Tỉ Lệ Người Tiếp Tục Muốn Nhận Tin Nhắn Quảng Cáo


Bảng 4.7: Tỉ lệ người đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

197

24.0

24.0

24.0


Không

638

76.0

76.0

100.0


Total

835

100.0

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, chỉ có 13% tổng số người được hỏi cho biết họ muốn tiếp tục được nhận tin nhắn quảng cáo.(Bảng 4.8).

Bảng 4.8: Tỉ lệ người tiếp tục muốn nhận tin nhắn quảng cáo



Tần suất

Tỉ lệ (%)

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Valid

109

13.0

13.0

13.0


Không

726

87.0

87.0

100.0


Total

835

100.0

100.0


Nhìn vào bảng 4.8, chúng ta thấy tỉ lệ người muốn tiếp tục nhận tin nhắn quảng cáo tương đối thấp và là một hồi còi báo động với các công ty đang thực hiện hoạt động Mobile Marketing. Lý do có thể là: (1) hoạt động quảng cáo qua tin nhắn thường gây phiền nhiễu và không mang lại giá trị cho người tiêu dùng, (2) nội dung của tin nhắn quảng cáo không phù hợp với nhu cầu, sự quan tâm của người tiêu dùng.

Những thống kê và phân tích ở trên đãphần nào chứng tỏ thực tế là hoạt động quảng cáo qua tin nhắn hiện nay ở Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu kiểm soát khi một số lượng lớn tin nhắn quảng cáo được gửi tới điện thoại di động của người tiêu dùng mà không được phép.

Ngoài ra, đối với những người có đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo thì đang có xu thế không muốn nhận tin nhắn quảng cáo nữa.Vì thế, nhận định


của rất nhiều bài báo và nghiên cứu cho rằng quảng cáo qua tin nhắn đang trở thành một vấn nạn không phải là không có cơ sở.

Trên thị trường hiện nay có 3 đối tượng chính đang thực hiện hoạt động gửi tin nhắn quảng cáo bao gồm: Nhà mạng, các đơn vị kinh doanh và các đối tượng khác (các cá nhân, các tổ chức phi thương mại). Kết quả điều tra (hình 4.2) dưới đây chỉ ra rằng toàn bộ những người được hỏi đều nhận được tin nhắn quảng cáo do các nhà mạng di động gửi. Trong đó, 85% ~ 709 người nhận được tin nhắn của các đơn vị kinh doanh và 22% ~ 189 người nhận được tin nhắn từ các đơn vị khác.


Hình 4 2 Đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo Đối với nội dung của tin nhắn 1


Hình 4.2: Đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo


Đối với nội dung của tin nhắn quảng cáo mà người tiêu dùng nhận được, kết quả thống kê cho thấy, nhóm tin nhắn có nội dung thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông có số lượng người lựa chọn cao nhất với 835 người. Con số này cho thấy toàn bộ những người được hỏi đều nhận được tin nhắn của lĩnh vực điện tử, viễn thông. Thống kê này hoàn toàn hợp lý khi toàn bộ những người được hỏi đều nhận được tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng.Bên cạnh đó, dịch vụ quảng cáo SIM và số điện thoại đang được đánh giá là một trong những hoạt động quảng cáo phổ biến nhất qua tin nhắn.Đứng vị trí thứ 2 là những tin nhắn có nội dung giải trí và tiếp theo là tin nhắn có nội dung về thời trang, làm đẹp với số lượng lần lượt là 587 lượt lựa chọn


và 423 lượt lựa chọn. Những lĩnh vực khác có số lượng người lựa chọn không nhiều.(Hình 4.3)


Hình 4 3 Nội dung của tin nhắn quảng cáo 4 4 Xu hướng hành vi của người tiêu 2

Hình 4.3: Nội dung của tin nhắn quảng cáo


4.4 Xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing

Như đã đề cập ở phần trên, người tiêu dùng Việt Nam được xác định có chín hành vi cơ bản đối với Mobile Marketing, trong đó có ba hành vi xảy ra ngay khi người tiêu dùng nhận được tin nhắn quảng cáo gửi tới điện thoại di động của họ, đó là: (1) Không quan tâm, (2) Xóa (3) Mở. Sau khi đã mở tin nhắn quảng cáo ra, người tiêu dùng sẽ thực hiện tiếp sáu hành vi nữa là:

(4) Đọc kỹ để tìm kiếm thông tin nào cần thiết cho mình, (5) Lưu lại để khi nào cần có thể xem lại (6) Thông báo tin nhắn rác cho nhà mạng hoặc gọi điện, nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, (7) Gửi chuyển tiếp cho bạn bè, người thân đang cần thông tin về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo, (8) Sử dụng thông tin để lựa chọn và mua hàng và (9) Tham gia các chương trình được quảng cáo.

