nhẹ hình phạt đối với người giúp sức hay giới hạn việc áp dụng TNHS đối với tòng phạm chỉ với các tội cố ý.
Đối với người thực hành, Quy chế đã xác định ba hình thức thực hiện tội phạm của người thực hành: Trực tiếp thực hiện tội phạm, điều khiển người khác (không có ý thức) thực hiện tội phạm và cùng người khác thực hiện tội phạm chung. Ngoài ra, trong thực tiễn giải quyết của Tòa án hình sự quốc tế, còn biết đến trường hợp người thực hành gián tiếp thực hiện tội phạm cùng người khác.
Tại khoản 3 Điều 25 của quy chế Rome cũng quy định trong trường hợp từ bỏ việc thực hiện tội phạm hoặc có hành vi ngăn chặn việc hoàn thành tội phạm sẽ không phải chịu hình phạt về hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nếu người đó tự nguyện từ bỏ hoàn toàn mục đích phạm tội.
Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước, có thể thấy rằng có rất nhiều quy định khác nhau về đồng phạm và các hình thức của đồng phạm.
Bộ luật hình sự Nhật Bản tại Điều 60 quy định đồng phạm chính phạm là "Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là những chính phạm". Ngoài ra Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng có quy định về người xúi giục và người giúp sức. Hình phạt đối với người giúp sức được giảm nhẹ hơn so với hình phạt đối với chính phạm. trong trường hợp hành vi phạm tội có đồng phạm đối với tội nhẹ, ít nghiêm trọng và được xử ở mức án thấp thì người xúi giục và người giúp sức sẽ không bị xử phạt, trừ trường hợp khác do luật quy định. Bên cạnh đó, khi một người cùng đồng phạm trong một tội phạm mà cấu thành của tội phạm đó lại phụ thuộc vào chức vụ của người phạm tội thì người đó vẫn là đồng phạm mặc dù họ không có chức vụ, và mức nặng nhẹ của hình phạt được áp dụng giống như người không có chức vụ.
Bộ luật hình sự Trung Quốc thì định nghĩa đồng phạm là "hai người trở lên cùng cố ý phạm tội, 2 người trở lên cùng do vô ý phạm tội thì không bị coi
là đồng phạm; từng người đồng phạm phải bị xử phạt riêng, căn cứ vào tội mà từng người phạm phải" (Điều 25 BLHS Trung Quốc). Chính phạm là người tổ chức, lãnh đạo nhóm tội phạm hoặc người giữ vai trò chính trong đồng phạm, còn người giữ vai trò thứ yếu hoặc bổ sung trong đồng phạm là tòng phạm, và tòng phạm chịu hình phạt nhẹ hơn so với chính phạm, có thể giảm hình phạt hoặc miễn hình phạt.
Kết luận Chương 1
Tội phạm do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện, khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và hành động có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm. Đồng phạm là hình thức phạm tội “đặc biệt”, đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ (về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm mà cả nhóm hướng tới thực hiện). So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát triển thành “phạm tội có tổ chức”, do đó việc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm có một số điểm khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Trong khoa học luật hình sự, căn cứ vào các đặc điểm về mặt chủ quan và khách quan của tội phạm đồng phạm được chia ra nhiều hình thức: đồng phạm có thông mưu trước, đồng phạm không có thông mưu trước; đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Chỉ trên cơ sở nắm vững các hình thức đồng phạm, đặc điểm đồng phạm mới vận dụng tốt khi giải quyết vụ án. Tuy vậy, thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử cho thấy nhận thức về đồng phạm hiện nay chưa được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, vẫn còn nhiều quan điểm và ý kiến trái ngược nhau. Những ý kiến khác nhau này đã gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phân Loại Các Hình Thức Đồng Phạm
- Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 5
- Đồng Phạm Và Các Hình Thức Đồng Phạm Theo Pháp Luật Quốc Tế
- Thực Tiễn Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Và Một Số Tồn Tại Vướng Mắc Đối Với Việc Xác Định Các Hình Thức Đồng Phạm Tại Tỉnh Hà Giang
- Một Số Tồn Tại Trong Việc Xác Định Các Hình Thức Đồng Phạm Và Nguyên Nhân
- Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Các Hình Thức Đồng Phạm
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không. Việc xác định đồng phạm và các hình thức đồng phạm có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử.
Chương 2
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 về các hình thức đồng phạm
Chế định đồng phạm là một chế định quan trọng của Luật hình sự Việt Nam. Xuất hiện ngay từ BLHS đầu tiên (Quốc triều Hình luật) và có quá trình hình thành phát triển lâu dài từ đó đến nay (BLHS 1999) chế định đồng phạm cùng với các quy định về tội phạm khác đã góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Đến năm 2015, trước các yêu cầu của thực tiễn xã hội và tình hình tội
phạm, cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 1999 đã đươc sửa đổi, bổ sung. Điều 17 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 quy đinh về đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồ ng pham
bao gồm người tổ chức , người thực
hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Như vậy, ngoài việc đảo khoản 3 lên khoản 2 của điều luật, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 còn có thêm một khoản quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành. Tuy nhiên, về mặt lập pháp hình sự, chế định đồng phạm hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng, bởi lẽ các quy phạm pháp luật trong BLHS 1999 quy định về đồng phạm còn thiếu, nhiều điều luật hiện hành về đồng phạm quy định rải rác ở nhiều chương, các văn bản giải thích luật cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn...
Chúng tôi tập trung phân tích các quy định về đồng phạm và hình thức đồng phạm của Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 như sau:
* Khái niệm đồng phạm
Điều 20 BLHS 1999 quy định: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".
Khái niệm này được sửa đổi, bổ sung so với Điều 17 BLHS năm 1985 song vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Theo logic, đồng phạm là một hình thức phạm tội bên cạnh hình thức phạm tội đơn lẻ do một người thực hiện hoặc do nhiều người thực hiện nhưng không có đồng phạm. Do vậy, nên thay từ "trường hợp" bằng từ "hình thức tội phạm" thì thuật ngữ sẽ mang tính pháp lý hơn.
Tiếp theo điều luật quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Khái niệm người thực hành được quy định tại khoản 2 Điều 20 là "người trực tiếp thực hiện tội phạm". Khái niệm trên về đồng phạm chưa làm sáng tỏ được trường hợp đồng phạm có đầy đủ bốn loại người trong đó có ba loại người không trực tiếp thực hiện tội phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức). Do vậy nên bổ sung thêm từ "tham gia" trước cụm từ "thực hiện" để pháp luật gần gũi, dễ hiểu hơn với mọi tầng lớp nhân dân.
- Cần xem xét lại phạm vi đồng phạm trong một số loại tội cụ thể. Ví dụ Điều 22 BLHS quy định tội "không tố giác tội phạm" không phân biệt có hứa hẹn trước hay không. Theo chúng tôi, nếu có hứa hẹn trước nên coi là đồng phạm giúp sức về tinh thần cho những người thực hiện các tội phạm mà có hứa hẹn không tố giác.
* Khái niệm người đồng phạm, các loại người đồng phạm
Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 quy định:
Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác hực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Để đưa ra một khái niệm theo logic hình thức vẫn phải dựa vào một khái niệm khác đã rõ chứ không nên dựa vào cái chưa xác định (là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) để định nghĩa một cái chưa biết là người đồng phạm. Quy định như trên dẫn tới cách hiểu chỉ có đồng phạm mới có các loại người này. Thực tế tội phạm đơn lẻ vẫn có người trực tiếp thực hiện tội phạm, vẫn có người có hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức mặc dù họ không phải là người đồng phạm, họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình như trong các tội: Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); Tội tổ chức đánh bạc, tổ chức tảo hôn; Tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200); Tội chứa chấp việc sử dụng ma túy (Điều 198); Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm (Điều 255); Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290)...
- Về khái niệm cụ thể các loại người đồng phạm tại đoạn 2 khoản 2 Điều 20 BLHS cho thấy: Đối với khái niệm người tổ chức, luật không mô tả vai trò, tính chất hành vi của họ mà dựa trên khái niệm khác là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy do vậy vẫn cần phải giải thích như thế nào thì được coi là người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy? Báo cáo công tác trấn áp phản cách mạng tại hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1986, Tòa án nhân dân tối cao đã phân biệt sự khác nhau giữa người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy [38]. Song cũng
từ hướng dẫn đối với loại tội phạm cụ thể này đã đưa đến nhận thức cho rằng khái niệm người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy chỉ xuất hiện trong các vụ án phản cách mạng, chống phá chính quyền... còn những tội phạm khác không xuất hiện loại người này. Trên thực tế, đồng phạm xuất hiện ở tất cả các loại tội phạm. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức rõ khái niệm này, song xuất phát từ hướng dẫn trên mà khoa học Luật hình sự đã đưa ra khái niệm người tổ chức gồm ba loại người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy.
Bộ luật Hình sự năm 1999 không coi đồng phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 và chỉ quy định tình tiết đồng phạm là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt ở một số rất ít tội phạm xuất phát từ đặc điểm của những tội đó như tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em với cách gọi "nhiều người hiếp một người", "nhiều người cưỡng dâm một người".
Hình thức đồng phạm - phạm tội có tổ chức tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: "Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".
Cụm từ "Câu kết chặt chẽ" là một cụm từ định tính cao. Xây dựng được khái niệm phạm tội có tổ chức như quy định tại Điều 17 khoản 3 BLHS 1985 nay là khoản 3 Điều 20 BLHS 1999 là một bước tiến lớn, đánh dấu sự trưởng thành về chất trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Song để hiểu một cách thống nhất về cụm từ này Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 02 ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết 02/HĐTP ngày 5/1/1986 đã giải thích:
Trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