Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi


Roman và Danuleti (2013) đều cho rằng các nhân tố này đều mang tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ủng hộ nhóm nhân tố này còn có nghiên cứu về khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng Hy Lạp năm 2009 của nhóm tác giả Alexious và Sofoklis (2009).

Thứ hai là xu hướng về mô hình nghiên cứu:


Những nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ của Berger (1995), Neeley và Wheelock (1997) . Berger (1995) nhấn mạnh mối tương quan dương giữa tỷ suất sinh lợi trên vớn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ vốn chủ sở hữa trên tổng tài sản khi nghiên cứu mẫu gồm các ngân hàng của Mỹ giai đoạn 1983 - 1992. Trong khi đó Neeley và Wheelock (1997) thực hiện mô hình nghiên cứu gồm các ngân hàng thương mại tại Mỹ giai đoạn 1980 - 1995, kết quả cho thấy lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia. Như vậy, có thể thấy, các nhân tố thuộc về cấu trúc tài chính của ngân hàng hay các nhân tố thuộc nền kinh tế vĩ mô đều có khả năng tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo sau các nghiên cứu của những năm 1990 trở về trước, các nghiên cứu này tập trung phân tích dựa vào dữ liệu giữa các nước hay một hệ thống ngân hàng của riêng một quốc gia. Một số tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và các yếu tố tác động. Các giả thuyết được các tác giả đề cập đến một số lý thuyết như sau: lý thuyết phát tín hiệu (signalling hypothesis), ví dụ bằng cách tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, người ta kỳ vọng đạt lợi nhuận tốt trong tương lai, điều này được đề cập trong nghiên cứu của Beger (1995); Alexiou và Sofoklis (2009). Ngược lại, trong một nghiên cứu của Garcia Herrero và các cộng sự (2009), tác giả sử dụng lý thuyết rủi ro - lợi nhuận và cho rằng tăng rủi ro bằng các tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, tức là giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu thì sẽ tăng khả năng sinh lợi.

Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể tổng hợp lại các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng (bảng 2.1 ). Nhìn chung, kết quả cho thấy các nhân tố về quy mô tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ


xấu, chi phí hoạt động, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát... đều được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình. Các nhân tố còn lại được lựa chọn riêng theo từng tác giả sao cho phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Cụ thể các nhân tố được trình bày lại như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng từ các nghiên cứu trước đây



Nhân tố

Nhóm tác giả ủng hộ

Nghiên cứu tương ứng của nhóm tác

giả

Kỳ vọng trong các nghiên

cứu trước đây


Quy mô ngân hàng (logarit của tổng tài sản)

1. Samy Ben Naceur (2003)


2. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)

1. The determinants of the Tunisia banking industry profitability.

2. An empirical analysis of the determinants pf bank profitability in

Romania.

Tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

3. Antonio Trujillo-Ponce (2013)

3. What determines the profirability of banks? Evidence from Spain

Tác động âm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng


Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

1. Dietrich và Wanzenried (2009)

1. What determines the profitability of commercial bank? New evidence from

Switzerland

Tương quan dương với khả năng sinh lợi

2. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)

2. An empirical analysis of the determinants pf bank profitability in Romania.

Có thể tương quan dương hoặc âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng

Tỷ lệ dư nợ cho vay

1. Antonio Trujillo-Ponce

1. What determines the profirability of

Tương quan dương hoặc âm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

(2013)

2. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)

banks? Evidence from Spain.

