Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng từ các nghiên cứu trước đây 17

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình 27

Bảng 4.1: ROE của một số NHTM Việt Nam và ROE bình quân ngành giai đoạn 2005 - 2015 37

Bảng 4.2: ROA của một số NHTM Việt Nam và ROA trung bình ngành giai đoạn 2005 - 2015 38

Bảng 4.3: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 40

Đồ thị 4.1: Tỷ trọng tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2005 - 2015 41

Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 42

Đồ thị 4.2: ROE và ROA trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 44

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc là ROA 45

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc là ROE 46

Bảng 4.8: Kết quả tính toán giá trị VIF cho các biến giải thích 47

Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình 48

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman 49

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 21 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Nghiên cứu đã tổng quan lý thuyết về khả năng sinh lợi cũng như cơ sở nào để tìm ra những nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây. Và cuối cùng, bằng cách áp dụng ba phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng bao gồm: ước lượng bình phương bé nhất (Pooled OLS), tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích dữ liệu cho rút ra kết luận. Mô hình thực nghiệm cho thấy quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, mức độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt động, mức độ đa dạng hóa thu nhập, lạm phát đều có tác động đến khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm ra mối liên hệ của quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng nợ phải trả đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


1.1 Lý do chọn đề tài:


Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội, thách thức cho mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực rất nhạy cảm. Việc mở cửa thị trường tài chính, làm cho các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, vấn đề cấp thiết mà tất cả các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, phát triển bền vững, gia tăng khả năng sinh lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Hay nói cách khác, khả năng sinh lợi chính là mục tiêu quan trọng, khẳng định sự tồn tại của ngân hàng trong môi trường toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung có phần suy giảm. Lấy trường hợp NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, theo báo cáo thường niên chính thức năm 2014, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 1,5% xuống 0.88% trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Bên cạnh đó, tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) cũng sụt giảm mạnh từ 22,55% năm 2010 xuống 10,76% năm 2014 (mức độ giảm trung bình từ 3 - 5 % /năm). Phải chăng đó là do tình hình nợ xấu gia tăng, lãi suất huy động lại giảm liên tục trong thời gian qua, hay các biến đổi về nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế là các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Xét dưới góc độ của một nhà quản trị ngân hàng, việc xác định những nhân tố nào tác động đến thu nhập, khả năng sinh lợi của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến tổ chức của mình sẽ rất có giá trị trong công tác quản trị, thiết lập chiến lược hoạt động. Nắm bắt thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam". Từ kết quả nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ đóng góp phần nào đó giá trị thực tiễn, giúp ngân hàng có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những nhân


tố nào sẽ tác động đến khả năng sinh lợi, từ đó có những biện pháp, chiến lược hoạt động hiệu quả.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:


Đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Việt Nam, bao gồm các nhân tố bên trong ngân hàng và các nhân tố bên ngoài thuộc nền kinh tế vĩ mô. Mức độ tác động của các nhân tố này tác động như thế nào đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:


Đề tài thực hiện cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:


- Thực trạng về khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015.

- Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 (nhân tố nào tác động mạnh nhất, yếu nhất)

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu cho đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là 21 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Danh sách cụ thể của 21 ngân hàng được trình bày tại phụ lục 1.

Dữ liệu phân tích được lấy từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm cuối năm của 21 ngân hàng được chọn. Số liệu cho


các biến số thuộc nền kinh tế vĩ mô được thu nhập từ website của Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

1.5 Phương pháp nghiên cứu:


Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Cụ thể:

Thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 21 ngân hàng trong thời gian 2005 - 2015, các số liệu thuộc về nền kinh tế vĩ mô.

Phân tích thống kê mô tả, thống kê các giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, phương sai... để biết được những đặc tính cơ bản của mẫu nghiên cứu.

Thực hiện các kiểm định để phát hiện các hiện tượng sau có xảy ra trong mô hình hay không, bao gồm:

Hiện tượng đa cộng tuyến - Multi Colinear: sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation) để kiểm tra.

Hiện tượng tự tương quan - Autocorrelation: sử dụng hệ số Dubin-Watson d để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Tiến hành ước lượng mô hình hồi quy bằng 03 phương pháp: mô hình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp: kiểm định Hausman, F_Test và Larange Multiplier Test.

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu:


Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin cho các nhà quản trị của các ngân hàng TMCP, hỗ trợ các nhà quản trị đưa ra các quyết định, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, xây dựng chính sách hợp lý dựa trên các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.


Bên cạnh đó, kết quả cũng cung cấp những thông tin hữu ích cho các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng hiểu biết về các nhân tố về nội tại ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, từ đó đưa ra quyết định đầu tư của mình vào lĩnh vực ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và NHNN xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, có thể đưa ra những chính sách vĩ mô, điều chỉnh lãi suất một cách kịp thời, hợp lý nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng bền vững, hoạt động hiệu quả, thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.7 Kết cấu của đề tài


Luận văn bao gồm 5 chương như sau:


Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu


Chương 2: Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các Ngân hàng thươngng mại và tổng quan các nghiên cứu trước đây.

Chương 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG

QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY


2.1 Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng


2.1.1 Khái niệm


Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ, ra đời với vai trò là trung gian tài chính, biến những nguồn vốn nhỏ, nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nguồn vốn kinh doanh đầu tư cho các ngành kinh tế, tiêu dùng trong xã hội nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cũng như các doanh nghiệp khác, để kinh doanh, ngân hàng thương mại cần có nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ nền kinh tế, vốn đi vay...), và phải tự chủ về tài chính (nghĩa là cân đối giữa thu nhập và chi phí) để hoạt động kinh doanh đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.

Theo Harward và Upton (1961, trang 147) phát biểu rằng: "khả năng sinh lợi là khả năng của một sự đầu tư nhất định có thể tạo ra lợi nhuận". "Khả năng sinh lợi cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị thường để có thẻ tạo ra lợi nhuận", đây là quan điểm được trình bày bởi Amico và cộng sự (2010). Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng sinh lợi cao chưa hẳn là tốt, bởi vì để có mức khả năng sinh lợi như vậy có thể ngân hàng phải chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao.

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra


những thua lỗ và nắm giữ những tài sản thanh khoản kém, cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lợi của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững.

Hoạt động ngân hàng bao gồm một số hoạt động chính như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Vì nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng là vốn huy động từ bên ngoài và vốn tự có lại chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng nguồn vốn kinh nên cần thiết phải tính toán, cân đối để đảm bảo thu nhập từ những hoạt động kinh doanh, đầu tư, cấp tín dụng phải đủ bù đắp cho chi phí huy động, các chi phí khác để đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng.

2.1.2 Xác định khả năng sinh lợi của ngân hàng


Về mặt lý thuyết, khả năng sinh lợi thông thường được đo lường bằng các tỷ

lệ sau:


2.1.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Asset - ROA)


Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, ROA cho ta biết hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để kiếm lợi. Hay nói cách khác, ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿𝑖 𝑛ℎ𝑢𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑇𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠𝑛 (𝑇à𝑖 𝑠𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛)


2.1.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)


ROE được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu bình quân. Về mặt quản trị, tỷ lệ ROE phản ánh khả năng, mức độ tạo ra lợi

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí