Tình Hình Sử Dụng Điện Thoại Di Động Tại Khu Vực Nội Thành Hà Nội


- Kiểm định mối liên hệ giữa các biến nhân khẩu học với hànhvi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing

Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp kiểm định Chi-bình phương (χ2), với giả thuyết thống kê H0 và H1 và mức ý nghĩa α = 0,05. Trong trường hợp chỉ số P (p-value) hay chỉ số Sig. trong SPSS có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mức ý nghĩa α, giả thuyết H0 bị bác bỏ và ngược lại. Với thủ tục kiểm định này, nghiên cứu có thể đánh giá sự khác biệt về xu hướng hành vi giữa các nhóm nhân khẩu học.


CHƯƠNG 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong thời gian hai tháng, 1100 bảng câu hỏi điều tra đã được phân phát tới tận tay những người sử dụng điện thoại tại khu vực nội thành Hà Nội theo nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, gửi qua email hay sử dụng bảng hỏi được thiết kế trên Internet. Kết thúc điều tra, sau khi tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng hỏi bị lỗi, nghiên cứu đã thu được 858 bảng hỏi hoàn chỉnh tương đương với tỉ lệ khoảng 78%. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ là những người đang sử dụng điện thoại di động nên những người không sử dụng điện thoại di động không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, vì vậy, những phiếu trả lời có lựa chọn là không sử dụng điện thoại di động bị loại khỏi phạm vi phân tích. Số lượng phiếu điều tra phù hợp được đưa vào thống kê phân tích là 835 phiếu.

4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu


Cấu trúc của mẫu điều tra được chia và thống kê theo các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập cá nhân. (Bảng thống kê chi tiết tại phụ lục 6)

- Cơ cấu theo giới tính: Trong số 835 phiếu trả lời hoàn chỉnh có49,8% người trả lời là Nam tương đương với 416 người và 50,2% là nữ với 419 người. Kết quả điều tra của nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ giới tính trong cấu trúc dân số Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng (Nam/ Nữ: 49/51).

- Cơ cấu theo độ tuổi: 36,6% những người tham gia trả lời có độ tuổi <23 tuổi tương đương 306 người. Những người từ 23-34 tuổi


chiếm tỉ lệ cao nhất: 44,8% tương đương 374 người, những người trong độ tuổi từ 35-45 và>45 lần lượt là 70 và 85 người tương đương với 8.4% và 10.2%. Nhìn vào kết quả điều tra này ta có thể thấy được đối tượng trẻ - thanh niên chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số những người tham gia cuộc điều tra. Trong khi đó, đối tượng trung niên bao gồm hai nhóm tuổi là từ 35 - 45 và >45 có tỉ lệ tham gia cuộc điều tra không cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi mà Mobile Marketing được xác định là dịch vụ Marketing hướng vào giới trẻ (những người có độ tuổi dưới 35).

- Cơ cấu theo trình độ học vấn: trong số 835 phiếu trả lời hợp lệ có 541 người trả lời có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất ~ 75%, 102 người có trình độ Trung học ~ 13,1% và 93 người có trình độ trên đại học ~ 11,9%.

- Cơ cấu theo nghề nghiệp: nhân viên văn phòng và công chức nhà nước là nhóm có tỉ lệ tham gia trả lời cao nhất với 39,4%, tiếp theo là học sinh/ sinh viên với 36,6%. Những người kinh doanh tự do chiếm 12%, nghỉ hưu nội trợ là 7,8% và nhóm nghề nghiệp khác chiếm 4,2%. Kết quả điều tra cho thấy nhóm học sinh sinh viên có tỉ lệ bằng với nhóm có độ tuổi <23 là 36,6%. Điều này thể hiện tính chính xác của dữ liệu điều tra. Bên cạnh đó, kết quả điều tra phân bổ theo tiêu chí nghề nghiệp có tỉ lệ gần như tương đồng với tỉ lệ chia phần mẫu điều tra ở chương 3. Vì vậy, có thể kết luận là dữ liệu điều tra được là phù hợp để sử dụng cho các hoạt động phân tích.

- Cơ cấu theo thu nhập: nhóm có thu nhập từ 3 đến 5 triệu có tỉ lệ cao nhất với 39% tổng số người tham gia trả lời. Điều này phù hợp với cấu trúc thu nhập của người dân Hà Nội và tương ứng với thu nhập trung bình của nhóm công nhân viên chức và nhân viên văn phòng. Những


người chưa có thu nhập chiếm 23%, thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm 13% và thu nhập trên 5 triệu chiếm 25%.

4.2 Tình hình sử dụng điện thoại di động tại khu vực nội thành Hà Nội

Theo kết quả điều tra hầu hết những người được hỏi cho biết họ đã có thời gian sử dụng điện thoại trên 1 năm, cụ thể là: 68,4% sử dụng điện thoại di động từ 4 đến 10 năm, 23,2% sử dụng từ 1 đến 3 năm, 7,8% sử dụng trên 10 năm. Những người sử dụng điện thoại di động dưới 1 năm chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ ~ 0,6%. (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: Thời gian sử dụng điện thoại di động



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Alid

<1 năm

5

.6

.6

.6


1-3 năm

194

23.2

23.2

23.8


4-10 năm

571

68.4

68.4

92.2


>10 năm

65

7.8

7.8

100.0


Total

835

100.0

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Những chỉ số điều tra về thời gian sử dụng điện thoại của người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội rất ấn tượng với một quốc gia đang phát triển như nước Việt Nam và cũng chứng tỏ người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng thiết bị công nghệ cao này. Hơn thế nữa, với phần lớn người tiêu dùng được hỏi có thời gian sử dụng tương đối dài (4-10 năm) đã phần nào chứng tỏ điện thoại di động đã trở thành một vật dụng quan trọng và thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân.

Khi được hỏi về mạng điện thoại di động đang sử dụng, 31% số người được hỏi cho biết họ đang dùng mạng của công ty Vietel, 29% dùng mạng


của công ty Mobifone, 27% dùng mạng của công ty Vinaphone và 13% dùng mạng của các nhà cung cấp khác như E-VN telecom, S-fone, Beeline, Vietnammobile.(Hình 4.1).


Hình 4 1 Mạng điện thoại di động đang sử dụng So sánh với thị phần công 1


Hình 4.1: Mạng điện thoại di động đang sử dụng


So sánh với thị phần công bố của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam (Vietel: 36%, Mobifone: 29%, Vinaphone: 28%, các mạng còn lại: 7%), ta thấy kết quả điều tra không có nhiều sự sai khác. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy có sự chênh lệch về thị phần của các nhà mạng khác bởi thị trường Hà Nội là một trong hai thị trường chính của các nhà mạng nhỏ nên thị phần của họ ở khu vực này chắc chắn sẽ cao hơn so với toàn quốc.

Theo báo cáo của NielsenMobile (2009) [8], số lượng thuê bao điện thoại di động trả trước tại địa bàn Hà Nội chiếm 95% tổng số thuê bao, tuy nhiên kết quả của khảo sát này lại chỉ ra rằng tỉ lệ người dùng thuê bao trả trước thụt giảm xuống hơn 20%, chỉ ở mức 70,8%. Ngược lại số người dùng thuê bao trả sau có xu hướng tăng từ 5% năm 2009 lên 19,2%. Những người đang đồng thời sử dụng cả hai loại thuê bao trên chiếm 10%. (Bảng 4.2).


Bảng 4.2: Loại thuê bao điện thoại di động



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

Trả trước

591

70.8

70.8

70.8


Trả sau

160

19.2

19.2

89.9


Cả hai loại trên

84

10.1

10.1

100.0


Total

835

100.0

100.0


Những con số trên thể hiện sự thay đổi trong tâm lý và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đối với dịch vụ viễn thông di động, khi việc sử dụng thuê bao trả trước, sim rác, thay vào đó là việc sử dụng hai loại thuê bao cho những mục đích và nhu cầu khác nhau hoặc chuyển sang dùng thuê bao trả sau để được hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó, phần lớn những người trả lời phỏng vấn có mức chi tiêu trung bình cho dịch vụ điện thoại di động là từ 100 đến 300 nghìn đồng(406 ~ 48,6% tổng số người trả lời). Mức chi tiêu cao (>500 nghìn đồng) là mức chi tiêu có số lượng người thấp nhất với chỉ 8,4%, ngược lại mức chi thấp (dưới 100 nghìn đồng) chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong số các nhóm người được hỏi với 25,4%. Những người có mức chi thấp chủ yếu rơi vào nhóm học sinh/sinh viên và người nghỉ hưu/nội trợ - những người có ít nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng sim khuyến mại là chính. (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Mức chi tiêu cho cước phí điện thoại di động



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

<100.000

212

25.4

25.4

25.4


100-300.000

406

48.6

48.6

74.0


300.000-500.000

147

17.6

17.6

91.6


>500.000

70

8.4

8.4

100.0


Total

835

100.0

100.0



Những chỉ số thống kê ở Bảng 4.3 cũng tương tự với tỉ lệ trong kết quả điều tra của NielsenMobile (2009) với 73% người sử dụng điện thoại di động có mức chi tiêu vừa và chỉ 13% có mức chi tiêu nhiều.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có đến 31% ~ gần một phần ba số người trả lời cho biết họ gửi hơn 10 tin nhắn/ngày SMS một ngày, có nghĩa là trung bình cứ mỗi giờ làm việc họ nhắn 1 tin nhắn SMS. Những người có số lượng nhắn tin SMS trung bình (từ 3 đến 10 tin/ngày) chiếm 51,1% và nhóm có số lượng nhắn tin thấp (dưới 3 tin/ngày) chiếm 17%. (Bảng 4.4)

Bảng 4.4: Số lượng tin nhắn SMS gửi đi trong ngày



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

<3 tin

142

17.0

17.0

17.0


3-10 tin

427

51.1

51.1

68.1


>10 tin

266

31.9

31.9

100.0


Total

835

100.0

100.0


Tương tự như việc gửi tin nhắn, những người có mức nhận tin trung bình (từ 3-10 tin/ngày) chiếm tỉ lệ cao nhất ~ 55%, theo sau là nhóm những người nhận số lượng tin nhắn cao (trên 10 tin/ngày) ~ 24% và nhóm có số lượng tin nhắn nhận được hàng ngày thấp (dưới 3 tin/ngày) vẫn ở vị trí cuối cùng với 21%. (Bảng 4.5)

Bảng 4.5: Số lượng tin nhắn SMS nhận được trong ngày



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

<3 tin

175

21.0

21.0

21.0


3-10 tin

436

55.0

55.0

76.0


>10 tin

197

24.0

24.0

100.0


Total

835

100.0

100.0



Khi so sánh số liệu của hai bảng kết quả 4.4 và 4.5, ta có thể thấy được sự hợp lý giữa tỉ lệ của số lượng tin nhắn gửi đi và số lượng của tin nhắn nhận về hàng ngày của những người tham gia phỏng vấn.

4.3 Thực trạng hoạt động nhắn tin quảng cáo và Mobile Marketing


Theo kết quả phỏng vấn, trong 3 tháng kể từ thời điểm điều tra trở về trước có 94% số người trả lời tương ứng với 785 người cho biết họ có nhận được tin nhắn quảng cáo, trong khi đó chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ là 6% (chỉ có 50 người) không nhận được tin nhắn quảng cáo (Bảng 4.6).

Bảng 4.6: Tỉ lệ người nhận được tin nhắn quảng cáo trong 3 tháng gần đây



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

785

94.0

94.0

94.0


Không

50

6.0

6.0

100.0


Total

835

100.0

100.0


Kết quả của bảng 4.6 chỉ ra rằng, người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội đã rất quen thuộc với tin nhắn quảng cáo. Kết quả này cũng là cơ sở đánh giá những người tham gia trả lời phỏng vấn có kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết đối với nội dung được hỏi. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự chính xác của kết quả điều tra.

Bên cạnh đó, hầu hết những người tham gia trả lời cho biết họ đã từng nhận được tin nhắn quảng cáo, nhưng chỉ có 24% trong số họ đã từng thực hiện hành động đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo, 76% những người còn lại không đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo nhưng hàng ngày vẫn nhận được tin nhắn quảng cáo. Đây là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra những yếu kém và tồn tại của việc quản lý lơi lỏng đối với hoạt động này ở Việt Nam. (Bảng 4.7)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022