động kinh doanh do cơ sở thường trú đó thực hiện bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung được phép khấu trừ nếu cơ sở thường trú đó là một xí nghiệp độc lập, trong phạm vi các khoản chi phí đó được phân bổ hợp lý cho cơ sở thường trú trên, mặc dù chi phí đó phát sinh tại nước nơi cơ sở thường trú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác.
4. Không có khoản lợi tức nào được phân bổ cho một cơ sở thường trú nếu cơ sở thường trú đó chỉ đơn thuần mua hàng hóa hoặc tài sản cho xí nghiệp.
5. Trường hợp tại một nước ký kết vẫn thường xác định các khoản lợi tức được phân bổ cho một cơ sở thường trú trên cơ sở phân chia tổng các khoản lợi tức của xí nghiệp thành những phần khác nhau, không có nội dung nào tại khoản 2 ngăn cản nước ký kết đó xác định lợi tức chịu thuế theo cách phân chia theo thông lệ trên; tuy nhiên, phương pháp phân chia được chấp nhận sẽ có kết quả phù hợp với những nguyên tắc nêu tại Điều này.
6. Theo nội dung của khoản trên, các khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú sẽ được xác định theo cùng một phương pháp giữa các năm trừ khi có đủ lý do chính đáng để xác định theo phương pháp khác.
7. Khi lợi tức bao gồm các khoản thu nhập được đề cập riêng tại các Ðiều khác của Hiệp định này, thì các quy định của các Ðiều đó không bị ảnh hưởng bởi những quy định tại Ðiều này." (Điều 7 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Tránh Đánh Thuế Hai Lần Theo Pháp Luật Tránh Đánh Thuế Hai Lần Của Việt Nam
- Xác Định Đối Tượng Cư Trú Của Một Nước Ký Kết Theo Pháp Luật Tránh Đánh Thuế Hai Lần Của Việt Nam
- Quy Định Về Cơ Sở Thường Trú Theo Pháp Luật Tránh Đánh Thuế Hai Lần Của Việt Nam
- Thuế Đối Với Thu Nhập Là Lãi Tiền Cho Vay
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Cung Cấp Dịch Vụ Kỹ Thuật
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Hoạt Động Ngành Nghề Độc Lập
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Như đã phân tích ở 2.1.2, một nước ký kết chỉ có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của nước ký kết kia khi doanh nghiệp đó hoạt động trên lãnh thổ nước đó thông qua một cơ sở thường trú.
Quyền đánh thuế của nước nơi doanh nghiệp có cơ sở thường trú xuất phát từ quyền đối với khoản thu nhập phát sinh trên lãnh thổ nước mình. Tuy nhiên, việc đánh thuế chỉ giới hạn trong số thu nhập được phân bổ cho cơ sở thường trú, các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp không thông qua cơ sở thường trú sẽ bị đánh thuế theo các Điều khác của Hiệp định.
Số thu nhập (lợi tức) phân bổ cho cơ sở thường trú được xác định trên cơ sở giả định rằng cơ sở thường trú đó là một đơn vị kinh doanh độc lập với chính doanh nghiệp mà nó là cơ sở thường trú và các giao dịch của nó là giao dịch nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, khi xác định thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú vẫn được tính số chi phí quản lý doanh nghiệp đối với cơ sở thường trú phát sinh từ nước cư trú của doanh nghiệp. Việc phân bổ thu nhập cho cơ sở thường trú theo phương pháp hoặc nêu tại Khoản 3 hoặc nêu tại Khoản 5 đều được chấp nhận.
Như vậy, một nước ký kết có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ký kết kia trong phạm vi số lợi tức phân bổ cho cơ sở kinh doanh của cơ sở thường trú của doanh nghiệp đó có ở nước mình. Nước ký kết mà doanh nghiệp là đối tượng cư trú có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần khi tính thuế thu nhập đối với doanh nghiệp đó.
Theo pháp luật Việt Nam, tại Mục II Phần B Thông tư số 133/2004/TT- BTC thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam tính trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
Khi xác định thu nhập phân bổ của trụ sở chính cho cơ sở thường trú, cơ sở thường trú được coi như một doanh nghiệp độc lập tiến hành các hoạt động tương tự trong các điều kiện như nhau với doanh nghiệp mà nó là cơ sở thường trú và hoàn toàn độc lập với trụ sở chính của cơ sở thường trú đó. Phương pháp tính thu nhập của cơ sở thường trú do luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập của cơ sở thường trú tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ký kết, đồng thời có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần khi đánh thuế thu nhập các doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam có cơ sở thường trú ở nước ký kết đã nộp thuế đối với thu nhập của cơ sở thường trú cho nước ký kết.
2.2.3. Thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế
Thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế thường được quy định tại Điều 8 của Hiệp định như sau: "1. Lợi tức do một xí nghiệp của một nước ký kết thu được từ hoạt động của tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó.
2. Những quy định tại khoản 1 cũng sẽ áp dụng cho các khoản lợi tức thu được từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh hay một hãng hoạt động quốc tế." (Điều 8 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo Hiệp định thì vận tải quốc tế có nghĩa là bất cứ sự vận chuyển nào bằng tàu thủy hoặc máy bay được thực hiện bởi một xí nghiệp của một nước ký kết, trừ trường hợp khi chiếc tàu thủy hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa những địa điểm trong nước ký kết kia.
Như vậy, vận tải quốc tế theo Hiệp định là vận tải bằng phương tiện tàu thủy hoặc máy bay mà một hoặc những địa điểm dừng lại trong hành trình của tàu thủy hoặc máy bay ở bên ngoài lãnh thổ một nước ký kết. Trường hợp một phần của hành trình của tuyến vận chuyển đó ở bên ngoài lãnh thổ một nước nhưng không có sự dừng lại ở cảng nước ngoài thì không được coi là vận tải quốc tế.
Thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế bao gồm thu nhập từ vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa, thu nhập từ hoạt động phụ trợ như cho thuê tàu thủy, máy bay, cho thuê công-tơ-nơ (container) trong vận tải quốc tế.
Theo Hiệp định thì thu nhập của một đối tượng từ hoạt động vận tải quốc tế, thu nhập của một đối tượng tham gia vào một tổ chức liên danh (không có tư cách pháp nhân) để thực hiện hoạt động vận tải quốc tế chỉ bị đánh thuế tại nước mà doanh nghiệp đó (là một bên trong liên danh) là đối tượng cư trú, nước ký kết kia có nghĩa vụ không đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động này.
Theo quy định tại Mục III Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC thì vận tải quốc tế là các hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng tàu thủy hoặc máy bay do doanh nghiệp của nước ký kết thực hiện, hành trình của tuyến vận tải phải có điểm đi hoặc điểm đến trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa hai địa điểm tại Việt Nam phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
Để được thực hiện tránh đánh thuế hai lần theo Hiệp định, doanh nghiệp phải có phương tiện vận tải do mình điều hành trực tiếp, doanh nghiệp đó phải sở hữu hoặc có quyền sử dụng ít nhất toàn bộ một phương tiện vận tải và sử dụng phương tiện này vào việc vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa
trong hành trình vận tải quốc tế, vé hoặc chứng từ vận tải phải do chính doanh nghiệp phát hành. Trường hợp doanh nghiệp không điều hành trực tiếp phương tiện vận tải (như hợp đồng với hãng vận chuyển để thuê phương tiện vận chuyển) không thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định.
Các thu nhập từ hoạt động phụ trợ như cho thuê ngắn hạn (lưu) công- tơ-nơ (container) không bị đánh thuế phải là công-tơ-nơ đi liền với phương tiện vận tải vào cảng Việt Nam.
Thu nhập từ hoạt động phụ trợ là cho thuê tàu thủy, máy bay là thu nhập từ việc cho thuê, trong đó bên đi thuê chịu trách nhiệm toàn bộ về việc điều hành và kiểm soát sự vận hành, phí bảo hiểm và các chi phí khác để phương tiện hoạt động theo các quy định về hàng hải và hàng không. Bên cho thuê không chịu bất kỳ chi phí hay nghĩa vụ gì. Máy bay, tàu thủy phải là phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp và thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: i) Phương tiện vận tải đang được doanh nghiệp sử dụng trong vận tải quốc tế; ii) Tổng thời gian cho thuê ngắn hơn thời gian phương tiện được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế của chính doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc năm dương lịch; iii)Bên đi thuê không được thay đổi tên và hô hiệu của phương tiện vận tải.
Trường hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên danh để tạo thành một tổ chức liên danh không có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do tổ chức liên danh hoặc hợp danh điều hành trực tiếp và chứng từ vận tải được xuất dưới tên của tổ chức liên danh hoặc hợp danh thì việc áp dụng Hiệp định được thực hiện riêng biệt cho từng bên liên danh hoặc hợp danh theo Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và
nước nơi bên liên danh hoặc hợp danh là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế. .
Như vậy, Việt Nam có nghĩa vụ không đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế (gồm cả hoạt động phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế) của đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định. Tương tự như vậy, Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của đối tượng cư trú nước mình.
Nhìn chung, các Hiệp định mà Việt Nam ký kết thường quy định chỉ một nước ký kết có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế. Tuy nhiên, có một số Hiệp định (như Hiệp định với Thái Lan, Hiệp định với Phi-lip-pin) quy định chỉ giảm thuế thu nhập theo một tỷ lệ thì Việt Nam vẫn có quyền đánh thuế đối với loại thu nhập này, đối tượng có thu nhập phải nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ vận tải quốc tế theo phần tỷ lệ không được giảm
2.2.4. Thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần
Thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần thường được quy định tại Điều 10 của Hiệp định như sau: "1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở nước kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền lãi cổ phần đó cũng có thể bị đánh thuế tại nước ký kết kia nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú và theo các luật của nước đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng tiền lãi cổ phần thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá:
a. 7 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần nếu đối tượng thực hưởng là một công ty (trừ tổ chức hùn vốn) trực tiếp nắm giữ tối thiểu 50 phần trăm vốn của công ty trả lãi cổ phần;
b. 10 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần nếu đối tượng thực hưởng là một công ty (trừ tổ chức hùn vốn) trực tiếp nắm giữ tối thiểu 25 phần trăm nhưng dưới 50 phần trăm vốn của công ty trả lãi cổ phần;
c. 15 phần trăm tổng số lãi cổ phần trong tất cả trường hợp khác
Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước ký kết sẽ xây dựng biện pháp áp dụng các giới hạn trên bằng thỏa thuận chung.
Khoản này không ảnh hưởng tới việc đánh thuế công ty đối với khoản lợi tức dùng để chia lãi cổ phần.
3. Thuật ngữ "tiền lãi cổ phần " được sử dụng trong Ðiều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần, hoặc các quyền lợi khác,không kể các khoản nợ, không kể các khoản nợ, ảnh hưởng lợi tức, cũng như thu nhập từ các quyền lợi công ty khác cùng chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế đối với thu nhập cổ phần theo luật của nhà nước nơi công ty chia lãi cổ phần là đối tượng thu trú.
4. Những quy định tại khoản 1 & 2 sẽ không áp dụng trong trường hợp đối tượng thực hiện các khoản lãi cổ phần là đối tượng cư trú tại một nước ký kết có tiến hành hoạt động kinh doanh tại nước ký kết kia, nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú, thông qua một cơ sở thưởng trú nằm tại nước đó, hay tiến hành tại nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại nước kia, và quyền nắm giữ cổ phần nhờ đó được hưởng tiền lãi cổ phần, có sự liên hệ thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định
nói trên. Trong trường hợp nêu trên, các quy định tại Ðiều 7 hoặc Ðiều 14 của Hiệp định này, tuỳ từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết có lợi tức hay thu nhập phát sinh từ nưóc ký kết kia thì nước kia có thể không tránh thuế đối với những khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả, trừ trường hợp những khoản tiền lãi cổ phần này được trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia, hoặc quyền nắm giữ cổ phần có các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định tại nước kia, đồng thời nước kia cũng không buộc các khoản lợi tức không chia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi tức không chia của công ty, cho dù những khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi tức không chia bao gồm toàn bộ hay một phần các khoản lợi tức hoặc thu nhập phát sinh tại nước kia. Không có nội dung nào tại khoản này được giải thích là ngăn cản một nước ký kết áp dụng thuế thu nhập, theo các luật của nước đó, đối với các khoản lợi tức do cơ sở thường trú đóng tại nước đó chuyển ra khỏi, hay phân chia ra ngoài nước đó." (Điều 10 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo Hiệp định, tiền lãi cổ phần theo là phần lợi tức mà công ty chia cho cổ đông hoặc thành viên góp vốn từ phần thu nhập sau khi công ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật của nước mà công ty là đối tượng cư trú.
Việc đánh thuế ở các mức tối đa khác nhau theo tỷ lệ sở hữu vốn nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư của đối tượng cư trú của hai nước ký kết, theo đó, nếu tỷ lệ góp vốn càng cao thì tỷ lệ thuế bị đánh càng nhỏ.
Lưu ý là, chỉ được áp dụng Hiệp định đối với trường hợp người nhận là đối tượng thực hưởng (là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty), các