ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---*---
NGUYỄN THANH GIANG
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Ở Trung Quốc
- Một Số Giải Pháp Cơ Bản Thúc Đẩy Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Của Trung Quốc
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................... 3
3. Cách tiếp cận.................................................................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.................................................................... 8
6. Bố cục đề tài..................................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG
THU NHẬP CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC ...............................................9
1.1. Một số khái niệm và đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân
Trung Quốc................................................................................................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm liên quan……………………………………………………..…... 9
1.1.2. Đặc thù vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc 11
1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc……....... 14
1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân...............................................................................14
1.2.2. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng đến sự ổn định
của xã hội.........................................................................................................................................16
1.2.3. Nguyên nhân khiến cho thu nhập của nông dân Trung Quốc tăng
chậm ............................................................................................................................................18
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TĂNG
THU NHẬP CHO NÔNG DÂN CỦA TRUNG QUỐC25
2. 1. Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa25
2.1.1. Sự ra đời của chế độ khoán sản đến hộ gia đình25
2.1.2. Vai trò của chế độ khoán sản đến hộ trong việc tăng thu nhập
cho nông dân Trung Quốc27
2.2. Ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán
của nông dân32
2.3. Phát triển xí nghiệp hương trấn, giải quyết việc làm tại chỗ cho sức lao động dư thừa ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang lao động phi nông nghiệp37
2.3.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp
hương trấn của Trung Quốc37
2.3.2. Vai trò và đóng góp của xí nghiệp hương trấn trong việc tăng
thu nhập cho nông dân42
2.4. Tích cực chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn ra
thành phố làm thuê, giải quyết tốt vấn đề người nông dân lưu động44
2.5. Tiến hành cải cách toàn diện chế độ thuế và phí ở nông thôn, giảm
nhẹ gánh nặng cho nông dân49
2.6. Tăng cường mức độ trợ giúp từ các chính sách tăng thu nhập cho người nông dân 54
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP
CHO NÔNG DÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO62
VIỆT NAM....................................................................................................................................
3.1. Những thành tựu cơ bản trong việc tăng thu nhập cho nông dân..... 62
3.1.1. Mức thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống được cải thiện… 62
3.1.2. Bước đầu giải quyết được vấn đề xoá đói giảm nghèo 65
3.1.3. Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều
cơ hội lựa chọn việc làm ở các ngành nghề phi nông nghiệp................................ 66
3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc tăng thu nhập cho nông dân
của Trung Quốc hiện nay69
3.2.1. Hạn chế của việc thực hiện chính sách tăng thu nhập cho nông dân69
3.2.2. Sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa cư dân
thành thị và cư dân nông thôn73
3.2.3. Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập
và việc làm cho số lao động ra thành phố làm thuê77
3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam 81
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, dân số nông dân đông. Hàng ngàn năm qua vấn đề nông dân luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của nước này. Lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc cho thấy, nông dân hiền hoà hay giận dữ đã quyết định sự tồn vong, hưng suy của các triều đại; nông dân hăng hái hay thờ ơ đã quyết định xã hội đi lên hay ngưng trệ; nông dân ủng hộ hay chống đối đã quyết định sinh mệnh chính trị của các nhà cầm quyền; nông dân đi theo hay quay lưng lại đã quyết định sự thành công hay thất bại của các chính sách. Thực tế đã chứng minh, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, chính nông dân là đội quân chủ lực giúp cách mạng Trung Quốc thành công. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, với phương châm cải cách bắt đầu từ nông thôn của Đặng Tiểu Bình, ĐCS Trung Quốc trả lại cho nông dân quyền định đoạt ruộng đất, tài sản, quyền tự do sản xuất và kinh doanh, nông dân vui mừng đã lập nên những thành tựu kinh tế đáng khâm phục. Nhưng kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XII (tháng 10-1984), ĐCS Trung Quốc quyết định chuyển trọng tâm cải cách từ nông thôn ra thành thị, ngay lập tức sản xuất nông nghiệp bị chậm lại, sản lượng lương thực giảm sút, giá cả tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng thu nhập của nông dân liên tục giảm xuống, chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng...
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc (năm 2002) khi đưa ra mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả đã nêu rò: “Xây dựng nông nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ trọng đại của xây dựng toàn diện xã hội khá giả”. Trong đó, việc tăng thu nhập cho nông dân được coi là hạt
nhân của công tác nông dân. Bởi vì “không có khá giả của nông dân, thì không thể có khá giả của nhân dân cả nước” [66], như Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã từng nhấn mạnh ở Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII ĐCS Trung Quốc (tháng 11 – 1991), vì chỉ có tăng thu nhập cho nông dân mới có thể thúc đẩy nông nghiệp phát triển, giúp cho nông thôn phát triển và ổn định lâu dài, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Gần đây, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 - 2008) đã nêu rò: “cơ sở nông nghiệp của Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, cần phải tăng cường; sự phát triển của nông thôn Trung Quốc vẫn còn trì trệ, cần phải trợ giúp; tăng thu nhập cho nông dân vẫn còn khó khăn, cần phải đẩy nhanh”. Hội nghị cũng chỉ ra, một trong những nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của cải cách phát triển nông thôn Trung Quốc đến năm 2020 đó là, “thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân tăng gấp đôi so với năm 2008, mức tiêu dùng được nâng cao đáng kể, hiện tượng nghèo đói tuyệt đối cơ bản được xoá bỏ”[60]. Qua đó có thể thấy vấn đề tăng thu nhập cho nông dân hiện đang được ĐCS Trung Quốc hết sức quan tâm và coi trọng, nó được coi là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất, then chốt nhất của công cuộc xây dựng nông thôn mới XHCN ở nước này.
Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nước nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử, chính trị và kinh tế. Nhiều vấn đề của “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) mà Trung Quốc đang phải đối mặt và giải quyết, trong đó có vấn đề tăng thu nhập cho nông dân cũng chính là vấn đề nan giải trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa có giá trị tham khảo quí báu cho Việt Nam trong quá trình đổi mới mở cửa đất nước. Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn “Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn
Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề tăng thu nhập cho nông dân đã trở thành đề tài hấp dẫn không chỉ đối với các học giả mà còn cả với những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Trong giai đoạn hiện nay “nông nghiệp phát triển, nông thôn ổn định, nông dân tăng thu nhập” được coi là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới XHCN của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Vì thế nó trở thành đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề tam nông trong đó có tăng thu nhập cho nông dân cũng tương đối phong phú và đa dạng. Tiêu biểu là các công trình như:
“Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” do Đỗ Tiến Sâm chủ biên (2008) [18], công trình đã khái quát và hệ thống về thực trạng và những giải pháp cho vấn đề “tam nông” của Trung Quốc hiện nay, trong đó cũng đã ít nhiều đề cập đến một số chính sách, giải pháp để tăng thu nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay; “Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc” do Nguyễn Minh Hằng chủ biên (2003) [6], cuốn sách bàn về quá trình và các giải pháp thực hiện chuyển đổi từ một nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc, tuy nhiên vấn đề tăng thu nhập cho nông dân mới chỉ được lồng ghép vào trong các nội dung của cuốn sách; “Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc” của tác giả Đỗ Tiến Sâm (1994)[16], từ góc độ công nghiệp hoá nông thôn, tác giả đã luận giải những thành tựu của xí nghiệp hương trấn đối với công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc, trong đó có nói đến vai trò của xí nghiệp hương trấn trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân…
Bên cạnh các công trình nêu trên, trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng như các cuộc hội thảo, nhiều tác giả cũng đã có bài viết bàn về quá trình và những thành tựu của cải cách nông thôn, qua đó cho thấy những đổi thay to lớn của bộ mặt nông thôn nói chung và đời sống của người nông dân, trong đó có cả những thành tựu trong công tác tăng thu nhập cho nông dân như: “Cải thiện đời sống kinh tế nông thôn: Thành tựu lớn của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa” của tác giả Phùng Thị Huệ [10] in trong Kỷ yếu hội thảo Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 55 năm xây dựng và phát triển, “Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung quốc 30 năm qua” của Phó Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương ĐCS Trung Quốc Trác Vệ Hoa [8] tại Hội thảo Lý luận lần thứ 4 giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc; bài viêt “Vài nét về tiến trình cải cách nông thôn Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay” của Nguyễn Xuân Cường trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2005 [3]…
Ngoài ra còn có các công trình và bài viết đề cập trực tiếp vào thực trạng và các vấn đề nổi cộm của tam nông Trung Quốc như “Tìm hiểu những giải pháp giải quyết vấn đề: nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc hiện nay” của Bùi Thị Thanh Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2007 [11]; “Nông dân Trung Quốc: Thực trạng bất đối xứng so với người dân thành thị" của tác giả Hoàng Thế Anh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2008 [1].
Nhìn chung, các công trình đều có ít nhiều đề cập đến những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên các công trình này chưa tổng kết một cách có hệ thống và trực tiếp quá trình cũng như những giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên ở một chừng mực nhất định đã phác hoạ ra bức tranh đa dạng về vấn đề thu nhập của nông