩn được xác định bằng máy so màu quang phổ với bước sóng 610nm (OD= 1 ± 0,1≈109 cfu/ml) sau đó dung dịch vi khuẩn được pha loãng 10 lần (1ml dung dịch vi khuẩn 109 cfu/ml + 9ml nước muối sinh lý) để lần lược được các mật độ 108, 107, 106, 105, 104, 103, 102 cfu/ml. Mật độ vi khuẩn cũng được xác định bằng cách nhỏ 20µl (lặp lại 6 lần) dung dịch vi khuẩn đã điều chỉnh mật độ lên đĩa TSA và ủ ở 28-30oC rồi đếm số khuẩn lạc trung bình sau 24-48 giờ.

3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:

3.2.2 Thí Nghiệm 1: Xác định LC50 của Cypermerthrin

Xác định LC50 của Cypermerthrin :

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nước tĩnh (APHA, 2001) và không thay nước trong thời gian 96 giờ. Thí nghiệm được tiến hành qua hai bước.

Bước 1: Thí nghiệm xác định khoảng gây độc (thí nghiệm thăm dò)

Thí nghiệm sẽ được tiến hành trong bể kính 60 L có thể tích nước là 50 lít. Mỗi bể thả 10 cá với kích cỡ là 20- 25 g/con. Thí nghiệm được tiến hành với 8 mức nồng độ gồm 0,01; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 mg/L. Cá cho vào bể và

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí