Hiện nay, về căn bản Trung Quốc đã hoàn thành bước một của cải cách thuế và phí ở nông thôn, bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai. Nhiệm vụ của bước thứ hai đó là trên cơ sở của chế độ thuế và phí ở nông thôn, dựa theo yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, loại bỏ những loại thuế và phí chuyên thu từ nông dân, thiết lập chế độ tài chính công phủ khắp thành thị và nông thôn, đồng thời thiết lập một thể chế quản lý hành chính và cơ chế vận hành gọn nhẹ có hiệu quả ở cơ sở, thiết lập cơ chế có hiệu quả cho việc tăng thu nhập và giảm đóng góp cho nông dân, thực hiện việc qui hoạch phát triển chung thống nhất giữa thành thị và nông thôn.
Từ sau Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc, việc cải cách chế độ thuế phí ở nông thôn đã được thúc đẩy nhanh hơn. Nghị quyết của Hội nghị TW3 khoá XVI ĐCS Trung Quốc (tháng 10 - 2003) đã đề ra việc hoàn thiện các chính sách cải cách thí điểm thuế và phí ở nông thôn, trên cơ sở công tác thí điểm được hoàn thành, từng bước hạ thấp tỉ suất thuế nông nghiệp, tạo điều kiện để thống nhất chế độ thuế ở thành thị và nông thôn. Văn kiện số 1 năm 2004 giải quyết vấn đề thúc đẩy tăng thu nhập cho người nông dân cũng đã đề ra phải dần hạ thấp tỉ suất thuế nông nghiệp, năm 2004 tỉ suất thuế nông nghiệp giảm 1%, đồng thời xoá bỏ thuế đặc sản nông nghiệp (trừ thuốc lá) [53, 12]. Năm 2004, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện miễn thuế nông nghiệp ở nhiều tỉnh và khu vực có điều kiện. Tháng 3 năm 2004, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá X, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố bắt đầu từ năm 2004, từng bước hạ thấp tỉ suất thuế nông nghiệp, bình quân hàng năm sẽ giảm 1%, tiến tới trong vòng 5 năm sẽ xoá bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp [53, 185]. Ngày 5 và 6 – 7
– 2005, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị Toàn quốc về công tác cải cách thí điểm thuế và phí ở nông thôn, Hội nghị yêu cầu phải đẩy nhanh việc “hai thủ tiêu, ba cải cách” (thủ tiêu thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp), đồng thời tiến hành đồng bộ cải cách cơ cấu hành chính ở hương trấn, giáo dục phổ cập ở nông thôn và thể chế tài chính ở huyện, xã [80]. Đến ngày 1 - 1 - 2006, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ thuế
nông nghiệp trong cả nước mà không cần đến thời gian 5 năm như mục tiêu đã đề ra. Có thể nói đây là một quyết định mang tính lịch sử đối với nông dân Trung Quốc, chấm dứt chế độ thuế tồn tại ở nước này suốt 2.600 năm qua, nó mang lại lợi ích to lớn cho khoảng 900 triệu nông dân Trung Quốc, góp phần giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa cư dân nông thôn và thành thị.
Theo nghiên cứu của chuyên gia Trung Quốc, những ảnh hưởng tích cực của việc bãi bỏ thuế nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, bãi bỏ thuế nông nghiệp là biện pháp thiết thực giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân. Theo tính toán, việc bãi bỏ toàn diện thuế nông nghiệp giúp cho nông dân giảm nhẹ gánh nặng thuế phí là hơn 133,5 tỉ NDT một năm so với trước khi thực hiện cải cách thuế phí ở nông thôn [88]. Ở hầu hết các tỉnh thành, bình quân mỗi người nông dân đều giảm nhẹ được gánh nặng là hơn 100 NDT một năm. Xoá bỏ thuế nông nghiệp không những đã giảm gánh nặng kinh tế cho nông dân, mà còn giảm nhẹ gánh nặng tâm lý của người nông dân, người nông dân từ nay về sau không còn phải lo lắng những khoản thuế mà các cán bộ hương thôn thúc giục giao nộp. Đồng thời, kết quả thu hoạch lương thực có thể trực tiếp thể hiện thu nhập kinh tế của bản thân người nông dân, thêm vào đó là các chính sách ưu đãi cho nông nghiệp của Trung ương như chính sách trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực, trợ cấp mua giống tốt và máy móc nông cụ … giúp cho nông dân thực sự được hưởng lợi trên thực tế, từ đó phát huy được tính tích cực của nông dân trồng lương thực.
Hai là, tài chính công cộng thực sự phục vụ cho nông thôn. Do các nguyên nhân lịch sử, đối tượng của dịch vụ tài chính công cộng Trung Quốc chủ yếu là người dân thành thị, còn nguồn vốn cần thiết cho dịch vụ công ở nông thôn chủ yếu là do người nông dân tự giải quyết. Lấy ví dụ là giáo dục nghĩa vụ nông thôn, trước khi cải cách thuế phí ở nông thôn, mặc dù chủ thể
đầu tư cho giáo dục nghĩa vụ nông thôn là chính quyền các cấp, nhưng chủ yếu lại dựa vào các khoản phí đóng thêm và nguồn đóng góp cho giáo dục nông thôn do người nông dân nộp. Sau khi thực hiện cải cách thuế phí nông thôn, tiến hành những điều chỉnh quan trọng đối với mối quan hệ phân phối giữa nhà nước, tập thể và cá nhân, xoá bỏ các khoản phí đóng thêm và nguồn đóng góp cho giáo dục nông thôn, đưa kinh phí giáo dục nông thôn vào trong dự toán ngân sách của chính quyền các cấp, giáo dục nghĩa vụ thực hiện “một chế độ thu phí”, kinh phí công cộng của trường học do tài chính cấp trên chi trả. Những thay đổi này thực sự thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công nghiêng về phục vụ cho “tam nông”. Qua đó tạo điều kiện để con em nông dân có điều kiện học tập, nâng cao trình độ văn hoá giáo dục, là yếu tố quan trọng giúp nâng cao thu nhập của nông dân.
Ba là, phát huy tính tích cực của nông dân trong việc tiến hành xây dựng các cánh đồng cơ bản. Sau khi bãi bỏ thuế nông nghiệp, đã nâng cao tính tích cực của người nông dân làm ruộng và hiệu suất sử dụng đất canh tác, người nông dân thêm yêu ruộng đất của mình hơn, coi trọng đầu tư vào xây dựng các cánh đồng cơ bản hơn. Do trồng ruộng không phải chịu gánh nặng thuế phí, một bộ phận nông dân rời bỏ canh tác quay lại làm sản xuất nông nghiệp, thậm chí ở một số địa phương còn xuất hiện những nhóm nông dân làm ruộng thuê chuyên nghiệp, điều này có lợi cho việc từng bước thực hiện qui mô hoá trồng trọt ở nông thôn. Bởi vì xoá bỏ thuế nông nghiệp để lại cho nông dân làm ruộng nhiều lợi nhuận hơn, nên họ sẽ tiết kiệm nguồn tiền đó dùng cho việc thuê lại ruộng đất bị bỏ hoang, giúp cho hiện tượng bỏ hoang phí ruộng đất được cải thiện cơ bản.
Mặc dù việc bãi bỏ thuế nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của các địa phương nhưng với những ảnh hưởng tích cực nêu trên nó cũng sẽ giảm đáng kể gánh nặng thuế giúp nông dân tăng thu nhập, có thêm vốn tái đầu tư sản xuất và làm tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Mặc dù Trung Quốc vẫn là nước nông nghiệp lớn với gần 70% dân số sống ở
Có thể bạn quan tâm!
- Ổn Định Quan Hệ Khoán Ruộng Đất, Bảo Vệ Quyền Sử Dụng Đất Khoán Của Nông Dân
- Phát Triển Xí Nghiệp Hương Trấn, Giải Quyết Việc Làm Tại Chỗ Cho Số Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn, Góp Phần Chuyển Dịch Lao Động Nông Nghiệp Sang Lao
- Tích Cực Chuyển Dịch Sức Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn Ra Thành Phố Làm Thuê, Giải Quyết Tốt Vấn Đề Người Nông Dân Lưu Động
- Các Hạng Mục Hỗ Trợ Nông Nghiệp Của Trung Quốc Từ Năm 2004 -2008
- Kết Cấu Nguồn Thu Nhập Ngày Càng Đa Dạng, Nông Dân Có Nhiều Cơ Hội Lựa Chọn Việc Làm Phi Nông Nghiệp Hơn
- Những Khó Khăn Trong Việc Giải Quyết Vấn Đề Tăng Thu Nhập Và Việc Làm Cho Số Lao Động Ra Thành Phố Làm Thuê
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
nông thôn, xuất khẩu nông sản đạt 18 tỷ USD mỗi năm, nhưng nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với công nghiệp và dịch vụ. Thuế nông nghiệp không có ý nghĩa lớn với ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng nêu rò, việc bãi bỏ thuế nông nghiệp không có nghĩa là sau này nông dân không cần đóng bất cứ thuế gì nữa. Đây chỉ là bước quan trọng để thiết lập chế độ thuế thống nhất giữa thành thị và nông thôn. Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc cho rằng: “Sau này, song song với thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc thực thi chế độ thuế thống nhất giữa thành thị và nông thôn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm bớt gánh nặng, tăng thêm thu nhập cho nông dân cũng như phát huy tính tích cực sản xuất, củng cố vai trò của ngành nông nghiệp và xúc tiến sự phát triển thống nhất giữa thành thị và nông thôn” [23]. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo các ngành, địa phương, sau khi bỏ “Điều lệ thuế nông nghiệp”, cần phải tăng cường khâu giám sát, đề phòng việc chính quyền cấp dưới trở lại thu các khoản thuế khác của nông dân với những danh nghĩa khác.
Tóm lại, có thể nói việc Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ thuế và phí ở nông thôn đã giúp giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập.
2.6. Tăng cường mức độ trợ giúp từ các chính sách tăng thu nhập cho người nông dân, đảm bảo cho thu nhập của nông dân tăng trưởng ổn định
Kể từ khi nông nghiệp, nông thôn bước vào giai đoạn phát triển mới2, thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân trong cả nước Trung Quốc tăng trưởng chậm trong nhiều năm (kể từ năm 1996 thu nhập của nông
2 Hội nghị Công tác nông thôn Trung ương Trung Quốc diễn ra vào hạ tuần tháng 12 năm 1998 đã nêu rò, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn cung cấp nông sản trong một thời gian dài thiếu thốn chuyển sang giai đoạn cơ bản cân bằng về tổng lượng, những năm bội thu còn dư thừa, sự phát triển của nông nghiệp không những chịu sự chế ước của tài nguyên, mà giờ đây còn chịu sự chế ước của thị trường.
dân liên tục giảm xuống). Mức độ tăng trưởng thu nhập của nông dân ở khu vực sản xuất lương thực là chính thấp hơn so với mức bình quân trong cả nước. Thu nhập của nhiều hộ thuần nông tiếp tục dậm chân tại chỗ, thậm chí giảm sút khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng, không những gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế nông thôn và sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, hài hoà, ổn định của xã hội và vài trò lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc.
Trước tình hình đó, để tiếp tục giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề tồn tại trong phát triển nông nghiệp và nông thôn, bắt đầu từ vấn đề tăng thu nhập cho người nông dân, Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ tăng thu nhập cho nông dân. Năm 2004, Trung ương ĐCS và Quốc Vụ viện Trung Quốc đã công bố Văn kiện số 1 lần thứ 6 (sau 18 năm gián đoạn) với tiêu đề “Ý kiến của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện về một số chính sách thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân”. Đây được xem là văn kiện đầu tiên trong lịch sử 55 năm nước CHND Trung Hoa về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân. Điều này thể hiện được quan điểm của tập thể lãnh đạo mới ở Trung Quốc là kiên trì “lấy con người làm gốc”, quan tâm đến nhóm quần chúng yếu thế trong xã hội, tạo ra công bằng xã hội. Văn kiện này có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược quan trọng để giải quyết vấn đề nông dân và tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra bước chuyển biến mới đối với công tác tam nông của Trung Quốc.
Văn kiện số 1 năm 2004 đã đề xuất việc thúc đẩy tăng thu nhập cho người nông dân cần phải có lối tư duy mới, sử dụng những biện pháp mang tính tổng hợp. Biện pháp cụ thể có 9 phương diện, bao gồm 22 điều. Một là, tập trung lực lượng giúp đỡ những nơi sản xuất lương thực chủ lực phát triển ngành sản xuất lương thực, thúc đẩy nông dân trồng lương thực tăng thu nhập; Hai là, tiếp tục thúc đẩy điều chỉnh kết cấu nông nghiệp, khai thác các tiềm năng tăng thu nhập cho nông dân ngay từ chính ngành nông nghiệp; Ba là, phát triển ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngay tại nông thôn, để mở rộng thêm nhiều kênh tăng thu nhập cho nông dân; Bốn là, cải thiện môi trường việc làm đối với nông dân vào thành phố làm việc để tăng thu nhập cho người nông dân vào thành phố làm việc; Năm là, phát huy vai trò của cơ chế thị trường, làm sống động việc lưu thông nông sản phẩm; Sáu là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập; Bảy là, đi sâu cải cách nông thôn, bảo đảm về mặt thể chế cho nông dân tăng thu nhập và giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân; Tám là, tiếp tục làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng khó khăn về sản xuất và đời sống đối với người nghèo, những người gặp thiên tai; Chín là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thúc đẩy công tác tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm các chính sách tăng thu nhập cho nông dân được thực hiện đến nơi đến chốn [53, 2 - 15].
Văn kiện số 1 năm 2004 ra đời đã phát huy được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng thu nhập cho nông dân qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân và đảm bảo ổn định xã hội. Năm 2004, thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 2936 NDT, khấu trừ nhân tố giá cả, thực tế tăng trưởng 6,8% so với năm trước [65].
Trong 5 bản Văn kiện số 1 được công bố sau đó vào các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc vẫn tiếp tục coi trọng và nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng thu nhập cho người nông dân Trung Quốc, coi đó là cơ sở kinh tế để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới XHCN. Văn kiện số 1 năm 2008 chỉ đạo việc thực hiện công tác nông thôn của Trung Quốc nhấn mạnh vào 3 trọng điểm trong công tác nông thôn Trung Quốc đó là: ra sức phát triển sản xuất lương thực, đảm bảo cung cấp nông sản phẩm, tăng cường việc xây dựng các công trình cơ sở nông nghiệp, mở rộng con đường tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời đưa ra các biện pháp trong đó tiếp tục có những biện pháp nhằm thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân như: tăng cường đầu tư tài chính cho “tam nông”; tăng
cường chính sách hỗ trợ nông nghiệp, tiếp tục tăng cường hỗ trợ trực tiếp lương thực, hỗ trợ tổng hợp vốn nông nghiệp, nâng cao mức hỗ trợ. Từ năm 2008, việc hỗ trợ mua và lắp đặt máy móc nông nghiệp đã bao phủ đến tất cả các huyện nông nghiệp. Văn kiện số 1 năm 2009 với tiêu đề “Một số ý kiến của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc về việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển ổn định, duy trì tăng thu nhập cho nông dân” tiếp tục nhấn mạnh chính sách trợ cấp và đầu tư cho nông nghiệp, tăng đầu tư vào khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chú trọng giải quyết việc làm và vấn đề tiền lương cho người nông dân làm công, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các công trình trọng điểm về sinh thái để xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh đó, trong các văn kiện và chính sách mà Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành nhằm tăng thu nhập cho nông dân cũng đã nhiều lần nhấn mạnh kiên trì phương châm “cho nhiều, thu ít, làm sống động”, mà trọng điểm là “cho nhiều”.
“Cho nhiều” được thể hiện ở 2 mặt: Một là, thiết lập chế độ hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, thể hiện rò nhất ở chính sách “Ba hạng mục trợ cấp” được nêu ra trong Văn kiện số 1 năm 2004, bao gồm: trợ cấp trực tiếp cho những người nông dân trồng lương thực, trợ cấp tiền mua giống tốt và trợ cấp mua máy móc nông nghiệp. Tính riêng trong năm 2004, Nhà nước Trung Quốc đã chi ra 10 tỷ NDT từ Quỹ dự phòng rủi ro lương thực, trực tiếp hỗ trợ cho người nông dân trồng lương thực, bảo vệ một cách có hiệu quả tính tích cực trồng lương thực của những khu vực trồng lương thực chủ đạo và của đông đảo nông dân. Bắt đầu từ năm 2006, Trung Quốc còn có thêm chính sách hỗ trợ tổng hợp tư liệu sản xuất (số liệu xem thêm bảng 2.1). Có thể nói, việc thực hiện chính sách “Ba hạng mục trợ cấp” có ý nghĩa to lớn đối với người nông dân trồng cây lương thực, vì thế nó được nông dân nhiệt liệt hoan nghênh.
Hai là, tăng cường đầu tư tài chính cho “tam nông”, hoạt động tín dụng tài chính vĩ mô của nhà nước đầu tư nghiêng lệch cho nông nghiệp và nông thôn, mở rộng mức độ cung ứng của công ích xã hội cho nông thôn, gián tiếp tăng thu nhập cho nông dân. Theo thống kê, năm 2004 nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp của Trung ương và các địa phương của Trung Quốc đã vượt 350 tỷ NDT, ngoài ra còn có hơn 37 tỷ NDT tiền công trái đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi và đồng ruộng, phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập cho nông dân [23]. Đến năm 2008, tài chính Trung ương chi 595,5 tỷ NDT cho tam nông, tăng 163,7 tỷ NDT so với năm 2007 [2], chủ yếu dùng vào việc phụ cấp trực tiếp cho nông dân, nâng cao giá thu mua lương thực, tăng cường đầu tư tiền phòng lụt chống hạn và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tăng cường trợ cấp kinh phí cho công tác phòng dịch động vật ở các địa phương v.v... Theo “Báo cáo công tác Chính phủ” và dự toán tài chính Trung ương năm 2009, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mức đầu tư cho “tam nông”, tăng mức trợ cấp nông nghiệp, mở rộng qui mô xây dựng nông nghiệp, đẩy mạnh mức độ tính toán tổng thể thành thị và nông thôn. Năm 2009, chỉ tính riêng tài chính Trung ương sẽ đầu tư 716,1 tỉ NDT cho “tam nông”, bao gồm các hạng mục như tăng trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực, trợ cấp mua giống tốt và bao phủ trên toàn quốc trợ cấp máy móc nông nghiệp. Với môi trường chính sách đó, Nhà nước và chính phủ Trung Quốc đã tạo ra môi trường chính sách có lợi cho nông nghiệp phát triển ổn định, nông dân tiếp tục tăng thu nhập [89].
Trong nguồn đầu tư tài chính dùng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ưu tiên dành một lượng lớn cho khu vực miền Trung và miền Tây. Năm 2004, tài chính Trung ương đã tăng rò rệt khoản chi đầu tư và chuyển dịch đối với khu vực miền Trung và miền Tây, ngoài khoản hoàn thuế thu và trợ cấp mang tính thể chế là 422,7 tỉ NDT ra, tài chính Trung ương đã tăng cường hỗ trợ khoản chi chuyển dịch cho các địa phương ở 2 khu vực này là 513,3 tỉ NDT, tăng thêm 64,4 tỉ NDT so với năm 2003 [81]. Việc