DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiệp vụ tiêu biểu cấu thành cung và cầu thanh khoản: ..8 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. 23
Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 1991-2016 26
Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2006-2015 33
Bảng 3.3: Tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng biến động qua các năm từ 2006- 2015 35
Bảng 3.4: Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 20 NHTM Việt Nam từ 2006- 2015 40
Bảng 3.5: Cơ cấu tiền mặt và Tiền gửi/Tài sản thanh khoản của 20 NHTM Việt Nam năm 2006-2015 41
Bảng 4.1: Mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập và kỳ vọng dấu 59
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến 61
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Tổng Quan Lý Thuyết Về Thanh Khoản Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Hợp Kết Quả Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng.
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 63
Bảng 4.4: Kiểm định phương sai thay đổi 64
Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến 64
Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan 65
Bảng 4.7: Kiểm định về việc lựa chọn các mô hình 65
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của FEM 66
Bảng 4.9: Kết quả mô hình FEM robust 67
Bảng 4.10: Kết quả mô hình FGLS 70
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả từ 4 mô hình Hồi quy 71
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản và tăng trưởng tài sản 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2015 27
Biểu đồ 3.2: Quy mô tổng tài sản của 20 NHTM Việt Nam năm 2015 28
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng thời thời kỳ 2006-2016 29
Biểu đồ 3.4:Tỷ trọng dư nợ các ngành năm 2016 30
Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006- 2016 31
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ Nợ xấu các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2016 32
Biểu đồ 3.7: Khả năng thanh khoản và tăng trưởng GDP 43
Biểu đồ 3.8: Khả năng thanh khoản và lạm phát 44
Biểu đồ 3.9: Khả năng thanh khoản và tổng tài sản bình quân 45
Biểu đồ 3.10: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu 46
Biểu đồ 3.11: Khả năng thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ROA 47
Biểu đồ 3.12: Khả năng thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ROE 47
Biểu đồ 3.13: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 49
Biểu đồ 3.14: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản 50
Biểu đồ 3.15: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu 50
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, nêu mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, lựa chọn phương pháp nghiên cứu để thực thiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu. Chương này cũng trình bày ý nghĩa khoa học và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (2008), thanh khoản được định nghĩa là khả năng của ngân hàng để có được nguồn tiền cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn mà không phải chịu bất kỳ tổn thất đáng kể. Một ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, thu nhập tốt và nguồn vốn đủ vẫn có thể thất bại nếu nó không được duy trì đủ thanh khoản (Crowe, 2009). Mặc khác, rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một ngân hàng mà còn uy tín của ngân hàng đó (Jenkinson, 2008). Một ngân hàng có thể mất niềm tin người gửi tiền nếu không đáp ứng được kịp thời các nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong môi trường kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh và hòa nhập sâu, rộng và nền kinh tế thị trường toàn cầu. Hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chu chuyển vốn của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển trên tất cả các ngành kinh tế. Đồng thời ngành ngân hàng cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi phải ngày càng đổi mới để phát triển an toàn, lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường tài chính quốc tế. Vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt và thách thức đối với các ngân hàng hiện đại. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu của bất ổn về tài chính, có thể gây ảnh hưởng và sụp đổ cả hệ thống ngân hàng. Ví dụ về điều này là sự kiện về việc tung tin đồn thất thiệt tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bỏ trốn năm 2003. Tin đồn thất thiệt đã làm số lượng người dân đến rút tiền tăng vọt dẫn đến việc thiếu thanh khoản khá nghiêm trọng tại ngân hàng này. ACB đã phải chi trả gần 700 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà Nước đã quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho
ACB với trị giá 950 tỷ đồng trong thời gian 60 ngày nhằm hỗ trợ thanh khoản. Nếu không có sự can thiệp nhanh chóng của Ngân hàng nhà nước giúp ổn định tâm lý của người dân thì hậu quả của việc mất thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu tại thời điểm trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống tài chính ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã cho thấy thêm tầm quan trọng về quản trị thanh khoản. Các ngân hàng thiếu các mô hình dự báo tốt để quản lý thanh khoản, điều này đã dẫn đến sự suy giảm thanh khoản và khó khăn của các ngân hàng trong việc tìm kiếm các nguồn vốn mới trên thị trường liên ngân hàng trong những thời điểm căng thẳng về thanh khoản. Điều này được thể hiện vào thời điểm khủng hoảng năm 2008, các ngân hàng thương mại nhỏ ở Việt Nam liên tục chạy đua về lãi suất huy động như NH Đông Nam Á (Seabank), NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), NHTMCP An Bình (ABBank) nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản. Kết quả đã làm ảnh hưởng sụt giảm kế hoạch lợi nhuận ngân hàng nghiêm trọng từ 30%-40%. Tháng 12/2010, Ủy ban Basel đã ban hành những tiêu chuẩn Basel mới (Basel III), trong đó tập trung vào quản trị rủi ro thanh khoản bằng việc giới thiệu các chỉ tiêu liên quan đến khả năng, mức độ thanh khoản của các NHTM như tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) đối với từng loại tiền tệ, tỷ lệ vốn ổn định ròng (NSFR) và các công cụ điều hành để đánh giá rủi ro thanh khoản.
Các nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008), Akhtar và cộng sự (2011), Munteanu (2012), Choon và cộng sự (2013), Moussa (2015) đã cho thấy được những yếu tố khác nhau từ trong nội bộ mỗi ngân hàng đến những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế ảnh hưởng lên khả năng thanh khoản. Nhận diện và tìm hiểu tác động của các nhân tố này lên khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại giúp cho quản trị thanh khoản ngân hàng tốt hơn và giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, quản trị ngân hàng khi thường xuyên phải học hỏi, đổi mới, cập nhật các thông lệ quốc tế tiên tiến như các tiêu chuẩn Basel II, III về quản lý thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đề tài này nghiên cứu về:
“Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động chính đến khả năng thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, đánh giá và đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm giúp cho quản lý thanh khoản được hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản trong các NHTM Việt Nam
Thực trạng khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam thông qua đánh giá sự ảnh hưởng của một số nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô.
Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam
Gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản ở các NHTM Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn xác định hai câu hỏi nghiên cứu sau:
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tác động tới khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm 20 ngân hàng thương mại Việt Nam, gồm Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và Ngân
hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Theo Báo cáo NHNN, tổng tài sản toàn hệ thống các TCTD năm 2015 là 7.319.317 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của các loại hình ngân hàng là 7.153.831 tỷ đồng. Quy mô tài sản năm 2015 của mẫu nghiên cứu là 4.361.876 tỷ đồng (chiếm 60.97% tổng tài sản của các ngân hàng) cho thấy mẫu nghiên cứu có tính đại diện cho ngành ngân hàng Việt Nam. Thời gian nghiên cứu lựa chọn trong khoảng thời gian từ năm 2006-2016. Đây là khoảng thời gian có nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam kể từ giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế đến tăng trưởng mạnh mẽ từ khi gia nhập WTO và bao gồm giai đoạn đối phó cũng như hồi phục kinh tế sau khủng hoảng 2007-2008. Khoảng thời gian 2006-2016 là phù hợp để phản ánh các biến động về khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa theo nghiên cứu của Vodová (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Hungary giai đoạn 2001-2010 và nghiên cứu của Choon và cộng sự (2013) nghiên cứu khả năng thanh khoản của 15 ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003-2012. Cả hai nghiên cứu đều sử dụng biến độc lập tác động đến khả năng thanh khoản là các nhân tố vi mô ngân hàng và cả các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế. Vodová (2013) sử dụng mô hình hồi quy OLS, trong khi đó nghiên cứu của Choon và cộng sự (2013) thì sử dụng mô hình Fixed Effect.
Theo đó, nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu dạng bảng cho các biến độc lập gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu, thị phần ngân hàng, hiệu quả hoạt động chi phí, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng tài chính là các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 10 yếu tố trên. Mô hình chạy Hồi quy Pooled OLS và Mô hình chạy 2 hiệu ứng (Fixed Effects và Random Effects). Ngoài ra còn sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Sử dụng phần mềm STATA để xử lý dữ liệu. Sau khi tiến hành hồi quy đa biến, chạy các kiểm định và phân tích các yếu tố, bài nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại và đưa ra nhận xét kết quả phân tích có được.
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu này cho thấy các nhân tố nội tại của ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố vĩ mô nền kinh tế tác động đến khả năng thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
Trên cơ sở thừa hưởng kết quả của các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, các nghiên cứu ở Việt Nam đã vận dụng các nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô vào nghiên cứu về khả năng thanh khoản Tuy nhiên vẫn ít các nghiên cứu sử dụng các nhân tố như thị phần ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt động vào mô hình để xem xét ảnh hưởng lên khả năng thanh khoản như các nghiên cứu gần đây của Roman và Sargu (2015), nghiên cứu của Moussa (2015). Khủng hoảng tài chính cũng là một nhân tố đáng chú ý khi có tác động khác nhau ở các nghiên cứu của Vodová (2013), Choon và cộng sự (2013). Do đó, bài luận văn đã áp dụng những nhân tố này vào mô hình nghiên cứu để tìm ra tác động của các nhân tố này đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những khuyến nghị về chính sách để giúp tăng khả năng thanh khoản ngân hàng.
1.7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 05 chương chính, sau các chương chính là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục được trình bày theo thứ tự sau:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung cốt lõi của đề tài cần nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Trong chương này tác giả trình bày lý thuyết có liên quan về thanh khoản ngân hàng và những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của các NHTM.
Chương 3: Thực trạng khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam từ khoảng thời gian 2006 đến năm 2016. Từ đó, tác giả trình bày thực trạng về khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích tác động của các nhân tố như tăng trưởng GDP, lạm phát, tổng tài sản bình quân, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Trong chương này, tác giả phân tích mối quan hệ và đưa ra kết quả hồi quy về ảnh hưởng của các nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản các NHTM Việt Nam bằng việc sử dụng mô hình hồi quy dạng tĩnh là Pooled OLS, Fixed effect, Random Effect và FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan (nếu có) của mô hình OLS.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Trong chương này, tác giả đưa ra những kết luận về mô hình nghiên cứu được sử dụng trong Chương 4. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng giúp khả năng thanh khoản trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề phân tích ảnh hưởng của nhân tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.