Tài Nguyên Địa Mạo Nguồn Gốc Tích Tụ Vật Chất Trong Lục Địa Và Các Đảo‌

phá cho khách du lịch.


Ảnh 3 4 Cảnh quan kỳ vĩ hiểm trở đặc sắc trên khu vực núi đá vôi đảo 1

Ảnh 3.4. Cảnh quan kỳ vĩ, hiểm trở đặc sắc trên khu vực núi đá vôi đảo Trà Bản (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Ảnh 3 5 Các khối karst với muôn hình vạn trạng hình thù kỳ dị độc đáo và 2

Ảnh 3.5. Các khối karst với muôn hình vạn trạng hình thù kỳ dị, độc đáo và đẹp mắt (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Về mặt kinh tế xã hội: trên địa hình karst trẻ hiểm trở cheo leo, dân cư tập trung sinh sống và trồng trọt trong khối đá vôi là rất ít. Tuy nhiên, ở sát rìa phía Tây khối đá vôi này trên mặt nước biển thì lại tập trung rất nhiều bè, lồng nuôi hải sản. Nhìn chung mức độ bảo tồn khối đá vôi khu vực bản Sen là rất tốt.

Về mặt văn hóa, đặc biệt đối với khu vực đá vôi trong vịnh Bái Tử Long với các hòn đảo nổi lên độc lập trên mực nước biển thường được đặt tên và kèm theo đó là các truyền thuyết, giai thoại về chúng (ví dụ như…).

3.1.4. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc tích tụ vật chất trong lục địa và các đảo‌

Nhóm tài nguyên địa mạo thành tạo nguồn gốc tích tụ vật chất trong lục địa và các đảo gồm các đối tượng: Bề mặt tích tụ sông lũ hiện đại; Bề mặt tích tụ tàn sườn tích; dải tích tụ aluvi kéo dài men theo hệ thống các rãnh xâm thực địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

phương. Chúng được hình thành từ quá trình tích tụ các vật liệu nguồn gốc từ bên trong nội khối của các đảo Trà Bản và Quan Lạn. Các vật chất tích tụ đa dạng xuất phát từ các quá trình ngoại sinh như phong hóa bóc mòn sườn, xâm thực dòng chảy mặt; nhìn chung, chúng có quy mô khá nhỏ và phân bố rải rác, Theo đánh giá chủ quan cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, ba đối tượng địa mạo này được gộp làm một gọi chung là địa hình nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa.

Về mặt khoa học: tài nguyên địa mạo nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa phản ánh sự phát triển địa hình thường trong giai đoạn bình ổn, chịu sự chi phối bởi các hoạt động ngoại sinh với các quá trình bồi lắng và tích tụ vật chất từ các sườn núi cao để thành tạo nên các bề mặt bằng và nghiêng thoải.

Về mặt cảnh quan: các bề mặt tích tụ có quy mô khá nhỏ và phân bố rải rác, không tạo nên các đồng bằng rộng lớn. Do đó, giá trị thẩm mỹ cũng không có gì quá đặc sắc. Hơn nữa, các bề mặt tích tụ kiểu này có thể bắt gặp ở nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam nên cả về mặt cảnh quan lẫn khoa học chúng không mang tính đại diện lớn.

Ảnh 3 6 Dải tích tụ aluvi proluvi kéo dài dọc men theo các khe rãnh xâm thực 3

Ảnh 3.6. Dải tích tụ aluvi-proluvi kéo dài dọc men theo các khe rãnh xâm thực (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Về kinh tế xã hội: do có địa thế bằng phẳng và gần các lưu vực dòng chảy tập trung nên là nơi có dân cư phân bố sinh sống và canh tác trên nó; các hoạt động như trồng rừng, làm nông nghiệp, xây dựng đập thủy lợi,… Chịu ảnh hưởng bởi tác

động của con người xong những tác động này có quy mô không quá lớn, mức độ bảo tồn cảnh quan ở mức khá.

Điều kiện tiếp cận cũng khá dễ dàng do có sự tập trung dân cư nên có đường nhựa, đường mòn để có thể di chuyển và quan sát chúng.

3.1.5. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển thành tạo do quá trình sóng, thủy triều và các dòng hải lưu‌

Tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển bao gồm các đối tượng địa mạo: Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát; Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt; Bề mặt vách mài mòn do sóng biển. Chúng được hình thành từ quá trình tích tụ vật liệu được bồi lắng do các quá trình sóng, triều và dòng hải lưu.

Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát: được hình thành chủ yếu do sự chuyển động của các dòng hải lưu và sóng biển mang theo trầm tích đến và bồi lắng tạo ra các bề mặt khá bằng phẳng với thành phần vật chất chủ yếu là cát. Các bề mặt này đa dạng hình thù phản ánh được các quá trình động lực đặc trưng thành tạo nên nó. Trong đó, có thể phân ra chi tiết hình dạng các bề mặt tích tụ này làm các dạng: bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm, các doi cát nối đảo, bãi tích tụ cát dạng mũi tên.

Về mặt khoa học: chúng thể hiện quá trình thành tạo và phát triển các bề mặt tích tụ bởi các quá trình bồi lắng vật chất từ các dòng hải lưu và sóng biển. Hơn nữa, hình dạng của các bề mặt ấy lại quy định những đặc trưng riêng của các quá trình động lực ấy. Cụ thể, các bãi cát biển với cát trắng trải dài lấp đầy cung bờ lõm được hình thành chủ yếu từ sóng, do các front sóng tỏa tia đối với các cung bờ lõm nên nơi đó năng lượng phân tán, dẫn đến lắng đọng cát tạo nên những bãi cát kéo dài dọc theo bờ. Các doi cát nối đảo được hình thành từ sự khúc xạ sóng biển. Khi các con sóng đến gần đảo, chúng giảm tốc độ do gặp phải vùng nước nông bao quanh đảo, khi đó, những con sóng này sẽ khúc xạ hay "uốn quanh" đảo về phía ngược lại với hướng sóng. Mẫu hình sóng sinh ra từ sự chuyển động trên sẽ tạo nên sự hội tụ dòng chảy dọc bờ ở mặt bên kia của hòn đảo, các trầm tích bãi biển đi theo sự vận chuyển sườn ở phía khuất gió của hòn đảo sẽ tích tụ tại đó, khớp đều với hình dạng của mẫu hình sóng, nói cách khác, các con sóng cuốn đi trầm tích ở cả hai mặt của hòn đảo. Cuối cùng, một doi cát hình thành nhờ số trầm tích bồi đắp lại, nó nối hòn đảo với đất liền và trở thành một doi cát nối đảo. Cuối cùng, các bãi tích tụ cát dạng mũi tên lại thể hiện cho sự cân bằng lắng đọng bồi tích từ hai chiều ngược nhau mà ở đây chủ yếu là quá trình vận chuyển trầm tích bởi các dòng hải lưu.

Về mặt cảnh quan: bản thân các bề mặt tích tụ này mang trong mình giá trị thẩm mỹ vô cùng to lớn, chúng là các bãi cát trắng, mịn màng kéo dài thẳng tắp, là nơi tiếp giáp giao thoa giữa núi rừng và biển cả, màu xanh lá trên những ngọn núi sừng sững giữa trời và màu nước xanh lam hiền hòa của biển khơi được phân cách bởi các dải cát trắng kéo dài đầy thơ mộng. Do đó, chúng mang một vẻ đẹp trữ tình, bình yên nhưng cũng đầy hùng vĩ, bao la. Hầu hết, hình dạng của chúng đều là các bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm và tập trung chủ yếu ở trên đảo Quan Lạn (trên đảo Trà Bản rất ít).

Ảnh 3 7 Dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm trên đảo Quan Lạn Ảnh 4

Ảnh 3.7. Dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm trên đảo Quan Lạn (Ảnh: Đỗ Trung Hiếu, 2017)

Có thể liệt kê đến 7 bãi biển đẹp nổi tiếng trên đảo Quan Lạn, cụ thể như sau: Bãi tắm Quan Lạn: tọa lạc ngay trong vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo

Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, giữa hai xã Quan Lạn và Minh Châu. Đây là một

trong những bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Cát tại đây được ví “ Trắng như Tuyết, mượt như Nhung”, sóng to và rất trong lành mang đến nhiều điều hấp dẫn du khách yêu thích tắm biển, vận động và tham gia cắm trại, hội hè.

Bãi tắm Minh Châu: cách bãi Quan Lạn khoảng 11km là bãi tắm Minh Châu dài khoảng 1km được bao quanh bởi khu rừng trâm vô cùng thơ mộng. Với vẻ đẹp

hoang sơ nguyên vẹn, với không khí trong lành, với những con đường lát đá chạy vòng quanh biển, với cánh rừng phi lao chắn cát cao vút, với cánh rừng trầm nguyên sinh,... Nơi đây được mệnh danh là "viên ngọc nổi" trên biển.

Ảnh 3 8 Bãi biển Minh Châu nổi tiếng với khung cảnh hoang sơ cát trắng mịn 5

Ảnh 3.8. Bãi biển Minh Châu nổi tiếng với khung cảnh hoang sơ, cát trắng mịn màng và làn nước biển trong vắt (Ảnh: Đỗ Trung Hiếu, 2017)

Bãi tắm Sơn Hào: là một trong những bãi tắm đẹp nhất dành cho du khách du lịch đảo Quan Lạn vào mùa hè, với vẻ đẹp hoang sơ như chưa có dấu chân người, Sơn Hào với bãi trắng dài mịn, nước trong xanh, những con sóng vỗ dì dào, êm dịu, những cơn gió nhẹ nhàng từ biển thổi vào nhè nhẹ, cái nắng dịu dàng của mùa hè nhưng không chói chang đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.

Bãi Robinson (Bãi Bê Thính): bãi Robinson thuộc xã đảo Minh Châu cách bãi biển Minh Châu 1,5km và cách bãi tắm Sơn Hào 3,5km đây là bãi biển có thể nói là hoang sơ bậc nhất đảo chưa bị tác động bởi bàn tay con người với nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy đáy, sóng biển ở đây tương đối lớn và đường di chuyển tới bãi tắm này cũng khó khăn hơn đôi chút so với các bãi còn lại.

Bãi Cồn Trụi: đây cũng là một trong những bãi biển rất ít người biết đến để khám phá trên đảo Quan Lạn. Bãi Cồn trụi nằm bên phía trái bãi Minh Châu cát ở rất trắng, ngang với cát ở Minh Châu. Sóng ở Cồn Trụi khá to và đặc biệt đây là nơi những chúa rùa thường xuyên trú ngụ để sinh đẻ vì vậy nơi đây rất thích hơp cho

những người thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm.

Bãi Biển Cồn Khởi: một trong những bãi biển đẹp ở Quan Lạn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ. Nước Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn trong xanh đến mức có thể nhìn thấy đáy, thấy cát trắng dưới chân êm ái. Sóng biển ở Bãi Biển Cồn Khởi, Quan Lạn cũng không ồn ào, dữ dội mà chỉ mơn man, nhẹ nhàng.

Bãi Rùa (bãi nhánh Rìa): bãi Nhánh Rìa hay còn gọi là bãi Rùa là bãi nhỏ khuất sau mũi Đầu Cào ở phía tay phải bãi Minh Châu, rất yên tĩnh, cát và đá ở đây rất đẹp. Bãi Rùa tựa thiên đường nhưng lại rất hoang vắng, một bên là đường lớn, một bên là bờ biển đẹp như trong mơ.

Như vậy, có thể nói các bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát có giá trị về khoa học cũng như sở hữu những phong cảnh đẹp mê hồn, đặc biệt là các bề mặt hình thái bãi cát biển lấp đầy cung bờ lõm. Nhìn nhận chung trong vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long thì các dải cát biển trắng mịn kéo dài như vậy không có nhiều, hơn nữa rất ít trên những hòn đảo đá vôi. Cùng với nó, quy mô của các dải cát biển này cũng tương đối dài, có những bãi dài đến gần 2,5km trong khi bối cảnh chung của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thì có khá ít. Vì vậy, đây có thể coi là tài nguyên địa mạo có tính đại diện rất cao, đặc biệt tính riêng trên đảo Quan Lạn đã có tới 7 bãi biển được đánh giá rất cao về mặt thẩm mỹ. Mức độ bảo tồn cũng được đánh giá rất tốt vì hầu hết các bãi cát biển đều tương đối hoang sơ, ít chịu tác động cải biến nhân sinh. Điều kiện tiếp cận dễ dàng vì có đường lớn dẫn đến tận nơi.

Với địa thế bằng phẳng cùng với tiềm năng phong cảnh thiên nhiên đặc sắc nên các bề mặt tích tụ này là điều kiện lý tưởng cho dân cư tập trung sinh sống, các công trình nhà cửa, đường xá được phát triển rộng rãi. Cùng với đó là các hình thức phát triển kinh tế, có thể kể ra như: phát triển trồng trọt làm nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các khu nuôi trồng thủy hải sản, phát triển các khu nghỉ dưỡng du lịch,…

Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt: các bề mặt tích tụ do ảnh hưởng chính từ yếu tố thủy triều và rất ít chịu sự chi phối của sóng. Trên đó phát triển nên hệ sinh thái đặc thù rừng ngập mặn.

Về mặt khoa học: chúng thể hiện sự phát triển của một dạng địa hình tích tụ đặc thù cũng là nguồn gốc biển nhưng được bao bọc xung quanh bởi những thực thể chắn sóng (núi, đảo, các bãi tích tụ), nói nôm na là hạn chế khả năng tác động của sóng, bề mặt này khi triều dâng thì ngập nước phần nào và trơ lộ ra khi triều rút nên, do đó chúng chịu sự ảnh hưởng chính của thủy triều và có môi trường ngập mặn. Từ điều kiện này tạo nên một hệ sinh thái đặc thù kéo theo sự hình

thành và phát triển các loài cây gỗ và cây bụi thích nghi với môi trường nước mặn, hay còn gọi là "thực vật ngập mặn" họ Rhizophoraceae (họ Đước). Các loài phổ biến như: đước, sú, vẹt, vv…

Về mặt cảnh quan: các bề mặt tích tụ biển ngập mặn như trên đã đề cập chính là môi trường nền cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn, vì vậy cảnh quan đặc trưng ở đây chính là các khu ngập mặn với hệ thống thực vật phát triển đặc thù. Phong cảnh toát lên vẻ hoang sơ, bí hiểm nhưng cũng vô cùng kỳ thú, đồng thời có giá trị cao về phương diện khám phá. Cũng giống như các dải cát biển trắng mịn kéo dài, các bãi ngập mặn sú vẹt cũng mang tính đại diện khá cao cùng với vẻ đẹp hoang dại đặc thù.

Cùng là những bề mặt tích tụ biển hiện đại nhưng khác với phần tích tụ cát, các bãi tích tụ ngập mặn sình lầy này lại hầu như không có dân cư sinh sống trên nó. Tuy nhiên, các hoạt động nhỏ lẻ của con người vẫn diễn ra ở đây như bắt cua, bắt ngán, cùng với đó là một số ít hoạt động du lịch đi thuyền thăm thú cảnh quan rừng ngập mặn. Mức độ bảo tồn được đánh giá khá tốt nhưng điều kiện tiếp cận còn đôi chút khó khăn.

Bề mặt vách mài mòn do sóng biển: được hình thành dưới tác động của sóng tạo nên các bề mặt vách rất dốc (klif), đôi chỗ còn có biểu hiện của địa hình hàm ếch.

Về mặt khoa học: chúng phản ánh sự tiến hóa phát triển địa hình của các sườn bờ ngầm tương đối sâu, với năng lượng sóng tập trung tạo nên sự phá hủy lớn đối với chân vách bờ và tạo ra các hốc hàm ếch, theo thời gian các hốc hàm ếch càng ăn sâu vào trong bờ tạo nên sự sụp đổ và giật lùi bờ đá gốc, quá trình đó cứ như thế và dần dà tạo nên vách bờ dốc đứng, đồng thời với nó dưới chân bờ sẽ tồn tại một bề mặt hơi thoải mài mòn cho sụp đổ nhiều lần hàm ếch được gọi là bench biển.

Về mặt cảnh quan: các vách mài mòn do sóng biển dốc đứng trơ lộ đá gốc vốn đã mang trong mình vẻ treo leo hiểm trở, cùng với tác động mãnh liệt của từng con sóng dữ dội vỗ vào chân vách lại tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và đầy sống động. Tính độc đáo, đại diện của đối tượng địa mạo này không cao do trong vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cũng đã tồn tại nhiều các vách mài mòn do sóng biển.

Với đặc điểm địa hình như vậy nên đương nhiên không thể có sự sinh sống

và hoạt động của con người trên đối tượng địa mạo này, do vậy mức độ bảo tồn là rất tốt. Tuy nhiên điều kiện tiếp cận lại tương đối khó khăn, chiêm ngưỡng các vách mài mòn rõ ràng nhất chỉ có thể khi ngồi trên thuyền và quan sát vào bờ.

3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm tai biến trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu‌

Ngoài những giá trị nội tại của các tài nguyên địa mạo, tính ổn định địa hình cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến tiềm năng phát triển du lịch cho từng đối tượng địa mạo, mà cụ thể cần đề cập đến sự ảnh hưởng của tai biến địa chất. Ở đây, học viên đề cập đến loại hình tai biến phổ biến trong khu vực và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân và phát triển kinh tế xã hôi, đó là tai biến trượt lở đất (TLĐ). Với những khu vực có độ nhạy cảm TLĐ thấp thì sẽ thúc đẩy khả năng phát triển du lịch hơn những khu vực có độ nhạy cảm cao với tai biến.

Theo kết quả điều tra đánh giá tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”, năm 2018. Những khu vực ven theo rìa TB và phía N - ĐN đảo Trà Bản, phần nào dọc theo các taluy

đường giao thông tai

trung tâm vùng nghiên cứ u là những nơi có nguy cơ xảy ra

TLĐ cao nhất, tuy vậy diện phân bố và quy mô khá nhỏ và rải rác. Khu vực có độ nhạy cảm trượt lở ở mức trung bình có quy mô và diện phân bố rất rộng bao trùm xuyên suốt cả phía Bắc và trung tâm đảo Trà Bản, một phần không nhỏ ở phía Nam. Những nơi nguy cơ thấp xảy ra tai biến có quy mô và diện phân bố tương đối tập

trung ở rìa phía Đ - ĐB, một phần phía Bắc, đăc

biêṭ khu vưc

đá vôi phía T - TN co

́ c đô ̣nhay cảm với TLĐ thấp nhất.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí