Một Số Tồn Tại Trong Việc Xác Định Các Hình Thức Đồng Phạm Và Nguyên Nhân

1. Các vụ án có đồng phạm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các vụ án đã xét xử của Tòa án, đa số các vụ cho thấy đa số các tội phạm có thông mưu trước, tập trung vào các vụ án: cố gây thương tích, trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, các tội phạm về ma túy, một số tội giết người, mua bán người, tội phạm tham những, tội buôn lậu.

Các vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn công cộng, xâm phạm sở hữu, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì xuất hiện hình thức đồng phạm ngày càng nhiều.

Các vụ án đồng phạm có thông mưu xuất phát từ những động cơ vụ lợi liên quan đến tài sản, những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng thường là các mâu thuẫn nhỏ nhặt. Trong những trường hợp này, các đồng phạm có sự cố ý cùng thực hiện hành vi phạm tội, chấp nhận hậu quả xảy ra và hoàn toàn có khả năng thấy trước tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra. Sự bàn bạc, thống nhất hành vi phạm tội có trường hợp xảy ra tức thời, và thực hiện nhanh chóng nhưng cũng có trường hợp bàn bạc với nhau trong thời gian lâu hơn.

Do pháp luật hiện hành không quy định khái niệm hình thức đồng phạm có thông mưu trước, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó, nên trong một số bản án được phân tích chưa nhận thức đúng về hình thức đồng phạm này.

Trong đó, phạm tội có tổ chức có 20 vụ, tập trung vào các vụ án về các tội tham nhũng, buôn lậu, cướp tài sản, và các tội liên quan đến ma túy và mua bán người. Tòa án áp dụng tình tiết "phạm tội có tổ chức" là tình tiết tăng nặng định khung là 7 vụ và tình tiết tăng nặng theo Điều 48 khoản 1 điểm a BLHS là 11 vụ.

2. Trong 50 vụ, có 12 vụ có đồng phạm giản đơn, tập trung vào các loại tội gây rối trật tự công cộng, tối cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe người khác, tội giết người, tội chống người thi hành công vụ. Đây thường là những trường hợp phạm tội có đồng phạm có ít hoặc không có sự bàn bạc thống nhất từ trước. Sự cấu kết giữa những người phạm tội là không đáng kể, chỉ dừng ở việc mỗi người đồng phạm chỉ biết về hành động phạm tội của một hay nhiều người khác tại thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm.

2.2.2. Một số tồn tại trong việc xác định các hình thức đồng phạm và nguyên nhân

Trong 50 vụ án hình sự được phân loại có đồng phạm được tác giả nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên trong 5 năm, đa số các vụ này thỏa mãn các dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm.

Đa số các vụ án được Tòa án nhân dân hai cấp xác định đúng hình thức đồng phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ví dụ 1: Ngày 31/7/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang vừa mở phiên tòa xét xử lưu động tại UBND thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vụ án “Mua bán người” và tội "Mua bán trẻ em" đối với các bị cáo: Đinh Thị Lan, Hứa Viết Trưởng, Đinh Thị Bình cùng trú tại thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cùng với Lù Văn Xanh, sinh năm 1993, trú tại thôn Cốc Héc, xã Trung Thành, huyện Vị xuyên, tỉnh Hà Giang, bị cáo Vinh Triều Binh trú tại thôn Mèo Pả, trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến ngày 31/7/2014, Đinh Thị Bình (SN 1972), Đinh Thị Lan (SN 1968), Hứa Viết Trưởng (SN 1990), Lù Văn Xanh (SN 1993) đã ba lần đưa 6 bị hại gồm: Tráng Thị Nguyệt, sinh ngày 01/11/1998; Lù Thị Bích, sinh ngày 25/11/1996, cùng trú tổ 11, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang); Nguyễn Thị Phương Mai, sinh ngày 09/10/1999 trú tại tổ 12, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang); Lý

Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9

Thị An sinh ngày 01/12/1996, trú tại đội 5, thôn Đồng Tâm, huyện Bắc Quang (Hà Giang); Sải Thị Liêm sinh ngày 29/01/1999, trú tại thôn Tả Chải, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, (Hà Giang) và Đặng Thị Chẩy sinh ngày 16/3/1998, trú tại Bản Khoéc, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) sang Trung Quốc, để Vừ Thị Mỷ (tức Sình) (SN 1983), trú tại tổ 6, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bán cho Vinh Triều Binh (tức Dùng Sào Pín, SN 1970), trú tại thôn Mèo Pả, trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Mục đích các bị cáo Lan, Bình, Trưởng, Xanh đưa 06 bị hại sang Trung Quốc bán để cho người khác lấy làm vợ và đưa đi làm thuê, còn không biết người mua với mục đích gì. Đối với bị cáo Vinh Triều Binh, mục đích mua các bị hại Nguyễn Thị Tuyết Mai và Lý Thị An để đưa đi làm gái bán dâm. Tính đến ngày các bị hại bị mua và bán có tuổi đời chỉ từ 14 - 17 tuổi, cụ thể: Tráng Thị Nguyệt được 15 tuổi 5 tháng; Lù Thị Bích được 17 tuổi 5 tháng; Nguyễn Thị Phương Mai được 14 tuổi 8 tháng 17 ngày; Lý Thị An được 17 tuổi 6 tháng 25 ngày; Sải Thị Liêm được 15 tuổi 6 tháng 2 ngày; Đặng Thị Chẩy được 16 tuổi 4 tháng 14 ngày. Đối với bị can Vừ Thị Mỷ, sau khi phạm tội đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định truy nã và tách vụ án để điều tra, xử lý sau. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Đinh Thị Lan, Lù Văn Xanh, Vinh Triều Binh mỗi bị cáo 20 năm tù, Đinh Thị Bình 21 năm tù, Hứa Viết Trưởng 23 năm tù về tội “Mua bán người” và “Mua bán trẻ em”.

Ví dụ 2: Ngày 25/5/2014, Hoàng Đình Đ, Nguyễn Thị H, Nguyễn Sỹ C, Nguyễn Văn V, Trần Thị K ở tỉnh Hà Giang đã có hành vi mua bán trái phép 190,4g Hêroin và bị bắt. Tất cả các bị cáo đều bị truy tố theo điểm b khoản 4 Điều 194 BLHS, với khung hình phạt từ hai mươi năm đến chung thân hoặc tử hình. Trong vụ án này Đ và V có vai trò chính, còn H (là vợ Đ), K (là vợ

V), C (là chú H), có vai trò thứ yếu chỉ làm theo sự chỉ dẫn của Đ và V. Căn cứ vào định lượng Hêrôin mà các bị cáo mua bán, đối chiếu với hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 thì hai bị cáo Đ và V có vai trò chính trong vụ án có xử nghiêm cũng chỉ đến hai mươi năm tù (Nghị quyết này hướng dẫn xử phạt hai mươi năm tù nếu Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ 100 gam đến dưới 300gam), và đương nhiên các bị cáo còn lại sẽ phải chịu mức án thấp hơn Đ và V là dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. Trong khi các bị cáo chỉ có tình tiết khai báo thành khẩn, nếu áp dụng đúng quy định tại Điều 47 và các văn bản hướng dẫn nêu trên thì không thể xử các bị cáo thấp hơn mức khởi điểm của khung hình phạt được vì trái với quy định tại Điều 47.

Tuy nhiên, do không nắm vững những dấu hiệu của đồng phạm, còn có bản án còn mắc phải sai lầm khi xét xử trong việc nhận định đúng đồng phạm và hình thức đồng phạm cụ thể

Một vấn đề thực tiễn khác là trong các vụ án đồng phạm thì việc phân loại và tính số đồng phạm thực hiện tội phạm không có thông mưu trước và có thông mưu trước gặp khó khăn. Nhiều bản án chỉ nhận định rằng: bọn chúng rủ nhau phạm tội hoặc bọn chúng bàn nhau song không nêu rõ nội dung bàn bạc.

Hầu hết các bản án không phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của vụ án từ việc phân tích các hình thức đồng phạm đơn giản - phức tạp; có thông mưu trước - không có thông mưu trước. Nhiều bản án nhận định chung chung: bọn chúng bàn nhau. Không nêu rõ nội dung bàn bạc như thế nào nên khó xác định được hình thức đồng phạm. Chỉ có 2 bản án nhắc đến các từ "có thông mưu trước", “không có dự định trước”.

Mặt khác, thực tiễn xét xử cho thấy thường có sự nhầm lẫn giữa vai trò người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm thành người giúp sức. Trong

một số bản án không phận biệt rạch ròi giữa người tổ chức và người xúi giục nên ít áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội. Nhiều bản án không phân tích rõ tính chất của đồng phạm, phân tích tính chất và mức độ tham gia của những người đồng phạm còn mang tính chất cào bằng, chưa lượng hóa được hành vi phạm tội cụ thể của từng người tham gia trong vụ án (thường sử dụng những từ chung như: đồng phạm với vai trò tích cực, vai trò ngang nhau) dẫn đến việc xét xử các bị cáo mức án không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do các bị cáo gây ra.

Các nguyên tắc trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người đồng phạm tuy không được quy định thành điều luật riêng biệt, áp dụng đối với trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm, song về cơ bản những nguyên tắc này đã được áp dụng thống nhất trong quá trình xét xử. Một số vụ án có thiếu sót, sai phạm mang tính chất cá biệt không điển hình. Theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, luật hình sự Việt Nam đã xác định: Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy định. và phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 48 Bộ luật Hình sự liên quan đến hành vi phạm tội chung nếu họ cùng gây ra hoặc cùng nhận thức được tình tiết đó. Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp cứ có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm.

Ví dụ 3: Tại bản án số 12 /2010/HSST ngày 15/4/2010 của Toà án quân sự khu vực H tỉnh HG đã xét xử vụ án có nội dung như sau:

Nguyễn Văn B là chỉ huy, có tư thù cá nhân với cấp dưới của mình là Lê Văn H nên đã chỉ đạo cho Trần Hữu T và Lê Văn V. (cũng là cấp dưới của B.) làm nhục H. để trả thù. B. gọi T và V đến nhà mình để bàn bạc địa điểm và cách hành động…

Có quan điểm cho rằng, đó là phạm tội có tổ chức trong một vụ án đồng phạm vì có sự phân công phân cấp, có sự bàn bạc và câu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm có người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong vụ án này người tổ chức là Nguyễn Văn B., còn người thực hành là T và V. Thế nhưng có quan điểm thứ hai cho rằng, đây không thể là phạm tội có tổ chức vì đây không phải là vụ án đồng phạm.

Khi xác định tội danh thấy rằng cả B, T và V cùng trong quân đội. B sẽ phạm vào tội: "Làm nhục đối với cấp dưới" theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự. Còn T và V phạm vào tội: "Làm nhục đồng đội" theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự. Và như vậy trong trường hợp này sẽ không có đồng phạm vì không cùng một tội danh. Đồng phạm là "cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Đã không có đồng phạm thì sự câu kết chặt chẽ, sự phân công phân cấp, sẽ không còn ý nghĩa gì và như thế sẽ không thể là phạm tội có tổ chức. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai.

Rõ ràng trong vụ án này cả người tổ chức và người thực hành đều với một mục đích là làm nhục nhưng Bộ luật Hình sự lại quy định hai điều khác nhau là làm nhục đối với cấp dưới và làm nhục đồng đội. Điều này cũng dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau khi xác định trách nhiệm hình sự cho mỗi bị cáo.

Đối với nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm, Luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc thứ hai trong việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là: Mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Việc xác định trách nhiệm hình sự của người thực hành trong đồng phạm tất yếu chịu sự thống nhất về nguyên tắc này. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người

đồng phạm, người thực hành khác. Hành vi vượt quá của đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm khác và hành vi đó có thể đã cấu thành tội khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng định khung. Hành vi vượt quá thông thường là hành vi vượt quá của người thực hành.

Tuy nhiên để xác định đâu là hành vi vượt quá của người thực hành là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, đặc biệt là với những vụ án xâm hại tính mạng sức khoẻ. Trong quá trình thực hiện ý định phạm tội chung thì không chỉ có người thực hành mà cả những người đồng phạm khác cũng có thể có hành vi vượt quá, làm sai với sự thoả thuận trước của cả bọn. Người thực hành có vai trò quan trọng trong vụ án có đồng phạm. Tội phạm có được thực hiện hay không, thực hiện đến mức nào đều phụ thuộc vào kết quả hành vi của người thực hành. Nhưng trong số những hành vi mà người thực hành thực hiện để đạt kết quả mà bản thân người thực hành và những người đồng phạm khác mong muốn, có thể có những hành vi vượt quá ý định ban đầu của những người đồng phạm khác. Khi đó người thực hành đã thực hiện hành vi thái quá trong đồng phạm.

Trong thực tiễn xử lý một số vụ án Cố ý gây thương tích, ngoài những trường hợp "Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê" mà Bộ luật Hình sự đã qui định là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm h khoản 1 Điều 104 thì cũng còn trường hợp đồng phạm khác là dạng "đâm chém giúp".

Nó khác trường hợp qui định ở điểm h khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự nêu trên ở chỗ mặc dù không có "hợp đồng thuê" (là loại hợp đồng có đền bù, vô hiệu do nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng lại rất được kẻ phạm tội thực thi nghiêm chỉnh mà ta hay nói là dạng "đâm thuê, chém mướn") nhưng quyết tâm phạm tội và hậu quả tội phạm gây ra còn cao hơn những dạng thông thường và nhiều khi cũng chẳng kém trường hợp được thuê, bởi vì chúng thực hiện hành vi phạm tội rất manh động và táo tợn do

nhận thức lệch lạc và nhân cách méo mó, cộng với trạng thái tâm lý đám đông bị kích động và thường xuất hiện sau những cuộc nhậu nhẹt.

Với hình thức phạm tội là ở dạng nhiều người cùng chung ý chí và hành động, khi thực hiện tội phạm thì hầu hết đều là người thực hành và nói chung họ đều phải chịu cùng tội danh về tội "Cố ý gây thương tích", nhưng trong thực tiễn xét xử có rất nhiều trường hợp phạm tội ý chí chủ quan không hoàn toàn thể hiện bằng những hành động hoặc lời nói cụ thể; hoặc sự thống nhất ý chí giữa các đối tượng cùng tham gia việc phạm tội không thể hiện đầy đủ, rõ ràng nên dẫn đến rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc định tội danh cũng như xác định điều khoản áp dụng cụ thể đối với hành vi của các bị cáo. Vì vậy, việc định tội danh đối với trường hợp tội phạm vượt quá cũng cần phân biệt một cách cụ thể hơn theo vai trò của mỗi đồng phạm.

Ví dụ 4: Bản án số: 01/2013/HSST ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử các bị cáo H, S, B. Vụ án có nội dung như sau:

Do có mâu thuẫn cá nhân giữa H và A, H nói với S, B về việc H bị A đánh chửi để S dằn mặt A. Khoảng 16 giờ ngày 19/11/2009, H đưa S đi chỉ nhà của A nhưng không gặp A. Khoảng 19 giờ cùng ngày, H và bạn là L đi xem văn nghệ ở trường. H gọi điện nhờ S mua hộ một bó hoa đem đến trường. S rủ thêm B và C đi cùng. Khi đến cổng trường, S đưa hoa cho H rồi cùng B, C ngồi uống nước ở quán ngoài cổng trường. H và L cầm hoa đi vào trong trường thấy A cũng đang xem văn nghệ, H gọi điện cho S và bảo "A đang ở trong này, anh vào đi". Đợi một lúc không thấy S vào, H và L ra chỗ S đang ngồi uống nước thì B nói "Bọn anh không đánh nhau trong trường được". H và L tiếp tục vào trường xem văn nghệ.

Khoảng 21 giờ, A và các bạn ra về, H và L đi theo sau. H gọi điện cho S bảo"A đang đi ra cổng, anh vào đi". S đứng dậy nói với B "Đi vào đây với

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí