Quy Định Về Các Tỷ Lệ Đảm Bảo An Toàn Trong Hoạt Động Của Các Tổ Chức Tín Dụng


hàng dự trữ thanh khoản nhiều hơn để đối phó với tình trạng gia tăng lạm phát của nền kinh tế trước nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, Chính phủ cần thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một cách hợp lý, giúp lạm phát ở mức vừa phải, góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

5.3 Những hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu mới chỉ mới tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của 20 các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2016. Hạn chế về số lượng ngân hàng nghiên cứu và bên cạnh đó một số giá trị thiếu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo và tạp chí dẫn đến số liệu chưa được đồng nhất, dữ liệu bảng không cân xứng có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu vẫn còn thể hiện chưa thật chính xác.

Còn nhiều biến vĩ mô chưa đưa vào mô hình mà các nghiên cứu trước có ý nghĩa thống kê, nhất là các biến về lãi suất như lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương, lãi suất liên ngân hàng, v.v......

Nghiên cứu chưa xét đến độ trễ của dữ liệu, mối quan hệ phi tuyến.

Kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện còn hạn chế nhất định, nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện.

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Khả năng tổng quát của nghiên cứu sẽ được nâng cao nếu mở rộng mẫu nghiên cứu bằng việc mở rộng số lượng ngân hàng.

Có thể đưa được thêm các biến vĩ mô vào trong mô hình nghiên cứu như lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương, lãi suất liên ngân hàng, v.v......

Hiện tại, thị trường tài chính ngân hàng ở nước ta ngoài các ngân hàng thương mại trong nước còn có các ngân hàng thương mại nước ngoài. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên cả ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài mở tại Việt Nam để đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu


tố tài chính lên hai nhóm ngân hàng này với nhau dựa trên mô hình nghiên cứu đã kiểm định.

Ngoài ra còn có thể đa dạng về biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản, có thể thay thế biến phụ thuộc Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản bằng các chỉ tiêu khác như Tài sản thanh khoản/Tiền gửi, Dư nợ cho vay/Tiền gửi, ....

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu để làm căn cứ đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các NHTM phải thường xuyên xem xét việc cân đối thanh khoản cho phù hợp khi tăng trưởng quy mô ngân hàng, tăng cường hiệu quả sinh lời ngân hàng bằng cách gia tăng lợi nhuận từ việc đa dạng hóa thu nhập về các hoạt động phi tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng vốn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng, tăng cường hiệu quả về mặt chi phí hoạt động. Các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước là phát huy đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đối với các ngân hàng yếu kém để mở rộng quy mô, nâng cao về quản trị thanh khoản, kiềm chế lạm phát, giữ ổn định nền kinh tế nhằm giúp các NHTM trong vai trò định hướng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như tăng cường thanh tra giám sát về quản trị thanh khoản và hỗ trợ kịp thời đối với các ngân hàng khi gặp khó khăn về thanh khoản. Đồng thời, chương 5 cũng đưa ra các hạn chế về đề tài như về mẫu nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Nhung, 2009. Đánh giá hiệu quả của chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 24.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012,

2013, 2014, 2015. Báo cáo thường niên.

3. Ngân hàng thương mại Việt Nam. 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,

2012, 2013, 2014, 2015, 2016. Báo cáo thường niên.

4. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Hoàng Yến, Bùi Thanh Hương, 2013. Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Tạp chí khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 112.

5. Nguyễn Việt Hùng, Hà Quỳnh Hoa, 2017. Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015. Tạp chí ngân hàng, Số 24.

6. Nguyễn Xuân Thành, 2016. Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015. Chương trình Fulbright. TP.HCM.

7. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

8. Rose, Peter S, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.

9. Thân Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dung, 2016. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 15.

10. Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài


11. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12. Trương Quang Thông, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM.

13. Trương Quang Thông, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 276.

14. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2016. Báo cáo tình hình kinh tế năm 2016 và dự báo năm 2017.

15. Vũ Thị Hồng, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 23.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Anamika Singh, Anil Kumar Sharmar, 2016. An empirical analysis of macroeconomic and bank-specific factors affecting liquidity of Indian banks

2. Andries, A. M. 2009. A comparative analysis of performance and soundness indicators of the main Romanian banks. Scientific Annals of the “Alexandru Ioan Cuza” University of Iasi: Economic Science Series, 56, 45-70. ISSN 0379-7864.

3. Angela Romana, Alina Camelia Sargub, 2013. The impact of bank-specific factors on the commercial banks liquidity: empirical evidence from CEE countries, Procedia Economics and Finance 20 (2015) 571 – 579.

4. Aspachs, O., E. Niier, M. Tiesset, 2005. Liquidity, Banking Regulation and the Macroeconomy. Evidence on bank liquidity holdings from a panel of UK-resident banks. Bank of England Working Paper, 2005.

5. BIS (Bank for International Settlements), 2009. Internationnal framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring. Basel, Switzerland December 2009.


6. Cornett, M. M., McNutt, J. J., Strahan, P. E. & Tehranian, H. (2011). Liquidity risk management and credit supply in the financial crisis. Journal of Financial Economics.

7. Crowe, K. 2009. “Liquidity risk management – more important than ever”, Harland Financial Solutions, p. 3.

8. Ghosh, S. 2010. Credit Growth, Bank Soundness and Financial Fragility: Evidence from Indian Banking Sector. South Asia Economic Journal, 11(1), 69-98. ISSN 13915614.

9. Ionica Munteanu, 2012. Bank liquidity and its determinants in Romania, Procedia Economics and Finance 3 (2012) 993 – 998

10. Irina Bunda and Jean-Baptiste Desquilbet, 2008. The bank liquidity smile across exchange rate regimes, International Economic Journal Vol. 22, No. 3, September 2008, 361–386.

11. Lartey, V. C., Antwi, S. & Boadi, E. K., 2013. The relationship between liquidity and profitability of listed banks in Ghana. International Journal of Business and Social Science, 4(3), 48-56.

12. Lee Kar Choon, Lim Yoong Hooi, Lingesh Murthi, Tan Soon Yi, Teoh Yee Shven, 2013. The determinants influencing liquidity of Malaysia commercial banks, and its implication for relevant bodies: Evidence from 15 Malaysia commercial banks, University Tunku Abdul Rahman

13. Mohamed Aymen Ben Moussa, 2015. The Determinants of Bank Liquidity: Case of Tunisia, International Journal of Economics and Financial Issues Vol. 5, No. 1, 2015, pp.249-259

14. Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqat, 2011. Liquidity Risk Management: A comparative study between Conventional and Islamic Banks of Pakistan, Interdisciplinary Journal of Research in Business, Vol. 1, Issue. 1, January 2011(pp.35-44)


15. Neelesh Gounder and Parmendra Sharma, 2012. Determinants of bank net interest margins in a Small Island Developing Economy: Panel Evidence from Fiji, Griffith University

16. Pavla Vodová, 2012. Determinants of commercial banks’ liquidity in Poland

17. Pavla Vodová, 2013. Determinants of commercial banks´ liquidity in Hungary, working paper.

18. Rauch, C., Steffen, S., Hackethal, A. & Tyrell, M., 2009. Savings banks, liquidity creation and monetary policy.

19. Wilbert Chagwiza, 2014. Zimbabwean Commercial Banks Liquidity and Its Determinants, International Journal of Empirical Finance Vol. 2, No. 2, 2014, 52-64


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỶ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ 13/2010/TT-NHNN NGÀY 20/5/2010 VÀ THÔNG TƯ 36/2014/TT-NHNN NGÀY 20/11/2014

Năm 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (TT 13) quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 thay thế cho Quyết định 457 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Một trong hai mục đích quan trọng của TT 13 là đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM. Nội dung này được phản ánh rõ nhất tại điều 18 của Thông tư qua tỷ lệ cấp tín dụng, Tỷ lệ cấp tín dụng = Tín dụng/Nguồn vốn huy động, tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80% trở xuống vì thực tế cho thấy, việc cấp tín dụng quá mức so với khả năng cân đối vốn của NHTM vừa qua lại là nguyên nhân làm giảm thanh khoản của NHTM nghiêm trọng.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 hướng dẫn 6 tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 130 Luật các TCTD, bao gồm giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ khả năng chi trả, dự trữ thanh khoản; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Các quy định về các tỷ lệ trên được kế thừa những quy định tích cực, phù hợp từ Thông tư 13, đồng thời được sửa đổi, bổ sung theo sát các quy định của thông lệ quốc tế (Basel 1, Basel 2).

Với Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ tháng 2/2015, một số quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn không thay đổi với Thông tư 13 ở mức tối thiểu là 9%


Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) =


x 100%

Tổng tài sản Có rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Vốn tự có


>=9%


Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định theo công thức


Tỷ lệ dự trữ thanh

Khoản (%)

Tài sản có tính thanh Khoản cao

=

x 100

Tổng Nợ phải trả


>=10%


Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày theo công thức:


Tỷ lệ khả năng chi

trả trong 30 ngày)

Tài sản có tính thanh Khoản cao

=

x 100

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo


> = 50%


Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM là 60%.

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với NHTMNN là 90% và NHTMCP là 80%

Năm 2016 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 12.84%, đảm bảo theo tỷ lệ quy định trong ngưỡng an toàn. Giới hạn về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được nới mạnh từ 30% lên tới 60%. Điều này gián tiếp cho thấy khẩu vị rủi ro của nhà điều hành đã thay đổi; các ngân hàng thương mại cũng đã đẩy mạnh sử dụng vốn theo giới hạn mới. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn toàn hệ thống là 34.51%. Ở khối NHTMNN, tỷ lệ này là 37.32% và ở khối NHTM cổ phần là gần 40%. Tỷ lệ này vẫn nằm dưới dưới hạn 60%, tuy nhiên nếu sự mất cân đối giữa tốc độ huy động và cho vay, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động ngày càng tăng thì khả năng thanh khoản của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 về sửa đổi một số nội dung của Thông tư 36 thì trong năm 2017 tỷ lệ này giảm còn 50% và đến năm 2018 là 40%.

Năm 2015 và 2016 tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động xấp xỉ ở mức gần 88%. Trong đó khối NHTMNN thì tỷ lệ này luôn ở mức cao là khoảng 95%, trong khi khối NHTMCP là tầm 80%. Theo Theo đề án tái cơ cấu hệ thống, một yêu cầu đặt ra thì khối ngân hàng thương mại nhà nước phải giảm được tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% mới bảo đảm cân đối được thanh khoản.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024