Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Các Hình Thức Đồng Phạm

tao" rồi đi vào cổng trường, B chạy theo sau. B cầm điện thoại của S thì đúng lúc đó H gọi tới, B bật loa ngoài thấy H nói "Bọn nó đang ra cổng rồi anh này". B hỏi H "A là thằng nào". H trả lời "Thằng đánh em đứng cạnh thằng mặc quần trắng, áo nâu đang đứng ở cổng". S đi đến chỉ vào mặt A nói "Thằng nào là thằng A đánh H em tao". A gạt tay S thì B nhảy vào tát A một cái, S xông vào đấm đá A. A loạng choạng lao về phía cổng trường. S túm cổ áo A kéo lại, A quay người lại thì bị S bật lưỡi dao bấm (S mang sẵn trong túi) đâm vào ngực. H và L chứng kiến sự việc xảy ra rồi đi sang bên kia đường. Lúc này có người can ngăn nên S bỏ đi, B cũng chạy theo S. A chạy một đoạn vào cổng trường thì ngã gục, mọi người đưa A đi cấp cứu song A đã chết trên đường đi cấp cứu.

Tại cơ quan điều tra, H thừa nhận "Ý cháu là nhờ các anh ấy đánh A hộ cháu". L thừa nhận có nghe H nói "các anh ấy gọi A ra để đánh".

Xung quanh vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau về tội danh đối với các bị cáo:

Quan điểm thứ nhất: S, B, H cùng đồng phạm về tội "Giết người" theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự với tình tiết tăng nặng định khung "Có tính chất côn đồ". B, H với vai trò là người giúp sức.

Quan điểm thứ hai: S phạm tội "Giết người" theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự. H, B đồng phạm về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Quan điểm thứ ba cho rằng: S phạm tội "Giết người" theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự vì S phạm tội với A vì lý do A đã có mâu thuẫn với H. Còn H, B đồng phạm về tội "Cố ý gây thương tích" vì ban đầu H chỉ định nhờ H, B dằn mặt A chứ không có ý định đánh chết A; Thực tế B cũng chỉ có hành vi đấm đá A.

Quan điểm thứ tư: S phạm tội "Giết người" theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự. H, B đồng phạm về tội "Cố ý gây thương tích " theo khoản 3 Bộ luật Hình sự.

Theo quan điểm thứ tư, việc S mang theo hung khí H, B không biết. Từ đầu tới cuối sự việc không có hành động, lời nói nào của H,B thể hiện ý chí muốn tước đoạt sinh mạng của A. Sự việc diễn biến rất nhanh nên chính H,B cũng hết sức bất ngờ với hành vi dùng dao đâm A của S. Vì vậy không đủ căn cứ khẳng định H, B đồng phạm với S về tội "Giết người". Mặt khác, do diễn biến sự việc xảy ra trong thời gian rất ngắn nên hành vi của H,B không thoả mãn dấu hiệu của tội "Gây rối trật tự công cộng" nên không có căn cứ xét xử H, B về tội danh này.

Ở vụ án này, việc xác định đâu là hậu quả chung do các đồng phạm hướng tới qua xem xét toàn diện dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong mối liên quan chặt chẽ với những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm cũng chưa rõ ràng căn cứ để xác định hậu quả chung cũng như tội danh cụ thể đối với hành vi của từng bị cáo..

Theo tác giả, việc truy tố S về tội "Giết người" theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự là có căn cứ. Tuy nhiên, để xác định H, B có phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999; hoặc tội "Gây rối trật tự công cộng "theo quy định tại điều 245 hay không cần xem xét hành vi của H, B một các khách quan. Cụ thể phải xem xét hành vi của H có gây ra thương tích cho A hay không; thương tích đó có đủ yếu tố cấu thành tội gây thương tích hay không? Mặt khác, thương tích đó có dẫn đến hậu quả trực tiếp gây nên cái chết cho A hay không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trường hợp này, S đã dùng dao đâm A. Đây là hành vi S thực hiện vượt quá ý chí chủ quan và hành vi khách quan mà các đồng phạm khác là H và B đặt ra thì S phải chịu trách nhiệm độc lập về hậu quả do hành vi của S gây ra. Và như vậy, B, H không phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người do S gây ra; H, B không phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Về tội "Gây rối trật tự công cộng" qua diễn biến nội dung vụ án thì thấy rằng: Ngay từ ban đầu, các bị cáo đã có ý định đánh A tại khu vực trong trường hoặc ở cổng trường. Hôm đó tại trường có tổ chức biểu diễn văn nghệ nên chắc chắn các bị cáo hiểu rằng nơi đây sẽ rất đông người, các bị cáo tìm cách đánh A tất nhiên sẽ gây nên sự mất trật tự, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Mặc dù hành vi của các bị cáo diễn ra rất nhanh, trong khi H, B chưa kịp nhìn thấy, chưa kịp hiểu ra thì S đã dùng dao đâm A xong. Sau đó các bị cáo bỏ đi ngay khỏi hiện trường. Khi đó, buổi biểu diễn văn nghệ của trường cũng vừa tan ra, mặt độ người ra vào cổng trường là rất đông. Hậu quả do hành vi của các bị cáo gây ra là A ngã gục trong tình trạng máu me tại cổng trường đã làm nhiều người có mặt sợ hãi, gây nên tình trạng hỗn loạn, ách tắc giao thông tại khu vực này. Vì vậy, có căn cứ để khẳng định H, B phạm tội "Gây rối trật tự công cộng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999

Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 10

Tóm lại, việc nghiên cứu một số tồn tại, vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người thực hành cho phép chúng ta rút ra một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng này như sau:

* Nguyên nhân khách quan:

- Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội hiện nay, nhất là trong thời kỳ mới hội nhập, các quan hệ nảy sinh ngày càng đa dạng; theo đó tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Số lượng cũng như tính chất phức tạp của các vụ án hình sự tăng lên rất nhiều. Một vụ án nhưng có thể có nhiều hành vi xâm hại nhiều quan hệ được pháp luật bảo vệ; mỗi vụ án có thể có rất nhiều bị cáo với nhiều loại hành vi khác nhau cùng tham gia, thậm chí có nhiều loại hành vi rất khó đánh giá, nhận biết đã xâm hại mối quan hệ nào, cấu thành tội danh nào. Việc xử lý đối với những vụ án này cũng khó khăn, phức tạp. Một loại người tham gia việc phạm tội nhưng có thể ở nhiều dạng hành vi, ở nhiều giai đoạn phạm tội khác nhau tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể nên rất khó nhận

biết. Việc xác định chính xác vị trí, vai trò của những người đồng phạm trong vụ án hình sự từ trước vẫn được coi là một vấn đề không dễ, thường xảy ra nhầm lẫn thì đến nay, trong bối cảnh tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, vấn đề này lại càng trở nên khó khăn.

- Quy định về đồng phạm nói chung, người thực hành nói riêng còn ở mức độ khái quát nên có thể dẫn đến những cách hiểu, cách suy đoán khác nhau khi áp dụng vào các tình huống thực tế.

Có thể thấy, đây là nguyên nhân rất quan trọng, vì chế định về đồng phạm nói chung và người thực hành trong đồng phạm nói riêng là cơ sở pháp lý cho cơ quan xét xử trong xác định tội danh, áp dụng hình phạt đảm bảo tính đúng đắn và thống nhất.

- Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng thể chế, chúng ta dù coi trọng việc nghiên cứu khoa học và tổng kết điều tra thực tiễn nhưng công tác thống kê tội phạm còn nhiều bất cập, thiếu nhiều tiêu chí thống kê. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được đánh giá đúng mức ý nghĩa, hệ quả của chúng, từ đó việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa đổi kịp thời, tính dự báo không cao. Kinh nghiệm lập pháp còn hạn chế, việc xây dựng án lệ từ thực tiễn xét xử mới được đặt ra gần đây nhưng chưa được hiện thực hóa do còn quá mới mẻ ở nước ta hiện nay.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Trước hết, đó là sự nhận thức về người thực hành và những loại người trong đồng phạm của những người tiến hành tố tụng có sự khác nhau. Cùng một nội dung quy định trong pháp luật nhưng có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trong cùng một trường hợp thực tế, có người xác định vai trò này, có người lại xác định tư cách khác. Hoặc trong những trường hợp khác nhau nhưng hành vi có cùng bản chất, việc xác định tội danh, trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Về

hình thức đồng phạm, trong cùng một vụ án phạm tội có đồng phạm, có quan điểm cho rằng phạm tội có tổ chức, có quan điểm cho rằng chỉ là đồng phạm phức tạp. Từ đó, khi so sánh giữa các vụ án có đồng phạm với nhau, lại tồn tại thêm các quan điểm khác nhau.

- Tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số bộ phận cán bộ, công chức cơ quan xét xử còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ án hình sự không được chính xác. Việc nhận thức các vấn đề của luật nội dung có nơi còn chưa thống nhất dẫn tới áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng các quy định về chế định đồng phạm còn có sự nhầm lẫn, hời hợt. Các bản kết luận điều tra, cáo trạng, luận tội và đặc biệt là bản án chưa có đánh giá chưa thỏa đáng về vị trí, vai trò của các bị cáo trong các vụ án có đồng phạm, về nội dung và hình thức của đồng phạm. Điều này cũng có một phần nguyên nhân là do số lượng cán bộ có chuyên môn trong các cơ quan tiến hành tố tụng không đủ để giải quyết, đặc biệt là ngành Tòa án, nhiều địa phương thiếu nguồn tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm Thẩm phán. Điều này đã tạo ra áp lực công việc rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ, công tác xét xử. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án chưa được chú trọng, chưa có sự đổi mới về cách thức tiến hành và giáo trình tập huấn, chưa đảm bảo được sự đầu tư đúng mức. Trong đào tạo, bồi dưỡng chưa có kế hoạch tổng thể mang tính chiến lược; chất lượng chưa cao, nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các hình thức đồng phạm

2.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về các hình thức đồng phạm

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Bộ luật Hình sự là

công cụ pháp luật sắc bén, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước để đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, do ban hành từ năm 1999, dù được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các thành tựu của Bộ luật Hình sự năm 1985 và tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong suốt quá trình từ khi lập nước đến khi xây dựng Bộ luật này, nhưng qua quá trình áp dụng, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế về kỹ thuật lập pháp, chưa đồng bộ, chưa logic hoặc chưa phù hợp với quy định của các ngành luật khác có liên quan;… Mặt khác trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta chưa coi trọng việc nghiên cứu khoa học và thiếu sự tổng kết điều tra thực tiễn. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, nên việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa đổi kịp thời, tính dự báo không cao, một số vấn đề được hướng dẫn thì văn bản hướng dẫn đã quá lâu, nhiều vấn đề được hướng dẫn nhiều lần nhưng có vấn đề vướng mắc từ lâu nhưng lại chưa được hướng dẫn. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu tập trung và đôi khi còn chưa thống nhất dẫn đến khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, không thống nhất quan điểm trong việc xác định hành vi có cấu thành tội phạm hay không; nếu có thì phạm tội theo điều khoản nào của Bộ luật Hình sự, trách nhiệm hình sự đối với mỗi bị cáo, mỗi người đồng phạm, người thực hành ra sao... một số quy định của Bộ luật Hình sự - đặc biệt là một số quy định tại phần chung về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm - còn chưa đầy đủ, chặt chẽ và chính xác về nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm; còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn thống nhất và kịp thời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa thể chế hoá được những quan

điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X, XI. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 với việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tính cách là công cụ pháp lý quan trọng và sắc bén nhất trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Theo đó, một mặt, BLHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; mặt khác cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tạo điều kiện thuận lợi để người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng. Cuối năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 đã được ban hành thể hiện được các định hướng nêu trên, tuy nhiên, chế định đồng phạm về cơ bản không có sự sửa đổi đáng kể nào, chưa khắc phục được các bất cập của chế định đồng phạm và các hình thức đồng phạm mà chúng tôi đã đề cập.

Như vậy, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế định đồng phạm, góp phần khắc phục những kẽ hở, lỗ hổng của chế định, loại trừ những quy định chưa rõ ràng, lạc hậu, không chính xác về khoa học, không phù hợp với thực tiễn, cũng như cập nhật những quan điểm, chính sách, đường lối mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Hoàn thiện PLHS về đồng phạm là cần thiết để khắc phục các hạn chế đã chỉ ra, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, tội phạm thực hiện theo các hình thức đồng phạm nói riêng.

Về các quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

(i), Về kết cấu điều luật: Điều 20 và Điều 53 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về trường hợp đồng phạm. Điều 20 Bộ luật Hình sự mô tả trường hợp đồng phạm nói chung và một trường hợp đồng phạm đặc biệt. Với cách quy định này, đồng phạm được xác định là hình thức phạm tội cố ý đặc biệt so với hình thức phạm tội cố ý thông thường chỉ do một người thực hiện.

Bên cạnh đó, với việc xác định và mô tả các tội danh trong BLHS, nhà làm luật chỉ mới tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi thực hiện tội phạm. Trong khi đó, cùng với hành vi thực hiên tội phạm, còn có các hành vi tham gia thực hiện tội phạm và cũng có tính nguy hiểm cho xã hội cần phải truy cứu TNHS. Đó là hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm cố ý. Người thực hiện hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm cố ý có thể thực hiện dưới hình thức đồng phạm hoặc phạm tội cố ý, thông thường chỉ do một người thực hiện. Để có cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS của người tham gia thực hiện tội phạm cố ý, cần có quy định tại Phần chung BLHS. Trong điều luật chung này, nhà làm luật cần mô tả hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tham gia thực hiện tội phạm để xác định đặc điểm của người thực hiện, từng loại người tham gia thực hiện tội phạm; quy định nguyên tắc xác định mức độ TNHS của từng loại người tham gia thực hiện tội phạm trong mối quan hệ với người thực hiện tội phạm. Điều 20 BLHS tuy có mô tả hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tham gia thực hiện tội phạm, nhưng điều luật này chỉ là cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS đối với các trường hợp thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm tại khoản 1, không quy định TNHS của những người tham gia thực hiện tội phạm trong trường hợp không có đồng phạm. Điều 20 BLHS không xác định rõ mức độ trách nhiệm của người tham gia thực hiện tội phạm so với người thực hiện tội phạm.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí