CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2 trình bày giới thiệu chung về thanh khoản, phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Kế đến, chương này tổng hợp các bài nghiên cứu trên thế giới cùng nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến khả năng thanh khoản. Trên cơ sở các khái niệm và lý thuyết có liên quan, chương 2 đề xuất đưa ra các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong chương 4.
2.1 Giới thiệu về thanh khoản và các trạng thái thanh khoản của ngân hàng
2.1.1 Thanh khoản ngân hàng
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (2008), thanh khoản được định nghĩa là khả năng của ngân hàng để có được nguồn tiền cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn mà không phải chịu bất kỳ tổn thất đáng kể. Thực tế đồng ý rằng tất cả các doanh nghiệp bao gồm các ngân hàng đều phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản các ngân hàng là điều hiển nhiên từ các hoạt động của ngân hàng cung cấp thời gian đáo hạn không phù hợp từ các khoản tiền gửi và cho vay (tiền gửi ngắn hạn cho vay dài hạn). Kết quả là, các ngân hàng về cơ bản cần phải giữ không chỉ một nguồn vốn tối ưu mà còn duy trì mức thanh khoản cho hiệu quả và hoạt động.
Theo Trương Quang Thông (2012), theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
2.1.2 Các trạng thái thanh khoản của ngân hàng
Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, với các chi tiết về nguồn và sử dụng nguồn thanh khoản có thể được các nhà quản trị thiết lập để phục vụ nhu cầu quản trị thanh khoản. Nguồn và sử dụng thanh khoản, hay nói cách khác, cung và cầu thanh khoản bao gồm:
- Cung thanh khoản: là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng;
- Cầu thanh khoản: là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng.
Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiệp vụ tiêu biểu cấu thành cung và cầu thanh khoản:
Nguồn cầu thanh khoản | |
- Tiền gửi của khách hàng - Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi - Thanh toán nợ của khách hàng - Bán tài sản - Vay từ thị trường tiền tệ | - Khách hàng rút tiền từ tài khoản - Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao - Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi - Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ - Thanh toán cổ tức bằng tiền |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Hợp Kết Quả Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng.
- Tỷ Suất Sinh Lợi Roa, Roe Của 20 Nhtm Việt Nam Giai
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Rose (2004)
Trạng thái thanh khoản ròng:
Những nguồn cung và cầu thanh khoản đa dạng ở trên là yếu tố quyết định trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Trong bất kỳ một giai đoạn nào, thông qua bảng thiết lập cung cầu thanh khoản, chúng ta có thể tính ra trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng:
Trạng thái thanh khoản ròng = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản Như vậy có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây:
Trạng thái thanh khoản cân bằng: NLP = 0. Điều này khó có thể xảy ra trong thực tế.
Thặng dư thanh khoản, khi NLP > 0
Thiếu hụt thanh khoản, khi NLP < 0
Thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản đều diễn tả tình trạng mất cân bằng của ngân hàng. Trường hợp thặng dư thanh khoản thường xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, thiếu những cơ hội đầu tư và kinh doanh. Thặng dư thanh khoản cũng xảy ra khi ngân hàng thiếu những phương pháp và khả năng tiếp cận thị trường, khách hàng, Các nguyên nhân khác gây ra thặng dư còn có: ngân hàng không khai thác những tài sản có khả năng sinh lời, hoặc nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh so với quy mô hoạt động và khả năng quản lý. Các giải pháp để giải tỏa tình trạng thặng dư thanh khoản bao gồm: mua các chứng khoán (chính phủ) làm dự trữ thứ cấp, cho vay trên thị trường liên ngân hàng….
Thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể khiến ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới do sự dè dặt của công chúng đối với ngân hàng, một số ngân hàng thì ở trong tình thế cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì phải huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, càng làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng không có đủ vốn để hoạt động, phải sử dụng các biện pháp bù đắp bao gồm: bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương,….
Theo Aspachs và cộng sự (2005), có ba cơ chế mà các ngân hàng có thể sử dụng để chống lại cuộc khủng hoảng thanh khoản: (i) Các ngân hàng có bộ đệm của tài sản lưu động ở phía bên tài sản của bảng cân đối. Một bộ đệm đủ lớn của các tài sản như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác, chứng khoán nợ do chính phủ và chứng khoán tương tự làm giảm xác suất khi nhu cầu thanh khoản đe dọa sự tồn tại của các ngân hàng.(ii) chiến lược thứ hai được kết nối với nguồn vốn của bảng cân đối. Các ngân hàng có thể dựa vào thị trường liên ngân
hàng, nơi họ vay từ các ngân hàng khác trong trường hợp có nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, chiến lược này có liên kết chặt chẽ với rủi ro thanh khoản của thị trường.
(iii) Các chiến lược cuối cùng cũng liên quan đến nguồn vốn của bảng cân đối. Các ngân hàng trung ương thường đóng vai trò như một người cho vay cuối cùng để cung cấp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng thiếu thanh khoản và cung cấp thanh khoản trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản trên toàn hệ thống.
2.1.3 Đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng
2.1.3.1 Phương pháp khe hở tài trợ
Khe hở tài trợ là chênh lệnh giữa số dư bình quân của các khoản cho vay và số dư bình quân vốn huy động. Phương pháp này với hai thực tế đơn giản là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Khi nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng sẽ đối mặt với khe hở tài trợ.
Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ tín dụng trung bình - Tổng nguồn vốn huy động
trung bình
Nếu khe hở tài trợ là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ.
2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn
Với phương pháp này, ngân hàng tiến hành theo 2 bước. Đầu tiên, chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại trên cơ sở ước lượng xác suất (khả năng) rút tiền của khách hàng. Ví dụ như chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại: Ổn định thấp, ổn định vừa phải và ổn định cao. Sau đó, ngân hàng xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng nhóm vốn dựa trên cơ sở ấn định một tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng.
Như vậy, nhu cầu dự trữ thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy động tiền gửi được xác định như sau:
Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – Dự trữ bắt buộc)
Đối với các khoản cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng vốn khi khách hàng nộp đơn xin vay và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. Như vậy:
Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản vốn + Nhu cầu tiền vay tiềm
năng
2.1.3.3 Phương pháp chỉ số thanh khoản
Trong những năm gần đây các học giả trên thế giới đã phát triển một số phương pháp để đo lường khả năng thanh khoản trong ngân hàng. Trong các phương pháp đo lường này thì phương pháp đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng theo phương pháp chỉ số của Rose (2004) là đơn giản và được khá nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới áp dụng. Trong phương pháp này ngân hàng ước tính khả năng thanh khoản của mình dựa trên các chỉ số tài chính hay các chỉ số thanh khoản thông dụng.
Chỉ số thanh khoản là tỷ lệ cân đối kế toán khác nhau mà nên xác định xu hướng thanh khoản chính. Những tỷ lệ phản ánh thực tế là ngân hàng nên chắc chắn rằng nguồn tài trợ phù hợp, chi phí thấp là có sẵn trong một thời gian ngắn. Điều này có thể liên quan đến việc tổ chức một danh mục đầu tư tài sản có thể được dễ dàng bán (dự trữ tiền mặt, tối thiểu dự trữ bắt buộc hoặc chứng khoán của chính phủ), nắm giữ khối lượng lớn các khoản nợ ổn định (đặc biệt là các khoản tiền gửi từ người gửi tiền lẻ) hoặc duy trì dòng tín dụng với các tổ chức tài chính khác.
Các tác giả khác nhau như Andries (2009), Aspachs và cộng sự (2005), Bunda và Desquilbet (2008), Ghosh (2010), Vodová (2012) cung cấp chỉ số thanh khoản khác nhau. Các chỉ số thanh khoản thường được sử dụng là:
L1= Tài sản thanh khoản
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Tài sản thanh khoản trong chỉ số thanh khoản L1 gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác, chứng khoán nợ do chính phủ và chứng
khoán tương tự. Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tỷ trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản cao hơn thì năng lực để hấp thụ sốc thanh khoản càng cao. Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ lệ này cũng có thể được hiểu là không hiệu quả. Tài sản thanh khoản thu nhập thấp hơn làm xuất hiện chi phí cơ hội cao cho ngân hàng. Vì vậy nó là cần thiết để tối ưu hóa các mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận.
L2= Tài sản thanh khoản
𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖+𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản là rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cũng giống L1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt.
L3= Tài sản thanh khoản
𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
Tỷ số thanh khoản L3 có công thức tương tự như Tỷ số thanh khoản L2. Tuy nhiên khác với L2, tỷ lệ thanh khoản L3 của một ngân hàng giả định rằng các ngân hàng không thể vay từ các ngân hàng khác trong trường hợp cần thanh khoản. Các ngân hàng có thể đáp ứng các nghĩa vụ về mặt tài chính (khối lượng tài sản lưu động là đủ cao để trang trải kinh phí ổn định) nếu giá trị của tỷ lệ này là 100% hoặc hơn. Giá trị thấp hơn chỉ tăng độ nhạy cảm của một ngân hàng liên quan đến rút tiền gửi.
L4= Khoản cho vay
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này càng cao thỉ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng kém.
Có thể thấy đo lường thanh khoản ngân hàng bằng phương pháp chỉ số là phương pháp cụ thể, rõ ràng và dễ sử dụng nên thường được sử dụng để tính toán và dùng trong việc điều hành quản trị rủi ro thanh khoản. Các tỷ số này tương ứng với nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử dụng làm biến phụ thuộc để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Trong bài nghiên cứu này người viết cũng sử dụng phương pháp chỉ số này để tính toán và cụ thể là sử dụng chỉ số L1: Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản để tính khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016.
2.2 Các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Những nghiên cứu này tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại: Đầu tiên là những yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó như: quy mô ngân hàng ,lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động,… Nhóm thứ hai đề cập đến các nhân tố bên ngoài ngân hàng, các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của NHTW, lãi suất bình quân liên ngân hàng …
Akhtar và cộng sự (2011) xem xét các nhân tố nội tại của ngân hàng tác động lên khả năng thanh khoản. Bài nghiên cứu tìm hiểu khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại thông thường và các ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan. Tác giả sử dụng dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại ở Pakistan bao gồm 06 ngân hàng thương mại thông thường và 06 ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2009 với các nhân tố là: Quy mô ngân hàng, vốn lưu động ròng, ROE, tỷ lệ an toàn vốn, ROA. Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng của các nhân tố này ở mức ý nghĩa cao.
Các nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008), Choon và cộng sự (2013), Vodová (2013), Singh và Sharmar (2016) thì nghiên cứu các yếu tố nội tại lẫn các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế tác động lên khả năng thanh khoản ngân hàng.
Bunda và Desquilbet (2008) nghiên cứu ngân hàng các nước mới nổi từ 1995- 2004. Các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản phụ thuộc vào nhân tố nội tại của mỗi ngân hàng, thị trường và môi trường vĩ mô. Nhân tố bên trong ngân hàng như: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tài sản, các nhân tố thị trường: thực hiện các nguyên tắc Basel, lãi suất cho vay, tỷ lệ tổng tiền gửi/M2 và các nhân tố vĩ mô: Chi tiêu công/GDP, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Các biến giả đưa vào mô hình là: biến giả về khủng hoảng được gây ra bởi thanh khoản ngân hàng yếu kém, biến giả về vùng lãnh thổ phân biệt thành 4 nhóm: các nước chuyển đổi, các nước Châu Á, các nước Mỹ La tinh và các nước khác, biến giả về chế độ tỷ giá hối đoái với ý tưởng là những nước có chế độ tỷ giá thả nổi và cố định thì thanh khoản nhiều hơn các nước có chế độ trung gian.
Tương tự, Munteanu (2012) cũng nghiên cứu các yếu tố nội tại và vĩ mô tác động khả năng thanh khoản của 27 ngân hàng thương mại ở Romania trong giai đoạn 2002-2010. Tác giả cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa những năm trước khủng hoảng (2002-2007) và những năm khủng hoảng (2008-2010). Các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình đề xuất là: Nhân tố bên trong ngân hàng: Tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, vốn liên ngân hàng, chi phí vốn, tỷ lệ chi phí/thu nhập và các nhân tố bên ngoài: Lãi suất ROBOR, lãi suất rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp. Tác giả dùng mô hình hồi quy đa biến và kết quả cho thấy Z-score, có ảnh hưởng đáng kể (+) đối với thanh khoản ngân hàng trong những năm khủng hoảng.
Choon và cộng sự (2013) nghiên cứu khả năng thanh khoản của 15 ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn (2003-2012), chỉ ra các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản bao gồm các yếu tố cụ thể của ngân hàng là: quy mô Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận, cho vay không hiệu quả (NPL), trong khi các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: GDP và khủng hoảng tài chính, lãi suất liên ngân hàng