Trong tổng số 835 người tham gia trả lời, có 44% (~365 người) sẽ bỏ qua và không quan tâm đến tin nhắn quảng cáo và 21% (~179 người) lựa


chọn phương án xóa ngay tin nhắn quảng cáo, 35% (~291 người) còn lại sẽ mở tin nhắn quảng cáo ra đọc. (Hình 4.4)


Hình 4 4 Hành vi của người tiêu dùng ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo 3


Hình 4.4: Hành vi của người tiêu dùng ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo


Kết quả điều tra trên cho thấy, hành vi mang tính phản ứng ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo của người tiêu dùng có xu thế không tích cực, cụ thể là 65% trong tổng số phiếu trả lời lựa chọn hai hành vi không mang tích cực đối với hoạt động Mobile Marketing là: Không quan tâm và Xóa.

Trong số 291 người mở tin nhắn, hầu hết sẽ thực hiện những hành vi mang tính tích cực như đọc để tìm kiếm thông tin, lưu lại,gửi chuyển tiếp cho bạn bè, người thân hay tham gia các chương trình được quảng cáo. Tuy nhiên vẫn có đến 10% trong số đó sẽ thông báo tin nhắn rác cho nhà mạng hoặc gọi điện, nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo. Tỉ lệ này tuy không nhiều nhưng kết hợp với số lượng những người có hành vi không tích cực ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo như xóa hoặc không quan tâm, ta có thể kết luận tạm thời: “Người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội có xu hướng


thực hiện những hành vi không tích cực đối với hoạt động Mobile Marketing” (Hình 4.5)


Hình 4 5 Hành vi của người tiêu dùng sau khi mở tin nhắn quảng cáo Theo thống 4


Hình 4.5: Hành vi của người tiêu dùng sau khi mở tin nhắn quảng cáo


Theo thống kê ở Hình 4.5, khoảng 50% trong số những người thực hiện hành vi mở tin nhắn quảng cáo cho biết họ sẽ đọc nội dung tin nhắn để tìm kiếm thông tin cần thiết cho mình, 20% thì sử dụng thông tin do tin nhắn quảng cáo cung cấp để làm cơ sở lựa chọn và mua hàng. Những người thực hiện hành vi Lưu lại, Gửi chuyển tiếp cho bạn bè, người thân hay Tham gia các chương trình được quảng cáo chiếm một tỉ lệ không lớn (dưới 10%).

4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và hành vi đối với hoạt động Mobile Marketing của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội

4.5.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (chỉ số Cronbach Anpha)


Như đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu, việc kiểm định hệ số tin cậy của thang đo đóng một vai trò rất quan trọng tới tính chính xác và


phù hợp của kết quả nghiên cứu. Nó một mặt giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy mặt khác giúp nghiên cứu điều chỉnh và phát triển thang đo chính thức.

Hơn thế nữa, trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng và tham khảo nhiều thang đo của các nghiên cứu nước ngoài cũng như phát triển một số thang đo mới. Những thang đo này lần đầu tiên được sử dụng trong nghiên cứu với người tiêu dùng Việt Nam. Vì thế, việc kiểm định hệ số tin cậy của thang đo là rất cần thiết.

Theo phương pháp kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (chỉ số Cronbach Anpha), những biến quan sát nào có chỉ số Cronbach Anpha nếu loại biến lớn hơn chỉ số Cronbach Anpha chung của thang đo và chỉ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0,4 thì có thể xem xét kiến nghị loại bỏ biến quan sát đó khỏi thang đo. Thang đo chính thức sẽ được xây dựng và cấu trúc lại dựa trên những biến quan sát có đủ độ tin cậy.

4.5.1.1 Thang đo: tính thông tin (Infomativeness – INFO)


Nhóm các nhân tố về tính thông tin của Mobile Marketing bao gồm các yếu tố như sự cần thiết của thông tin, tính cập nhật, sự đơn giản và thông tin thị trường. Nhóm nhân tố này được đo bằng bốn biến quan sát là INFO1 (Tin nhắn quảng cáo cung cấp những thông tin mà tôi cần), INFO2 (Thông tin của tin nhắn quảng cáo có tính cập nhật), INFO3 (Nội dung của tin nhắn quảng cáo đơn giản, dễ hiểu) và INFO4 (Tin nhắn quảng cáo mang lại cho tôi rất nhiều thông tin thị trường). Hệ số Cronbach Anpha thu được theo kết quả điều tra là 0,884. Biến INFO3: “Nội dung của tin nhắn quảng cáo đơn giản, dễ hiểu” có giá trị Cronbach Anpha nếu loại biến là 0,932 > Cronbach Anpha chung là 0,884, ngoài ra biến Info3 còn có tương quan tổng biến < 0,4 nên


nghiên cứu sẽ xem xét đề nghịloại bỏ biến INFO3. Việc loại bỏ biến INFO3 sẽ làm tăng mức độ tin cậy cho thang đo “tính thông tin”. (Bảng 4.9)

Bảng 4.9: Hệ số tin cậy của thang đo “Tính thông tin”




Scale mean if item deleted


Scale variance if item deleted

Corrected item

– Total Correlation

Cronbach Alpha if item deleted

Tin nhắn quảng cáo cung

8.30

6.416

.877

.797

cấp những thông tin mà tôi





cần





Thông tin của tin nhắn

8.25

6.535

.863

.785

quảng cáo cập nhật





Nội dung của tin nhắn

7.97

8.489

.312

.932

quảng cáo đơn giản, dễ hiểu





Tin nhắn quảng cáo mang

8.50

7.544

.749

.851

lại cho tôi rất nhiều thông tin





thị trường





Reliability Statistics


Cronbach's Alpha

N of Items

.884

4

Số liệu điều tra cho thấy sự khác biệt giữa quan điểm của người tiêu dùng Việt Nam với người tiêu dùng nước ngoài khi “Nội dung của tin nhắn quảng cáo đơn giản, dễ hiểu” là một biến quan trọng trong hầu hết các điều tra về Mobile Marketing đã được thực hiện ở nước ngoài.Bên cạnh đó, hệ số Cronbach Anpha của thang đo: “tính thông tin” có giá trị = 0,884 > 0,7. Điều này chứng tỏ thang đo này đáng tin cậy.

4.5.1.2 Thang đo: Tính giải trí (Entertaining – ENT)


Tính giải trí của Mobile Marketing được kiểm định thông qua các biến quan sát như sự thú vị, niềm vui và sự hấp dẫn mà tin nhắn quảng cáo mang lại cho người nhận.


Nhân tố này được đo kiểm thông qua ba biến quan sát là ENT1 (Hoạt động quảng cáo qua tin nhắn rất thú vị), ENT2 (Tôi thấy vui khi đọc những tin nhắn quảng cáo mà tôi nhận được) và ENT3 (Tôi bị hấp dẫn bởi các chương trình nhắn tin trúng thưởng). (Bảng 4.10)

Bảng 4.10: Hệ số tin cậy của thang đo “Tính giải trí”



Scale mean if item deleted

Scale variance if item deleted

Corrected item

– Total Correlation

Cronbach Alpha if item deleted

Các chương trình quảng cáo

4.10

2.862

.375

.903

qua tin nhắn rất thú vị





Tôi thấy vui khi đọc những

4.12

2.326

.747

.631

tin nhắn quảng cáo mà tôi





nhận được





Tôi bị hấp dẫn bởi các

4.04

2.199

.754

.617

chương trình nhắn tin trúng





thưởng





Reliability Statistics


Cronbach's Alpha

N of Items

.804

3

Căn cứ số liệu phân tích của bảng 4.10 ta có thể nhận thấy, hệ số Cronbach Anpha chung của thang đo là 0,804 > 0,7. Điều này cho thấy thang đo này có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, biến quan sát ENT1: “Hoạt động quảng cáo qua tin nhắn rất thú vị” có giá trị Cronbach Anpha nếu loại biến là 0,903> Cronbach Anpha chung là 0,804 và tương quan tổng biến = 0,375 < 0,4 nên nghiên cứu có thể xem xét đề nghịloại bỏ biến quan sát này khỏi thang đo “Tính giải trí” để làm tăng mức độ tin cậy cho thang đo.

4.5.1.3 Thang đo: Sự tin cậy (Credibility – CRE)


Sự tin cậy của người tiêu dùng đối với Mobile Marketing thể hiện ở các khía cạnh như cảm nhận tin tưởng đối với các chương trình Mobile

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí