về sở hữu nhà nước, ruộng đất kinh doanh quy về sở hữu tư nhân”. “Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” ban bố tháng 9 năm 1954 quy định: “Nhà nước căn cứ theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất của nông dân và quyền sở hữu các tư liệu sản xuất khác”, thừa nhận một loạt quyền lợi về tự do kinh doanh, mua bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp ruộng đất. Nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1955 – 1958, do việc thúc đẩy phong trào cải tạo tập thể hoá xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân Trung Quốc và quyền sở hữu những tư liệu khác nhanh chóng bị tước đoạt mất. Đến năm 1962, sau khi “Điều lệ công tác công xã nhân dân nông thôn” chính thức được ban hành, qui định cá nhân người nông dân không còn quyền sở hữu ruộng đất, ngay cả đất đai ông bà tổ tiên để lại cũng bị thu quy về sở hữu tập thể nông thôn.
Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, 18 hộ nông dân thuộc thôn Tiểu Cương, xã Lý Uyên đã bí mật ký một “hợp đồng khoán lớn” về đất đai, mở màn cho việc thực hiện chế độ khoán được thi hành trong cả nước về sau này. Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc đã đưa ra quyết sách lịch sử tiến hành cải cách mở cửa. Năm 1982, Trung ương Đảng phê chuẩn “Kỷ yếu Hội nghị công tác nông thôn toàn quốc”. Bản Kỷ yếu chỉ rò: Hiện nay đã có trên 90% đội sản xuất ở nông thôn xây dựng chế độ trách nhiệm sản xuất với các hình thức khác nhau như khoán sản lượng đến hộ, khoán việc đến hộ v.v…, tất cả đều là “chế độ trách nhiệm sản xuất của kinh tế tập thể XHCN”; đồng thời nói rò các hình thức khoán nêu trên “không đồng nghĩa với kinh tế cá thể tư hữu nhỏ trước khi hợp tác hoá, mà là bộ phận hợp thành của kinh tế nông nghiệp XHCN” [18,34]. Như vậy, chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã thay thế cho công xã nhân dân, không những phát triển mối quan hệ giữa nông dân và ruộng đất, mà còn hình thành nên lần giải phóng tư tưởng thứ nhất lúc đó, tiến hành những tìm tòi mang tính sáng tạo cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và chế độ kinh tế cơ bản giai đoạn đầu của Trung Quốc. Năm 1984, Trung ương ĐCS Trung Quốc đưa
ra thời hạn thuê khoán đất thông thường là trên 15 năm, chế độ kinh doanh khoán đế hộ gia đình từ đó được xác lập trở thành chế độ kinh doanh sản xuất cơ bản nhất ở nông thôn Trung Quốc lúc đó.
Từ năm 1982 đến năm 1986, Trung ương ĐCS Trung Quốc liên tiếp đưa ra 5 văn kiện số 1 về công tác nông thôn, phương hướng cơ bản là xoá bỏ thể chế công xã nhân dân vốn có, xây dựng chế độ kinh doanh cơ bản ở nông thôn, tập trung giải phóng sức sản xuất xã hội nông thôn bị kìm nén đã lâu. “Văn kiện số 1” năm 1982 đã giải quyết vấn đề nguyên tắc “khoán đến hộ”, họ “Xã” hay họ “Tư”, trong đó xác định tính chất của “khoán” không phải là tư hữu hoá. “Văn kiện số 1” năm 1983 xác định chế độ khoán đến hộ gia đình là “nhiệm vụ chủ yếu của công tác nông thôn trong giai đoạn trước mắt”. “Văn kiện số 1” năm 1984 xác định “không thay đổi chế độ khoán ruộng đất 15 năm”. “Văn kiện số 1” năm 1985 xoá bỏ chế độ thu mua tiêu thụ thống nhất đối với nông sản đã tồn tại 30 năm trước đói, chuyển đổi sang cơ chế điều tiết của thị trường, về mặt thể chế đảm bảo chắc chắn cho chế độ quyền sử dụng đất đai ở nông thôn đi sâu phát triển. “Nộp đủ cho nhà nước, lưu đủ cho tập thể, còn lại đều là của mình”, chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình bước đầu bảo đảm quyền kinh doanh đất đai và quyền sở hữu sản phẩm nông nghiệp dư thừa của người nông dân.
Sự phát triển của cải cách nông thôn đã giúp cho nông thôn Trung Quốc có sự thay đổi to lớn. Căn cứ theo số liệu, từ năm 1978 – 1984, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm của Trung Quốc duy trì tốc độ 7,7%. So sánh 2 năm 1984 và 1978, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá không đổi tăng 42,23% [10, 281], trong đó khoảng hơn một nửa đến từ sự nâng cao tỉ lệ sản xuất do chế độ khoán đến hộ gia đình mang lại. Từ năm 1980 đến năm 1985, tỉ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm của người nông dân đều vượt quá 10%, tốc độ cao hơn hẳn thời kỳ trước đó. Chế độ khoán đến hộ gia đình không những giúp cho nông nghiệp Trung Quốc bước vào “thời kỳ hoàng kim”, mà còn trong một khoảng thời gian rất ngắn
giải quyết được vấn đề no ấm cho hơn 1 tỉ người dân. Số người đói nghèo ở nông dân giảm từ 250 triệu người xuống còn 130 triệu người, tỉ lệ nghèo đói giảm từ 30,7% xuống còn 15,1% [74], trở thành kỳ tích trong lịch sử xoá đói giảm nghèo của nhân loại. Sở dĩ nông thôn có được sự thay đổi to lớn như vậy, mấu chốt đó là chế độ khoán sản đến hộ gia đình đã thích ứng được với đặc điểm và tính quy luật của sản xuất nông nghiệp, thực hiện sự chuyển đổi chế độ sản xuất, phát huy lòng nhiệt tình sản xuất của nông dân, giải phóng tối đa sức sản xuất nông thôn bị đè nén trong suốt một thời gian dài, tăng cường động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng trưởng nhanh chóng.
Chế độ khoán sản đến hộ thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân Trung Quốc, chủ yếu thể hiện trên các mặt:
Một là, đã giải phóng được sức sản xuất bị thể chế công xã nhân dân trước đây ràng buộc trong nhiều năm, nâng cao nhanh chóng năng suất lao động nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp của Trung Quốc, phạm vi hoạt động sản xuất của nông dân cũng sâu rộng hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây. Bên cạnh đó chế độ khoán sản đến hộ gia đình cũng đã khôi phục và khẳng định lại quyền tự chủ sản xuất và quyền tự quyết của nông dân - những người trực tiếp lao động sản xuất và là chủ nhân của kinh tế tập thể. Điều này đã giúp nông dân có thể tự chủ sắp xếp và hoạt động sản xuất, có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để đưa ra các quyết định sách lược sản xuất và kinh doanh. Quyền tự chủ không những đã phát huy mạnh mẽ tính tích cực của người nông dân và nâng cao năng suất lao động, mà còn có thể giúp họ tự do chi phối sức lao động và thời gian lao động của mình, cố gắng sử dụng sức lao động và thời gian lao động trước đây bị dồn ép, quên lãng vào các lĩnh vực có thể thu được những lợi ích mới. Kết quả trực tiếp của tình hình trên là nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của nông thôn phát triển mạnh mẽ, giúp cho đại đa số nông dân Trung Quốc thoát khỏi khó khăn, không ít người đã có cuộc sống sung túc. Hơn nữa tỉ
lệ thặng dư của các thành quả lao động không ngừng tăng lên, người nông dân có của ăn của để, qua đó mà thu nhập của nông dân cũng tăng lên, đời sống của cư dân nông thôn cũng được cải thiện rò rệt.
Hai là, phát huy tính tích cực lao động của nông dân, tăng cường tính trách nhiệm trong lao động của họ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của sản xuất nông nghiệp. Sau thời kỳ hợp tác xã, do thực hiện chủ nghĩa bình quân phân công lao động, vì thế sự nỗ lực sản xuất của nông dân hoàn toàn quyết định bởi sự kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại không giống với sản xuất công nghiệp, nó mang đặc tính chu kỳ sản xuất dài, khó giám sát, vì thế sự giám sát lại được quyết định bởi thành phẩm giám sát trong sản xuất. Còn chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã giải quyết được vấn đề hạn chế những người ăn bơ làm biếng, giúp tính tích cực sản xuất của nông dân được nâng cao tối đa, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của sản xuất nông nghiệp. Từ đó thúc đẩy thu nhập của nông dân trong thời kỳ này tăng trưởng nhanh chóng và ổn định.
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Ở Trung Quốc
- Một Số Giải Pháp Cơ Bản Thúc Đẩy Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Của Trung Quốc
- Phát Triển Xí Nghiệp Hương Trấn, Giải Quyết Việc Làm Tại Chỗ Cho Số Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn, Góp Phần Chuyển Dịch Lao Động Nông Nghiệp Sang Lao
- Tích Cực Chuyển Dịch Sức Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn Ra Thành Phố Làm Thuê, Giải Quyết Tốt Vấn Đề Người Nông Dân Lưu Động
- Tăng Cường Mức Độ Trợ Giúp Từ Các Chính Sách Tăng Thu Nhập Cho Người Nông Dân, Đảm Bảo Cho Thu Nhập Của Nông Dân Tăng Trưởng Ổn Định
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Ba là, giúp nông dân thoát khỏi sợi dây trói buộc đã không cho phép họ tự do lưu động trong nhiều năm, đã giải phóng rất nhiều nông dân ra khỏi sự ràng buộc của ruộng đất, từ đó làm nảy sinh quá trình rời đất rời làng với qui mô lớn của nông dân Trung Quốc. Kể từ khi tiến hành chế độ khoán sản phẩm, một mặt do thể chế khống chế nông dân mang tính cưỡng bách giống như ở công xã nhân dân trước đây bị sụp đổ; mặt khác, do tính tích cực lao động của nông dân bị nén lại trước đây nay đã được phát huy, đội ngũ lao động dư thừa đông đảo tích tụ trong nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc đã bung ra, và từ giữa những năm 1980, một số lớn đã chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác, chuyển từ nông thôn ra thành thị. Theo dự toán, kể từ khi chế độ khoán sản phẩm được thực hiện Trung Quốc đã có hơn 100 triệu nông dân rời ruộng đất chuyển sang các ngành nghề khác, có hàng chục triệu người đổ về các thành phố. Chính quá
trình phi nông nghiệp hoá, những người nông dân ra thành phố kiếm việc làm cũng là một nhân tố thúc đẩy làm cho thu nhập của người nông dân tăng lên.
Bốn là, thúc đẩy một số vùng và một số người thông qua lao động để giàu lên trước, thể hiện tính ưu việt của CNXH. Nghèo đói không phải là CNXH, đi con đường xã hội hoá chính là phải thực hiện cùng giàu có. Nhưng cùng giàu có tuyệt nhiên không phải là chủ nghĩa bình quân. Chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã đập vỡ “nồi cơm to” của chủ nghĩa bình quân, một số vùng có thể dựa vào vị trí địa lý và ưu thế tài nguyên để phát triển đi trước, sau đó những vùng giàu trước sẽ lôi kéo toàn xã hội từng bước đi tới cùng giàu có. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong điều kiện lúc bấy giờ của Trung Quốc, đã khuyến khích được một bộ phận đi đầu làm giàu, tạo nên những thành tựu to lớn của nông nghiệp Trung Quốc nói chung và làm tăng thu nhập của nông dân nói riêng trong 30 năm cải cách mở cửa.
2.2. Ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân
Ổn định mối quan hệ thuê khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng ruộng đất của nông dân chính là bảo vệ lợi ích căn bản nhất của người nông dân.
Chế độ khoán sản đến hộ gia đình trong nông nghiệp được thực hiện ở những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đã giải quyết được quyền tự chủ kinh doanh sản xuất của hàng trăm triệu hộ nông dân Trung Quốc, khuyến khích và phát huy mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của đông đảo nông dân, song nó vẫn không phải là một chế độ nông nghiệp hoàn thiện nhất có thể khiến cho nông nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Người ta thấy rằng chế độ khoán còn tồn tại nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, phân phối bình quân ruộng đất theo nhân khẩu hoặc lực lượng lao động đã hạn chế sự lưu động hợp lý quyền sử dụng đất, gây trở ngại cho việc dịch chuyển ruộng đất vào tay những nông dân có khả năng làm
ruộng, những nông trường gia đình hoặc nông trường hợp tác, ruộng đất bị phân tán nhỏ lẻ, làm hạn chế việc kinh doanh và sản xuất nông nghiệp ở qui mô hợp lý, hiệu quả sản xuất thấp;
Thứ hai, chủ thể quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất không rò ràng, quyền sở hữu ruộng đất của nông dân không được tôn trọng làm cho lợi ích của nông dân bị xâm hại, hiệu quả sử dụng đất không cao, ruộng đất không được bảo vệ, hiện tượng ruộng đất bị sử dụng và bỏ hoang một cách tuỳ tiện diễn ra ngày càng nhiều;
Thứ ba, do quyền sở hữu và quyền sử dụng đất tách rời nhau khiến nông dân - chủ thể kinh doanh thiếu động lực để đầu tư vào ruộng đất, còn tập thể nông thôn - người sở hữu ruộng đất lại thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm đầu tư. Chính vì thế sau khi đã phát huy hết tác dụng tích cực của mình trong việc giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, chế độ khoán sản phẩm đã không thể giúp cho thu nhập của nông dân tiếp tục tăng lên. Bắt đầu từ năm 1985, tốc độ tăng trưởng thu nhập của nông dân chậm lại, giảm từ 11,8% năm 1985 xuống còn 5,3% năm 1987 và 1,8% năm 1990, thậm chí còn xuất hiện tăng trưởng âm vào năm 1989 [65].
Xét về bản chất, vấn đề thu nhập của nông dân là một vấn đề việc làm. Hạt nhân của vấn đề nông dân là mức thu nhập của người nông dân thấp, từ đó gây ra tiêu dùng không đủ, làm ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân. Những hạn chế của chế độ khoán đã ngăn cản sự chuyển nhượng và mua bán quyền tài sản ruộng đất, cản trở quá trình đô thị hoá, không có lợi cho nông thôn thực hiện kinh doanh ruộng đất với qui mô lớn. Nếu không thay đổi chính sách ruộng đất ở nông thôn, làm cho các hộ nông dân trên toàn quốc kinh doanh lâu dài trên nguồn tài nguyên đất canh tác có hạn, tất yếu sẽ gây ra tình trạng tiền công ruộng đất giảm dần trong mô thức nuôi trồng và lao động quá tập trung, năng suất giảm xuống, thậm chí gây ra hiện tượng không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm. Do tài sản ruộng đất của nông dân không thể tư
bản hoá, nông dân không thể lấy ruộng đất thuê khoán mang đi thế chấp, khiến cho nông dân khó vay vốn để phát triển sản xuất.
Để hoàn thiện và khắc phục một số hạn chế của chế độ khoán ruộng đất, ngày 1 tháng 3 năm 2003, “Luật khoán ruộng đất nông thôn” bắt đầu được thực thi có nhấn mạnh để ổn định và hoàn thiện thể chế kinh doanh 2 tầng kết hợp giữa thống nhất và phân tách lấy chế độ khoán đến hộ làm cơ sở, trao cho người nông dân quyền sử dụng đất khoán một cách lâu dài và có bảo đảm, đồng thời cũng xác minh việc thực hiện lưu chuyển quyền kinh doanh ruộng đất khoán, qui định quyền lợi và các phương thức của việc lưu chuyển này như kế thừa, hưởng lợi, làm cổ đông, chuyển khoản, cho thuê, chuyển nhượng [67]... Một số nhà khoa học của Trung Quốc đánh giá “Luật khoán
ruộng đất nông thôn” này được coi là lần sáng tạo thứ ba1 trong cải cách chế
độ ruộng đất ở Trung Quốc, sẽ đem lại cho nông dân nhiều biến đổi to lớn.
Một nghiên cứu đã chứng minh, trong số các yếu tố tài nguyên đóng góp vào thu nhập của người nông dân như sức lao động (bao gồm số lượng lao động và tố chất của lao động), ruộng đất kinh doanh, tài sản cố định mang tính sản xuất, thì số lượng lao động nông nghiệp có đóng góp ít nhất cho thu nhập của nông dân, còn ruộng đất thuê khoán có đóng góp lớn nhất cho thu nhập của nông dân. Theo tính toán nếu qui mô ruộng đất thuê khoán tăng lên 1% thì thu nhập thuần kinh doanh gia đình có thể tăng lên 1,5%; đóng góp của tài sản cố định mang tính sản xuất đối với thu nhập của nông dân cũng tương đối lớn, tài sản cố định tăng 1% thì thu nhập thuần kinh doanh gia đình có thể tăng 1,2% [40,86].
Vì vậy, thúc đẩy lưu chuyển ruộng đất ở nông thôn, mở rộng qui mô kinh doanh ruộng đất gia đình của các hộ nông dân, có ý nghĩa cực kỳ quan
1 Lần sáng tạo thứ nhất trong cải cách chế độ ruộng đất của Trung Quốc là lần cải cách sau năm 1950, đã xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, lần sáng tạo thứ hai là việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình vào năm 1979, trao cho nông dân quyền sử dụng và kinh doanh ruộng đất; lần sáng tạo thứ ba là việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất ở nông thôn một cách hợp lý.
trọng đối với việc tăng mức thu nhập nông nghiệp của người nông dân. Đi sâu cải cách thể chế tài chính nông thôn, cải thiện môi trường đầu tư của các hộ nông dân, giải quyết vấn đề vay vốn khó cho người nông dân, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đó chính là điểm mấu chốt để Trung Quốc xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài trong việc tăng thu nhập cho nông dân.
Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 năm 2008) đã thông qua “Nghị quyết của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng thúc đẩy cải cách phát triển nông thôn”, trong đó chính thức quy định cho phép nông dân có thể chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán một cách hợp pháp với các hình thức như: chuyển đổi quyền thuê khoán, cho thuê, trao đổi, chuyển nhượng, hợp tác cổ phần... Về thực tế đây là việc tiếp tục hoàn thiện quyền kinh doanh ruộng đất khoán, khiến nông dân được đảm bảo hơn về các quyền lợi như quyền sở hữu, quyền sử dụng và thu lợi đối với ruộng đất khoán. Nghị quyết cũng nêu rò cần phải xây dựng thị trường chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán ở nông thôn, cho phép nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô thích hợp. Theo đánh giá của Triệu Ngọc Điền - nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, việc cho phép nông dân chuyển đổi hợp pháp quyền kinh doanh ruộng khoán là khâu đột phá quan trọng trong chế độ quản lý đất đai vốn có trên cơ sở ổn định chế độ khoán ruộng đất đến hộ gia đình ở nông thôn, xét về lâu dài, nó sẽ thúc đẩy hữu hiệu kinh tế nông thôn phát triển, thúc đẩy nông nghiệp Trung Quốc tăng sản lượng và nông dân tăng thu nhập [25].
Nghị quyết này có hai ý nghĩa: Một là, về mặt chế độ, kể từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, hoạt động lưu chuyển ruộng đất đã được đẩy nhanh, nhưng do chưa có sự ủng hộ về mặt chính sách, cho nên việc chuyển đổi này thường không thành công, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc đã tạo sư ủng hộ về chính sách, đã phát huy vai trò tương