2. An empirical analysis of the determinants pf bank profitability in Romania

với khả năng sinh lợi của ngân hàng


Tỷ lệ nợ xấu

1. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)


2. Antonio Trujillo-Ponce (2013),

1. An empirical analysis of the determinants pf bank profitability in Romania

2. What determines the profirability of

banks? Evidence from Spain

Tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng


Hiệu quả hoạt động (xét về tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập)

1. Antonio Trujillo-Ponce (2013)

2. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)


3. Constantinos Alexious và Voyazas Sofoklis (2009)

1. What determines the profirability of banks? Evidence from Spain.

2. An empirical analysis of the determinants pf bank profitability in Romania.

3. Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking

sector

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng

Chi phí vốn (chi phí

1. Angela Roman và Adina

1. An empirical analysis of the

Tương quan âm với khả năng

trên tổng tài sản

vốn huy động)

Elena Danuleti (2013)

determinants pf bank profitability in

Romania

sinh lợi của ngân hàng


Đa dạng hóa thu nhập

1. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)


2. Antonio Trujillo-Ponce (2013),

1. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in Romania

2. What determines the profirability of

banks? Evidence from Spain

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng

Cấu trúc nợ phải trả (tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ

phải trả)

1. Antonio Trujillo-Ponce (2013)

1. What determines the profirability of banks? Evidence from Spain

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng


Hệ số tập trung ngành

1. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013),

1. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in

Romania

Có thể tương quan dương hoặc âm với khả năng sinh

lợi của ngân hàng

Giá trị vốn hóa thị trường trên GDP

1. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013)

1. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in

Romania

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng

lãi phải trả trên tổng

Tốc độ tăng trưởng GDP

1. Constantinos Alexious và Voyazas Sofoklis (2009)


2. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013),

1. Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector

2. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in Romania

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng


Lạm phát

1. Angela Roman và Adina Elena Danuleti (2013),

1. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in

Romania

Tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng


Nguồn: các nghiên cứu trước đây nghiên cứu đã tham khảo.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 đã trình bày tổng quát lý thuyết về khái niệm về khả năng sinh lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Khả năng sinh lợi có thể được đo lường bằng ROA, ROE hoặc NIM, mỗi cách đo lường đều có ưu và nhược riêng. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra cách đo lường và ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Một phần quan trọng trong chương 2 đó là đưa ra một số mô hình nghiên cứu trước đó về đề tài này. Đa phần các nghiên cứu đều chia các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi làm hai nhóm là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong thường bao gồm: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách, tính thanh khoản... Các yếu tố bên ngoài thuộc nền kinh tế vĩ mô thông thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất thực.


CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


3.1 Dữ liệu nghiên cứu


Nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng hồi quy bằng dữ liệu bảng. Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần: thành phần dữ liệu chéo và thành phần chuỗi thời gian. Nguồn số liệu được thu thập vào cuối mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2015 của 21 ngân hàng trên tổng số 33 ngân hàng thương mại tại Việt Nam (không tính các ngân hàng 100% vốn nước ngoài). Tổng cộng nghiên cứu gồm có 231 quan sát. Theo W.H Green (1991), đối với mô hình hồi quy, cỡ mẫu nên lớn hơn hoặc bằng 50+8p (với p là số lượng biến độc lập trong mô hình) cho kiểm nghiệm tương quan bội. Như vậy số quan sát của nghiên cứu là phù hợp vì số lượng biến độc lập trong nghiên cứu này là 10, nên số quan sát tối thiểu cần là 130. Các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu đo lường các biến của mô hình là dữ liệu thứ cấp được tính toán từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên mỗi năm của các ngân hàng. Riêng các số liệu về tình hình kinh tế vĩ mô mỗi năm được lấy từ website Tổng cục thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tính toán các chỉ tiêu xảy ra hiện tượng thu nhập lãi thuần từ hoạt động thu lãi dương trong khi thu nhập thuần từ các hoạt động ngoài lãi lại âm. Điều này dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh âm và làm cho chỉ số đo lường đa đạng hóa thu nhập âm. Nghiên cứu khắc phục hiện tượng này bằng cách cho tỷ số này bằng 0 và xem như thu nhập ngoài lãi không có đóng góp gì vào tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh. Luận văn chủ yếu dựa vào nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng ở được thực hiện bởi Angela Roman và Adina Elena Danuleti vào năm 2013 tại Romania.

3.2 Giới thiệu các biến trong mô hình:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024