Chính phủ tăng đầu tư tài chính cho các khu vực khó khăn hơn, ở một mức độ nào đó, có thể làm giảm thiểu hành vi mượn việc thu phí của nông dân để phục vụ cho các công việc ở địa phương của chính quyền cơ sở, từ đó có thể gián tiếp giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, nó cũng góp phần giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông dân các vùng miền.
Bảng 2.1: Các hạng mục hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc từ năm 2004 -2008
Đơn vị: 100 triệu NDT
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2008 | |
Trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực | 116 | 132 | 142 | 633 |
Trợ cấp mua giống tốt | 28,52 | 37,52 | 40,2 | 121 |
Trợ cấp mua máy móc nông nghiệp | 0,7 | 3 | 6,7 | 40 |
Trợ cấp tổng hợp tư liệu sản xuất nông nghiệp | - | - | 125 | 234 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Xí Nghiệp Hương Trấn, Giải Quyết Việc Làm Tại Chỗ Cho Số Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn, Góp Phần Chuyển Dịch Lao Động Nông Nghiệp Sang Lao
- Tích Cực Chuyển Dịch Sức Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn Ra Thành Phố Làm Thuê, Giải Quyết Tốt Vấn Đề Người Nông Dân Lưu Động
- Tăng Cường Mức Độ Trợ Giúp Từ Các Chính Sách Tăng Thu Nhập Cho Người Nông Dân, Đảm Bảo Cho Thu Nhập Của Nông Dân Tăng Trưởng Ổn Định
- Kết Cấu Nguồn Thu Nhập Ngày Càng Đa Dạng, Nông Dân Có Nhiều Cơ Hội Lựa Chọn Việc Làm Phi Nông Nghiệp Hơn
- Những Khó Khăn Trong Việc Giải Quyết Vấn Đề Tăng Thu Nhập Và Việc Làm Cho Số Lao Động Ra Thành Phố Làm Thuê
- Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 12
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Trình Quốc Cường. Nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Bản dịch của Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Bài viết cho Hội thảo “Những vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Trung Quốc”, tổ chức tại Viện KHXH Việt Nam, ngày 30, 31 tháng 10 năm 2007. Số liệu năm 2008 dẫn từ http://www.china.com.cn/economic/txt/2009- 05/05/content_17724319.htm
“Thu ít” chủ yếu thể hiện thông qua việc cải cách thuế phí, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân đã được trình bày ở phần trên. Ngoài ra, kể từ ngày 1-1-2008, Trung Quốc đã quyết định hoàn thuế VAT và thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng thiết bị nông nghiệp nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển và để sản xuất các thiết bị nông nghiệp công suất lớn mới. Những thiết bị nông nghiệp công suất lớn bao gồm: máy kéo bánh lốp, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch khoai tây liên hợp, máy cắt cỏ tự động, máy trồng khoai tây, máy gieo hạt lúa mì, máy gieo mạ và máy thu hoạch bông [24].
“Làm sống động” chủ yếu thể hiện qua việc thực hiện các chính sách nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của đông đảo quần chúng nông dân, làm sống động nền kinh tế nông thôn, mở rộng kênh thu nhập cho nông dân. Trong những năm qua, để thực hiện phương châm “làm sống động”, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy kinh doanh ngành nghề hoá và thâm canh hoá nông nghiệp, phát triển ngành nghề thứ 2 (công nghiệp, xây dựng) và thứ 3 (dịch vụ) ở nông thôn, đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích và giúp đỡ người nông dân vào thành phố làm việc.
Bên cạnh đó, việc Trung ương ĐCS Trung Quốc ban hành quyết định bảo vệ đất canh tác, đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, khống chế nghiêm ngặt giá cả thiết bị vật tư nông nghiệp và thi hành các biện pháp bảo đảm giá thu mua lương thực thấp nhất, đã phát huy tác dụng tương đối lớn trong việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân.
Như vậy, dưới sự chỉ đạo của phương châm “cho nhiều, thu ít, làm sống động”, các biện pháp chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân của Trung Quốc đã được hoàn thiện và tăng cường. Qua đó, đời sống của nông dân có sự chuyển biến đáng kể, thu nhập của nông dân sau một thời gian tăng trưởng chậm chạp, nay đã tăng lên rò rệt. Năm 2008, thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 4.761 NDT, tăng trưởng 8% so với năm 2007.
Tiểu kết
Trung Quốc là một nước nông nghiệp, dân số nông thôn đông, nông dân là lực lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc. Vì thế, chỉ có giải quyết tốt vấn đề quyền lợi và lợi ích của nông dân, giúp nông dân có được cơ hội phát triển công bằng với cư dân thành thị, thì Trung Quốc mới thực hiện được sự phát triển bền vững lâu dài của mình.
Nhận thức được điều đó, kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc ngày càng coi trọng giải quyết các
vấn đề có liên quan đến người nông dân. Hiện nay, thế hệ lãnh đạo thứ tư do Hồ Cẩm Đào đứng đầu đặt vấn đề nông dân là hạt nhân của công tác “tam nông”, trong đó tăng thu nhập cho nông dân lại được coi là hạt nhân của vấn đề nông dân. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, nông dân đóng vai trò là người tiên phong đi đầu, với việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm, trả quyền kinh doanh ruộng đất về tay người nông dân, nông dân có được quyền tự chủ nên tích cực lao động sản xuất khiến nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu nhập nông dân tăng nhanh. Tiếp đó, xí nghiệp hương trấn phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm triệu lao động nông thôn. Bước sang thế kỷ mới, để thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân, Đảng và Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều chính sách tích cực như xoá bỏ toàn diện thu thuế nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc, cải thiện điều kiện làm việc cho những người nông dân đi ra thành phố làm thuê, hoàn thiện chế độ khoán đến hộ, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân… Đặc biệt từ năm 2004 đến năm 2009, Trung ương ĐCS và Quốc Vụ viện Trung Quốc liên tiếp ban hành 6 “Văn kiện số 1”, đưa ra một loạt các chính sách trợ nông, huệ nông, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, giúp cho thu nhập của nông dân tăng trưởng nhanh hơn.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, mặc dù trong những năm gần đây, các chính sách tăng thu nhập của Trung Quốc ngày càng đạt được hiệu quả trên thực tế, song cơ sở tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc vẫn còn tương đối yếu kém, kênh tăng thu nhập vẫn còn hạn hẹp, việc xây dựng cơ chế lâu dài đảm bảo tăng thu nhập cho nông dân còn chưa được hoàn thiện, xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa thành thị ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển hài hoà của Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian tới Trung Quốc vẫn cần tiếp tục chú trọng giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
3.1. Những thành tựu cơ bản
3.1.1. Mức thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống được cải thiện
Trải qua 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, phá vỡ mọi kỷ lục trên thế giới về nhịp độ tăng trưởng GDP nhanh liên tục, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm xấp xỉ 10% (9,8%) [64]. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nông thôn cũng đạt được những thành tựu đáng mừng, đời sống của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, thu nhập của nông dân cũng dần tăng lên. Có được những thành tựu kể trên một phần lớn là nhờ vào các chính sách và biện pháp đúng đắn thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc được áp dụng qua từng thời kỳ.
Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách nông thôn, thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình, phân tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh đất đai, gắn lợi ích kinh tế của người nông dân với hiệu quả sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được tình trạng trì trệ tồn tại một thời gian dài dưới chế độ công xã nhân dân, giúp cho sức sản xuất ở nông thôn được phát triển tối đa, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng lên nhanh chóng.
Bước vào thế kỷ mới, Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc kiên trì phương châm “cho nhiều, thu ít, làm sống động”, không ngừng tăng cường các chính sách trợ nông, huệ nông, xoá bỏ toàn diện trong cả nước thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp, tiến hành “bốn loại trợ cấp” (trợ cấp trực tiếp, trợ cấp giống tốt, trợ cấp thu mua máy móc nông nghiệp và trợ cấp tổng hợp tư liệu sản xuất nông nghiệp) đối với người nông dân trồng lương thực, tiến hành chính sách giá thu mua bảo hộ đối với các loại lương thực chủ yếu, giúp cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, liên tục, thu nhập của nông dân tăng lên. Theo thống kê, thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn năm 1978 là 133,6 NDT, đến năm 2000 là 2.253 NDT, tăng gấp khoảng 16,9 lần và năm 2008 là 4.761 NDT, tăng gấp hơn 30 lần so với năm 1978. Tính từ năm 1981 – 2008, tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế bình quân mỗi năm đạt xấp xỉ 7%.
Bảng 3.1: Thu nhập và tốc độ tăng trưởng thu nhập của cư dân nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2008
Thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn (NDT) | Tốc độ tăng trưởng thực tế so với năm trước (%)3 | |
1978 | 133,6 | - |
1979 | 160,2 | 19,2 |
1980 | 191 | 17,3 |
1981 | 223 | 16,8 |
1982 | 270 | 15,2 |
1983 | 309,8 | 14,7 |
1984 | 355,3 | 14,7 |
1985 | 397 | 11,8 |
1986 | 424 | 6,7 |
1987 | 463 | 5,3 |
3 Tăng trưởng thực tế là tăng trưởng sau khi đã khấu trừ đi nhân tố giá cả tăng.
545 | 6,3 | |
1989 | 602 -1,8 | |
1990 | 630 1,8 | |
1991 | 710 2 | |
1992 | 784 | 5,9 |
1993 | 921 | 3,2 |
1994 | 1220 | 5 |
1995 | 1578 | 5,3 |
1996 | 1926 | 9 |
1997 | 2090 | 4,6 |
1998 | 2162 | 4,3 |
1999 | 2210 | 3,8 |
2000 | 2253 | 2,1 |
2001 | 2366 | 4,2 |
2002 | 2476 | 4,8 |
2003 | 2622 | 4,3 |
2004 | 2936 | 6,8 |
2005 | 3255 | 6,2 |
2006 | 3587 | 7,4 |
2007 | 4140 | 9,5 |
2008 | 4761 | 8 |
1988
Nguồn: [65]
Trong thời gian qua, thu nhập không ngừng tăng lên đã tạo điều kiện để người nông dân cải thiện đời sống của mình. Từ năm 1978 đến năm 2008, mức tiêu dùng cho sinh hoạt bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 116 NDT lên 3661 NDT [82]. Đời sống của cư dân nông thôn được nâng dần lên theo mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Điều này được thể hiện chủ yếu trên các mặt:
Một là, kết cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn không ngừng được nâng cấp. Hệ số Engel4 từ mức 67,7% năm 1978 giảm xuống còn 43,1% năm 2007, giảm 24,6%, điều này chứng tỏ kết cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn không ngừng được ưu hoá [83].
Hai là, các khoản chi tiêu mang tính phát triển và hưởng thu tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2007, mức chi tiêu cho văn hoá giáo dục, vui chơi giải trí bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 306 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 4,4% so với năm 1980, mức chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người là 210 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 4,4% so với năm 1980, và mức chi tiêu dùng cho thông tin, giao thông bình quân đầu người của cư dân nông thôn 328 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 9,8% so với năm 1980 [83] .
Ba là, sinh hoạt gia đình của cư dân nông thôn dần bước vào thời đại điện khí hoá, thông tin hoá. Năm 1978, các gia đình ở nông thôn hầu hết không có các thiết bị đồ điện gia dụng, đến năm 2007, hầu hết các gia đình ở nông thôn đã có ti vi, tủ lạnh, máy giặt. Tỉ lệ bình quân các sản phẩm tiêu dùng lâu bền như ti vi, tủ lạnh, máy giặt trên 100 hộ gia đình cư dân nông thôn lần lượt là 106,5 chiếc, 26,1 chiếc và 45,9 chiếc. Bên cạnh đó, việc phổ cập các thiết bị thông tin ở nông thôn cũng không ngừng tăng lên, năm 2007, tỉ lệ bình quân số máy điện thoại cố định, điện thoại di động và máy vi tính trên 100 gia đình cư dân nông thôn lần lượt đạt 68,4 cái, 77,8 cái và 3,7 cái [83].
3.1.2. Bước đầu giải quyết được vấn đề xoá đói giảm nghèo
4 Hệ số Engel là chỉ tỷ lệ phần trăm trong tổng chi tiêu mà một gia đình dùng cho vấn đề thực phẩm. Thông thường, hệ số Engel của cư dân một quốc gia hay khu vựcbình quân vượt quá 60% thì họ được tính là cư dân nghèo, từ 50% - 59% là no đủ, từ 40 – 49% là tiểu khang, từ 30% – 39% là tương đi giàu, từ 20% - 29% là giàu có và dưới 20% là rất giàu có.
Kể từ khi thực hiện cải cách nông thôn năm 1978, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách tích cực thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân, nhờ đó đã cơ bản giải quyết được vấn đề no ấm của người dân nghèo khó ở nông thôn. Căn cứ vào tiêu chuẩn xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Trung Quốc, số người nghèo đói ở nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 14,79 triệu người năm 2007, tỉ lệ nghèo đói giảm từ 30,7% xuống còn 1,6%. Đồng thời, tỉ lệ người có thu nhập thấp và không ổn định giảm từ 62,13 triệu người năm 2000 xuống còn 28,41 triệu người [9]. Mức thu nhập và chất lượng sống của người dân nghèo cũng được nâng lên rất nhiều.
Những thành tựu về xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc đã góp phầ n đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo trên thế giới. Căn cứ theo số liệu của các tổ chức quốc tế, từ năm 1990 đến năm 2007, tổng số người nghèo mà Trung Quốc giảm được chiếm hơn 70% tỉ lệ số người nghèo trên toàn thế giới [9]. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc là giảm một nửa số dân nghèo khó. Cùng với việc nỗ lực giải quyết vấn đề nghèo khó của nước mình, Trung Quốc cũng đã tích cực tham gia vào sự nghiệp giảm nghèo trên toàn cầu. Thông qua cung cấp viện trợ giúp phát triển, giao lưu kinh nghiệm giảm nghèo và triển khai hợp tác quốc tế, Trung Quốc đã giúp đỡ các nước đang phát triển và các khu vực xóa bỏ nghèo khó. Năm 2004, tại Hội nghị xóa đói giảm nghèo toàn cầu ở Thượng Hải, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết: Trung Quốc sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam Nam, trong khả năng có thể của mình, từng bước tăng viện trợ phát triển cho các nước nghèo. Có thể nói, thành tựu xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ của một nước có dân số đông nhất thế giới, mà đây còn là thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến bộ chung của nhân loại.