Tỷ Lệ Thu Nhập Cận Biên (Net Interest Margin - Nim)


nhuận ròng tạo ra trên vốn chủ sở hữu, đồng thời là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của một tổ chức đối với nhà đầu tư.

𝑅𝑂𝐸 = 𝐿𝑖 𝑛ℎ𝑢𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉𝑛 𝑐ℎ𝑠𝑢 (𝑣𝑛 𝑡𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛)


2.1.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên (Net interest Margin - NIM)


Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tổng tài sản có sinh lãi. Hệ số NIM được các ngân hàng quan tâm vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lợi thông qua kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lợi và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Hệ số NIM được tính bằng công thức sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑝 𝑙ã𝑖 − 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖

𝑇𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠𝑛 𝑐ó sinh 𝑙𝑖

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


Trong đó:


- Thu nhập lãi bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán. Chi phí lãi là các chi phí huy động vốn, chi phí vay...

- Tổng tài sản có sinh lợi = tổng tài sản - tiền mặt và các tài sản cố định


2.2 Các mô hình phân tích khả năng sinh lợi


Để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, người ta thường sử dụng một số mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các tỷ lệ sinh lợi. Theo tài liệu giáo trình về Quảng trị Ngân hàng Thương mại (Trần Huy Hoàng, 2011), chỉ ra một số mô hình phân tích khả năng sinh lợi phổ biến như sau:

- Mô hình đánh đổi lợi nhuận - rủi ro: Mô hình được thể hiện qua công

thức: 𝑅𝑂𝐸 = 𝑅𝑂𝐴 × 𝑡𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠𝑛

𝑡𝑛𝑔 𝑣𝑛 𝑐ℎ𝑠𝑢


Mối quan hệ trên cho thấy ROE phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Khi hiệu quả sinh lợi của tài sản càng cao và tỷ trọng vốn chủ sở hữu càng thấp so với tổng tài sản thì khả năng sinh lợi ROE càng cao. Như vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều nợ, ít vốn chủ sở hữu) có thể khuếch đại giá gị ROE. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro do áp lực trả nợ nhiều hơn.

- Mô hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu: mô hình phản ánh tác động gộp của các mặt khác nhau trong hoạt động của ngân hàng, bao gồm tỷ lệ sinh lợi hoạt động, tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ sinh lợi hoạt động phản ánh hiệu quả việc kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng tài sản phản ánh các chính sách quản lý danh mục đầu tư và cấu trúc tài sản. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu phản ánh chính sách đòn bẩy tài chính. Khi một trong các tỷ số này giảm, đồng nghĩa khả năng sinh lợi sẽ giảm theo.

- Mô hình tách các chỉ số phân tích lợi nhuận trên tài sản: ROA trong mô hình này được cấu thành từ tổng thu nhập lãi cận biên, thu nhập ngoài lãi cận biên và loại trừ phần tổn thất từ hoạt động tín dụng, kinh doanh, đầu tư khác. Việc tách riêng các thành phần như vậy cho ta thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng có thể phụ thuộc vào các yếu tố như: đòn bẩy tài chính, kiểm soát chi phí hoạt động để tăng nguồn thu, đa dạng hóa thu nhập (kể cả thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi), các danh mục đầu tư phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo thanh khoản, đồng thời tạo ra khả năng sinh lợi cao nhất từ tổng tài sản, kiểm soát chặt chẽ rủi ro để hạn chế thua lỗ từ các hoạt động.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi


2.3.1 Các nhân tố bên trong:


Từ lý thuyết những mô hình phân tích khả năng sinh lợi được nêu trong phần trên, ta có thể xét một số nhân tố bên trong, nhân tố thuộc về quản trị và chiến lược của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi như sau:

2.3.1.1 Quy mô ngân hàng


Ảnh hưởng của quy mô lên khả năng sinh lợi được xem là phi tuyến tính và thường được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Lý do là quy mô ngân hàng được sử dụng để nắm bắt lợi thế kinh tế từ quy mô đối với ngân hàng. Với lợi thế này, ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội trong quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các khoản mục đầu tư, góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác lại cho rằng đường chi phí trung bình của ngân hàng có hình chữ U; nghĩa là khả năng sinh lợi lúc đầu sẽ tăng cùng quy mô nhưng sau đó sẽ giảm do chi phí dài hạn tăng khi quy mô tiếp tục tăng (Athanasoglou, 2008). Với một quy mô tài sản lớn sẽ đòi hỏi công tác quản trị tốt để giải quyết một các tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi trong một khoản mục tài sản. Vì vậy, quy mô ngân hàng có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận ngân hàng.

2.3.1.2 Vốn chủ sở hữu


Về mặt kinh tế, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn riêng do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu và phần vốn được hình thành trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường căn cứ vào đó để xác định các tỷ lệ an toàn và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giúp cho các nhà quản trị quản lý ổn định và tăng trưởng vốn chủ sở hửu một cách hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho ngân hàng trước các rủi ro và giúp tăng khả năng sinh lợi một cách bền vững. Một trong các tỷ lệ thề hiện mức độ an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản có. Hệ số này đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân


hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự giảm sút về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng giảm. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn chủ sở hữu ngân hàng. Hay nói cách khác, tỷ lệ đòn bẩy cho thấy mức độ sử dụng nợ trong quyết định tài trợ của ngân hàng đồng thời cũng tồn tại mức độ rủi ro nhất định. Việc sử dụng nhiều nợ có thể làm phóng đại khả năng sinh lợi của ngân hàng, đặc biệt là tỷ lệ ROE.

2.3.1.3 Cấu trúc tài sản


Để đánh giá tác động của cấu trúc tài sản đến khả năng sinh lợi, người ta sử dụng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Dư nợ cho vay càng cao thì khả năng mang lại thu nhập lãi càng lớn, vì tổng tài sản tăng và khả năng tạo ra thu nhập lãi từ việc cho vay nhiều hơn. Hầu hết các tài liệu đều cho thấy khả năng sinh lợi kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn khác. Mặc dù chi phí nắm giữ các khoản cho vay tăng , khả năng sinh lợi vẫn tăng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng.

Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay càng cao cũng đặt ra vấn đề về chất lượng của các khoản cho vay, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng sẽ xuất hiện. Đến lúc này, khả năng sinh lợi sẽ giảm sút do ngân hàng phải tốn thêm chi phí trích lập dự phòng. Lập luận này được đề cập đến trong nghiên cứu của Roman và Danuletiu (2013). Chính vì vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có thể tác động làm tăng khả năng sinh lợi, và nếu tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng.

2.3.1.4 Cho vay khách hàng và rủi ro tín dụng


Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với rủi ro tín dụng, rủi ro không thu hồi được vốn.


Rủi ro tín dụng đươc đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu, tức là nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5. Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với khả năng sinh lợi của ngân hàng như sau: nếu tổng dư nợ thuộc nợ xấu càng tăng thì đòi hỏi ngân hàng phải trích lập một khoản dự phòng càng lớn, giảm quy mô tổng tài sản dẫn đến giảm thu nhập của ngân hàng.

2.3.2 Các nhân tố bên ngoài


2.3.2.1 Lạm phát


Lạm phát được đo lường bằng chỉ số CPI hàng năm. Lạm phát có ảnh đến nhiều mặt hoạt động của ngân hàng. Việc lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tùy thuộc vào tác động của lạm phát đến tiền lương và các chi phí hoạt động khác của ngân hàng. Trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng huy động vốn khó khăn. Để huy động được vốn thì phải nâng lãi suất huy động theo diễn biến của thị trường dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Việc kinh doanh của ngân hàng trở nên lỗ khi lãi suất huy động càng gần sát lãi suất tín dụng, gây bất ổn cho cả hệ thống. Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

2.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng GDP của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là trong một năm. Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn, nhu cầu vay vốn, gửi tiết kiệm, thanh toán dịch vụ qua ngân hàng ngày càng tăng. Điều này mang lại doanh thu cho ngân hàng và thúc đẩy khả năng sinh lợi của ngân hàng tăng. Một số nghiên cứu thực nghiệm của Athanasoglou (2008), Dietrich và Wanzenried (2010), Angela và Adina (2013) đều cho thấy lợi nhuận của ngân hàng có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2.4 Tổng quan một số nghiên cứu trước đây


Qua việc phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, ta thấy việc quản trị khả năng sinh lợi của ngân hàng là thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tăng trưởng kinh tế. Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây cho đề tài này. Do đặc thù, điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi thời kỳ là khác nhau nên các nghiên cứu có thể lựa chọn những biến số và phương pháp nghiên cứu khác nhau, và cũng có thể cho ra những kết quả trái ngược nhau. Xu hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng có thể tóm lược qua các nghiên cứu trước đây như sau:

Thứ nhất, xu hướng về cách đo lường và cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi:

Trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng, khả năng sinh lợi của các ngân hàng thường được đo lường bằng chỉ tiêu như: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập lãi cận biên (NIM). Một số tác giả thời kỳ đầu ủng hộ việc sử dụng hệ số NIM để đo lường khả năng sinh lợi nhưng trong các nghiên cứu về sau, các tác giả khác lại cho rằng ROA hoặc ROE sẽ phù hợp hơn. Một số dẫn chứng như


sau: Trong một nghiên cứu của Naceur (2003) đã sử dụng hệ số NIM và ROA để lượng hóa khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo Kosmidou (2008) và Horen (2007) cũng như một số các nghiên cứu về vấn đề này đều đồng ý rằng ROA là cách đo lường khả năng sinh lợi tốt nhất, họ cho rằng, ROA phản ánh khả năng quản trị của ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận từ nguồn lực tài sản của ngân hàng chứ không phải từ đòn bẩy tài chính tài sản, và ROA có tác động trực tiếp đến thu nhập và chi phí. Ngược lại, đến nghiên cứu của Alexious và Sofkilis (2009) khi thực hiện cứu thực nghiệm để xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đối với trường hợp của quốc gia Hy Lạp. Với mô hình được sử dụng, tác giả lần lượt thay các biến phụ thuộc bằng ROA và ROE, kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình sử dụng biến phụ thuộc ROE thích hợp hơn ROA mặc cho mô hình hồi quy ROA có hệ số R2 cao không đáng kể. Ngoài ra, theo Dietrich và Wanzenried (2014), các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm ROA, ROE và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng hệ số NIM chỉ tập trung vào lợi nhuận tạo ra đối với các thu nhập và chi phí từ lãi nên ROA và ROE vẫn là chỉ tiêu cơ bản có thể dùng thay thế nhau được.

Đối với các biến độc lập được lựa chọn để đánh giá mức độ tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng, các nghiên cứu trước đây thông thường chia các nhân tố này thành hai nhóm chính như sau: nhóm yếu tố thuộc nội tại của ngân hàng và nhóm yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô. Yếu tố nội tại ngân hàng thường bao gồm quy mô ngân hàng, cấu trúc tài sản, độ an toàn vốn, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động, mức độ đa dạng hóa thu nhập, chi phí lãi phải trả đối với tổng số dư huy động vốn... Các yếu tố vĩ mô thường là những nhân tố liên quan đến nền kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, thuế và các biến thể hiện đặc trưng thị trường như chỉ số vốn hóa thị trường, hay chỉ số đăc trưng ngành. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng vùng, từng quốc gia mà kết quả tác động của các nhân tố này sẽ khác nhau đối với từng nghiên cứu. Sau đây, bài viết sẽ điểm lại một số nghiên cứu để đánh giá xem tác giả nào sẽ ủng hộ nhóm nhân tố nào hơn, từ đó có căn cứ lựa chọn biến độc lập cho nghiên cứu của mình.


Đối với các nhân tố bên trong: đa phần đều đưa ra kết quả rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay khách hàng, chi phí hoạt động sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh lợi (kể cả tác động cùng chiều và ngược chiều). Các nhóm tác giả như Naceur (2003), Dietrich và Wanzeried (2009), Trujillo-Ponce (2013) cho rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tương quan dương đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng tại Romania của tác giả Roman và Danuleti (2013) lại cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mang tác động âm đến khả năng sinh lợi, do vốn chủ sở hữu càng nhiều đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng càng ít đòn bẩy tài chính, dẫn đến khả năng tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Bên cạnh đó, một số nhân tố như tỷ lệ vốn huy động trên tổng nợ phải trả, chi phí bao gồm chi phí lãi phải trả trên tổng vốn huy động và chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, đều mang tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả này đều được thể hiện trong các nghiên cứu của các nhóm tác giả như Roman và Danuleti (2013), Trujillo - Ponce (2013). Ngoài ra, trong xu hướng nghiên cứu của những năm gần đây, nhiều tác giả đề cập thêm đến vấn đề đa dạng hóa thu nhập, họ lập luận rằng, phải chăng ngân hàng nên mở rộng nhiều hoạt động kinh doanh, đầu tư hơn để gia tăng thu nhập từ các nguồn khác hơn là chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng truyền thống như từ trước đến nay. Đi theo xu hướng này có các tác giả như Trujillo - Ponce (2013), Dietrich và Wanzenried (2009), đều cho rằng càng đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng càng gia tăng khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, cũng có một số nhân tố lại cho ra kết quả không có tác động đến khả năng sinh lợi như trong nghiên cứu với hệ thống ngân hàng tại Tây Ban Nha năm 2013, tác giả Trujillo - Ponce không tìm thấy mối liên hệ giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi, kể cả trong hai trường hợp dùng biến phụ thuộc là ROA và ROE.

Đối với các nhân tố bên ngoài thuộc nền kinh tế vĩ mô hoặc những nhân tố thuộc về đặc trưng ngành: những nhân tố này bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường trên GDP, hệ số tập trung ngành... Nhóm tác giả

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024