Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Tổng Tài Sản: Roa Bảng 2.13: Chỉ Tiêu Roa Của Mb


Phân tích dư nợ theo thời gian gốc của khoản vay:

Bảng 2.10: Bảng dư nợ theo thời gian gốc của khoản vay

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay của

khách hàng

14.994

27.064

45.281

58.108

73.912

87.277

- Nợ ngắn hạn

9.186

15.756

29.235

38.929

53.084

63.430

- Nợ trung hạn

4.143

7.487

10.102

11.640

12.262

12.632

- Nợ dài hạn

1.665

3.820

5.943

7.538

8.564

11.215

Các khoản phải thu

của khách hàng

745

2.523

3.514

936

566

465

Tổng dư nợ

15.740

29.587

48.796

59.044

74.478

87.742

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 6

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013)


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của khách hàng


80


70 61.26

60


50

%

40

27.63

30


20

11.1

10


0


58.22


27.66


14.11


64.56


22.31


13.12


66.99


20.03

12.97


71.27


16.59

11.59


72.29


Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn

Nợ dài hạn


14.4 12.78

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Năm


(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 2013) Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 15.756 tỷ đồng, chiếm 53,25% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 71,52% so với năm 2008; Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 29.235 tỷ đồng, chiếm 59,92% tổng dư nợ cho vay và tăng


85,55% so với năm 2009; Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 38.929 tỷ đồng, chiếm 65,93% tổng dư nợ cho vay và tăng 33,16% so với năm 2010; Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 đạt 53.084 tỷ đồng, chiếm 71,27% tổng dư nợ cho vay và tăng 36,36% so với năm 2011; Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 đạt 72,29% tổng dư nợ cho vay và tăng 19,49% so với năm 2012.

Dư nợ cho vay của MB tập trung cho vay ngắn hạn chiếm đến gần 70% danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung hạn lại có xu hướng giảm và tỷ trọng cho vay dài hạn không thay đổi. Việc này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ ngắn hạn chiếm 72,29% tổng dư nợ, trong khi dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 14,4% và 12,78%.

Phân tích dư nợ vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp

- Khách hàng là doanh nghiệp tổ chức: Đối tượng khách hàng vay vốn của MB chủ yếu tập trung vào nhóm khác hàng doanh nghiệp (chiếm đến gần 90% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 20% tổng dư nợ cho vay. Nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu để tài trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án phát triển các ngành kinh tế cơ bản của đất nước của các tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng công ty Tân cảng Sải Gòn, Tập đoàn viễn thông quân đội, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam,… Trong nhiều năm qua, MB đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao do vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng việc tham gia tài trợ cho các dự án này sẽ giúp MB ngày càng nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường.

Bên cạnh nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước, MB còn có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình sang cả nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm khai thác các thế mạnh, tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp này cũng như phân tán rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

- Khách hàng là cá nhân: Đối tượng khách hàng cá nhân được phân khúc và đánh giá là phù hợp với chiến lược phát triển của MB. Việc cấp tín dụng cho cá nhân được xem xét trên nguyên tắc thận trọng, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ khi cho vay và khách hàng phải


đáp ứng đủ điều kiện về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, tư cách đạo đức,… theo quy định của MB. Trong những năm vừa qua, số lượng khách hàng và dư nợ cho vay cá nhân của MB tăng lên đáng kể với dư nợ chiếm từ 15% đến 20% tổng dư nợ của khách hàng. Dư nợ cuối năm 2010, dư nợ khách hàng cá nhân là 7.317 tỷ VND (đạt 67,82% so với năm 2009). Tại 31/12/2011, dư nợ khách hàng cá nhân là 8.073 tỷ đồng (đạt 10,33% so với năm 2010) và tại ngày 31/12/2013, dư nợ cá nhân là 12.279 tỷ đồng, tăng 33,86% so với năm 2012).

Phân tích dư nợ cho vay theo ngành:

Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng của MB tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu như thương mại công nghiệp nhẹ hàng tiêu dùng, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm…

Năm 2013, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của MB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm 23,24%, xây dựng chiếm 8,7%, bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 21,74%, vận tải, kho bải, thông tin liên lạc chiếm 7,3% phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với cơ cấu dư nợ không phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhóm ngành. MB có thể phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.

+ Tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng:

Việc phân loại các khoản nợ tại MB tuân theo quy định của NHNN Việt Nam, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: nợ cần chú ý, nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: nợ nghi ngờ, nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn. Trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 1,83%; 1,58%; 1,26%; 1,6%; 1,82%, 2,45%. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2011, tuy nhiên năm 2012 - 2013 tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn trung bình ngành là 3,79% năm 2013. Điều này cho thấy MB luôn chú trọng đến hoạt động kiểm soát nợ xấu.


Bảng 2.11: Chỉ tiêu nợ xấu/Tổng dư nợ

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Nợ xấu (tỷ đồng)

286

467

612

936

1.370

2.146

Dư nợ (tỷ đồng)

15.740

29.587

48.796

59.044

74.478

87.743

Nợ xấu/Dư nợ (%)

1,82%

1,58%

1,25%

1,58%

1,83%

2,45%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2012) Tỷ lệ nợ xấu của MB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2013 và ở mức chấp nhận được so với trung bình ngành tương ứng 2,17%, 2,2%, 2,14%, 3,3%, 8,82%, 3,79% . Đặc biệt trong năm 2011 phát sinh khoản nợ xấu Vinashin với hơn 500 tỷ đồng số dư trái phiếu và gần 300 tỷ đồng số dư bảo lãnh. Điều này đã khiến cho nợ xấu của MB gia tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 53% so với năm 2010, trong đó số dự phòng cụ thể trích trong năm 2011 là 420 tỷ đồng, dự phòng chung là 101 tỷ đồng. Việc dự phòng cho vay khách hàng là do nợ xấu gia tăng khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên. Như vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Danh mục tín dụng của MB luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trong thực tế nhiều năm qua, MB đã duy trì được chất lượng danh mục tín dụng tốt, kiểm soát nợ xấu chặt chẽ, luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Do tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đang có xu hướng tăng.

Dự phòng rủi ro tín dụng:

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thay cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng tín dụng bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Nguyên tắc lập dự phòng rủi ro cụ thể được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với từng nhóm nợ dưới đây sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo.


*Dự phòng chung:

Về dự phòng chung thì các tổ chức tín dụng phải thực hiên trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ được phân từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị các khoản bảo lãnh, giá trị thư tín dụng (L/C) và cam kết cho vay không hủy ngang.

Bảng 2.12: Bảng trích lập dự phòng

ĐVT: tỷ đồng


Thời điểm

Dự phòng cụ thể

Dự phòng chung

Tổng quỹ dự phòng

31/12/2009

257

393

650

31/12/2010

426

453

879

31/12/2011

675

562

1.237

31/12/2012

802

504

1.306

31/12/2013

1.328

578

1.906

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013) Trên nguyên tắc thận trọng và với mục tiêu đảm bảo danh mục tín dụng lành mạnh, trong tầm kiểm soát, ngoài việc duy trì nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ, MB còn xác định trong trường hợp xấu nhất vẫn sẽ có khoản dự phòng để xử lý khi rủi ro xảy ra. Do vậy, MB luôn duy trì giá trị quỹ dự phòng rủi ro lớn hơn số dư nợ xấu. Theo quy định của Quyết định 493 và thông tư 02/2013/TT-NHNN, đến tháng 5/2010, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích đủ 0,75% dự phòng chung. MB đã thực hiện trích đủ dự phòng chung theo quy định của NHNN từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2013 MB vẫn đảm bảo trích lập dự phòng chung và duy trì quỹ dự phòng chung theo quy định của NHNN.‌

2.2.3 Năng lực quản lý

2.2.3.1 Về kinh doanh:

MB đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng, tổ chức triển khai mô hình hoạt động tín dụng phù hợp với chiến lược định hướng của MB đến năm 2015

- Hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể và chiến lược riêng theo từng vùng miền, đối tượng khách hàng của MB.

- MB sẽ trở thành ngân hàng cộng đồng, chủ độn gắn bó với từng khách hàng, từng địa phương.


- MB xây dựng ngân hàng chuyên nghiệp gắn bó với khách hàng lớn theo hướng chủ động hơn, tạo sự trung thành của khách hàng.

- MB xây dựng ngân hàng văn hóa, sáng tạo, nâng cao tính kỷ luật, tính bền bỉ trong thương mại, chủ động vượt qua những khó khăn.

- MB xây dựng mô hình ngân hàng giao dịch, thanh toán, quản lý nguồn tiền bảo đảm nhanh chóng và an toàn trong toàn hệ thống cũng như giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế.

2.2.3.2 Về quản trị rủi ro:

MB đang từng bước nâng cao năng lực quản trị phù hợp với thông lệ tốt nhất trên thế giới. Để đạt được điều này, MB đã và đang tích cực thực hiện minh bạch thông tin theo thông lệ quốc tế nhằm xây dựng danh tiếng và củng cố niềm tin của khách hàng, nhân viên và công chúng; từng bước áp dụng thông lệ quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn BASEL I và II vào công tác quản lý rủi ro.

MB coi việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tập đoàn; và tích cực ứng dụng công nghệ vào kiểm soát rủi ro mọi mặt, đồng thời đưa ra các giải phát xử lý linh hoạt đối phó với những biến động lớn trên nền kinh tế vĩ mô cũng như sự thay đổi trên thị trường tài chính tiền tệ.

MB là ngân hàng TMCP đầu tiên xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

- công cụ hữu hiệu trong quản lý xếp hạng khách hàng, theo đó áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tái cấu trúc bộ máy theo hướng tập trung theo nhóm khách hàng.‌

2.2.4 Khả năng sinh lời

2.2.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA Bảng 2.13: Chỉ tiêu ROA của MB

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Lợi nhuận ròng

696

1.173

1.745

1.915

2.320

2.278

Tổng tài sản

44.346

69.008

109.623

138.831

175.609

180.433

ROA (%)

1,57%

1,7%

1,59%

1,38%

1,32%

1,26%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013)


ROA có xu hướng giảm mạnh từ 1,7% năm 2009 xuống còn 1,26% năm 2013. Nguyên nhân ROA có xu hướng giảm do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm mạnh qua các năm (từ 68,53% năm 2009 xuống còn 21,14% năm 2012) và năm 2013 lợi nhuận giảm 1,81% so với năm 2011, trong khi tăng trưởng của tài sản cũng giảm nhưng tốc độ ít hơn (từ 55,61% năm 2009 xuống 26,49% năm 2012) và năm 2013 tốc độ giảm mạnh chỉ còn 2,75%. Việc giảm này của MB do nền kinh tế gặp khủng hoảng. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thuộc mức cao so với mức trung bình ngành ngân hàng (0,49% năm 2013) do MB vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ổn định so với ngân hàng khác do có lợi thế từ các cổ đông sáng lập.

2.2.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE Bảng 2.14: Chỉ tiêu ROE của MB

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Lãi ròng

696

1.173

1.745

1.915

2.320

2.278

Vốn chủ sở hữu

4.424

6.888

8.882

9.642

12.863

15.141

ROE (%)

15,73%

17,03%

19,65%

19,86%

18,04%

15,05%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013)

Tỷ lệ ROE của các ngân hàng đến 31/12/2013

ĐVT: %

Nguồn http m vietstock vn 2014 02 nhieu ngan hang giam lai va bao lo no xau 1

(Nguồn: http://m.vietstock.vn/2014/02/nhieu-ngan-hang-giam-lai-va-bao-lo-no-xau- van-tang-737-332503.htm)

ROE có xu hướng tăng qua các năm 2008 - 2011, từ 15,73% năm 2008 lên tới 19,86% năm 2011, nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống còn 18,04% do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận từ năm 2008 – 2011 cao hơn mức độ tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đến năm 2012 thì tốc độ tăng vốn chủ hữu cao hơn lãi ròng, do vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên đến năm 2013 thì giảm xuống còn 15,05% do lợi nhuận năm 2013 giảm 1,81%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng ở mức cao hơn các ngân hàng khác như VCB (13,8%),


STB (13,1%), BID (12,7%),…. Điều này nói lên khả năng sử dụng vốn cổ phần có hiệu quả.


Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng của lãi ròng và vốn chủ sở hữu của MB

68.53

55.69

48.76

33.41

28.94

21.14

9.74 8.55

70

%

60


50

Lãi ròng


Vốn chủ sở hữu

40

30

20


10

0

2009 2010 2011 2012

Năm



(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013)‌

2.2.5 Khả năng thanh toán

2.2.5.1 Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt (Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản) Bảng 2.15: Chỉ tiêu tài sản thanh khỏan trên tổng tài sản

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Tiền mặt

411

541

868

917

864

1.035

Tiền gửi tại NHNN

515

1.427

746

6.029

6.239

3.616

Tiền, vàng gửi tại và cho vay tại TCTD khác

16.010

24.062

33.652

41.666

42.942

26.789

Tài sản thanh khoản

16.936

26.030

35.266

48.612

50.045

31.440

Tổng tài sản

44.346

69.008

109.623

138.831

175.609

180.433

TSTK/TTS

38,19%

37,72%

32,17%

35,01%

28,5%

17,42%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 - 2013)

Từ năm 2008 đến năm 2012, khả năng thanh khoản của MB luôn được đảm bảo với tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao (30%) so với một số ngân hàng lớn trong cùng ngành, chỉ sau EIB (39%), SHB (39%) và VCB (32%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022