Sự Cần Thiết Phải Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Ở Trung Quốc

như chính sách thuế, chính sách trợ cấp, chính sách về lãi suất ngân hàng đều là những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm nông dân khác nhau.

Trong các nghiên cứu về nông dân ở phương Tây, những người nông dân được nói đến chủ yếu là những chủ nông trường, vì vậy vấn đề thu nhập của nông dân phương Tây được họ quan tâm chủ yếu là vấn đề thu nhập của chủ nông trường. Còn trong số những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của chủ nông trường, nhân tố quan trọng nhất đó là giá cả nông sản và quy mô nông trường. Vì thế, trong kinh tế học phương Tây, các thảo luận về các vấn đề có liên quan đến giá cả nông sản và quy mô nông trường được hiểu đồng nghĩa với thảo luận vấn đề có liên quan đến thu nhập của nông dân.

Khác với phương Tây, nông dân Trung Quốc không phải chỉ là khái niệm về một nhóm người làm nghề nông nghiệp, mà là khái niệm về một quần thể xã hội đối lập với cư dân thành thị [40,30]. Vì vậy, thu nhập của nông dân Trung Quốc, không chỉ bao gồm thu nhập nông nghiệp, mà còn bao gồm cả thu nhập phi nông nghiệp. Do đó khác với phương Tây, một trong những con đường cơ bản để tăng thu nhập cho nông dân, bên cạnh việc tăng nguồn thu nhập từ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc cũng tìm mọi cách để tăng nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp.

Ngoài ra, nông dân Trung Quốc không có ranh giới giữa người có sở hữu ruộng đất, chủ nông trường và người làm công nông nghiệp. Ở Trung Quốc, quyền sở hữu ruộng đất được qui về sở hữu thập thể, nông dân chỉ có quyền kinh doanh thuê khoán ruộng đất. Đồng thời, đại đa số nông dân Trung Quốc, vừa là người kinh doanh thuê khoán ruộng đất, lại vừa là người lao động cày cấy nông nghiệp. Vì vậy, thu nhập nông nghiệp của nông dân Trung Quốc thường không bao gồm thu nhập từ cho thuê ruộng đất (ngược lại họ phải chi trả thuê khoán ruộng đất), nhưng cũng bao gồm hai bộ phận là lợi

nhuận từ kinh doanh nông nghiệp và thu nhập lao động nông nghiệp. Trong điều kiện tự cung tự cấp và bán tự cung tự cấp, hai bộ phận thu nhập này rất khó phân biệt với nhau.

Chính vì nguyên nhân đó, vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc là một vấn đề tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, lại là một vấn đề chỉ giới hạn trong sự tăng trưởng thu nhập của một nhóm người nhất định. Theo Ông Trương Hiểu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nông nghiệp, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì cho đến nay, vẫn chưa có một khung lý luận nào được hình thành có thể đem áp dụng nghiên cứu trực tiếp vấn đề thu nhập của nông dân Trung Quốc [40,31].

1.2. Sự cần thiết phải tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc


Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn có hơn 1,3 tỉ người, trong đó có khoảng 900 triệu nông dân sống ở vùng nông thôn rộng lớn. Mặc dù, nông dân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, song từ khi cải cách mở cửa đến nay nông dân Trung Quốc vẫn còn đang phải chịu quá nhiều thiệt thòi, gánh nặng kinh tế – xã hội trên vai họ khiến cho đời sống của cư dân nông thôn còn phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó nổi bật lên là vấn đề thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và tăng trưởng chậm hơn so với người dân ở thành phố. Việc thu nhập của nông dân thấp và tăng trưởng chậm đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế quốc dân và sự ổn định của xã hội.

? ? 1.2.1. Thu nhập của nông dân tăng chậm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trung Quốc là hiện đang là một nước đang phát triển lớn, có thể nói nhu cầu trong nước là động lực căn bản cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Nông dân là một quần thể tiêu dùng lớn nhất, nông thôn là thị trường tiêu dùng có tiềm lực nhất. Thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm, khiến cho sức mua kém, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng thị trường ở

nông thôn và việc mở rộng nhu cầu trong nước. Theo thống kê, tỉ trọng tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn những năm 80 của thế kỷ XX chiếm 50% tổng kim ngạch tiêu dùng cả nước Trung Quốc, nhưng đến năm 1997 đã giảm xuống còn 39%, năm 2002 lại tiếp tục giảm xuống còn 34,8% [53,49]. Mở rộng nhu cầu và thị trường trong nước, không những phải trông vào hơn 300 triệu nhân khẩu tiêu dùng ở thành thị, mà quan trọng hơn là phải dựa vào hơn 900 triệu nông dân ở khu vực nông thôn rộng lớn [53,49].

Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 3

Thu nhập của nông dân thấp và tăng trưởng chậm ảnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân thể hiện trên các mặt sau đây:

Thu nhập của nông dân thấp khiến nông dân phải thắt chặt tiêu dùng. Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2002, tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị đạt 2.589,8 tỉ NDT, tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ đạt 1.501,3 tỉ NDT [75]. Dân số ở nông thôn tuy đông hơn dân số ở thành thị rất nhiều, nhưng tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chỉ chưa bằng một nửa tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị, từ đó có thể thấy, mức chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của cư dân nông thôn thấp hơn nhiều so với mức chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của cư dân thành thị [65]). Lấy ví dụ về các mặt hàng điện gia dụng, mặc nhu cầu mua sắm các thiết bị gia dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt .... của nông dân rất lớn, nhưng do tăng trưởng thu nhập của nông dân chậm, khả năng tích luỹ thấp, nông dân không có đủ sức mua thực tế. Theo thống kê, bình quân số đồ điện gia dụng của 100 hộ cư dân nông thôn năm 2003, ti vi là 60,5 chiếc, tủ lạnh là 14,8 chiếc, máy giặt 31,8 chiếc, máy ảnh là 3,3 chiếc. Nếu mức bình quân các sản phẩm tiêu dùng lâu bền của 210 triệu hộ cư dân nông thôn đạt mức bình quân gia đình cư dân thành thị, thì cần thêm 140 triệu ti vi, 1,5 triệu tủ lạnh, 1,3 triệu máy giặt, 85 triệu máy ảnh [68], đây quả là một thị trường tiêu dùng cực lớn.

Có thể thấy mặc dù cư dân nông thôn chiếm trên 70% tổng dân số của cả nước, song mức tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 40% tổng kim ngạch tiêu

dùng toàn xã hội. Một tính toán cho thấy, nếu tỉ trọng tổng kim ngạch hàng tiêu dùng nông thôn được nâng lên mức 50% tổng kim ngạch tiêu dùng toàn xã hội, thì nhu cầu tiêu dùng tăng thêm hơn 800 tỉ NDT. Nếu tiêu dùng bình quân đầu người cư dân nông thôn tăng thêm 50 NDT, thì tổng kim ngạch tiêu dùng cả nước có thể tăng thêm 40 tỉ NDT [69].

Ngoài ra, mức tiêu dùng của nông dân giảm cũng khiến cho mức đầu tư giảm xuống. Theo thống kê, năm 1983 đóng góp tiêu dùng của nông dân và sự tăng trưởng mức đầu tư đối với GDP là 55%, nhưng đến năm 1997 giảm xuống còn 22,3% [42,345]. Tỉ lệ tiêu dùng giảm sẽ không khích thích được đầu tư và sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của kinh tế.

Mặt khác, do mức thu nhập của cư dân nông thôn quá thấp, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Tây, vì vậy nhiều nông dân phải bỏ quê hương đi ra thành phố tìm việc, cộng thêm những hạn chế về quyền lưu chuyển ruộng đất khoán, đã gây nên tình trạng ruộng đất canh tác bị bỏ hoang diễn ra tương đối phổ biến, cơ sở hạ tầng nông thôn xây dựng không được sử dụng, không có lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tóm lại, thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng đầu tư vào sản xuất của người nông dân, mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Theo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong kinh tế học cho thấy, người nghèo thường có khynh hướng tiêu dùng, còn người giàu lại có khuynh hướng tích trữ nhiều hơn, vì thế thu nhập của người nông dân được nâng cao sẽ có lợi hơn cho việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Thu nhập của nông dân tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội

Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, mặc dù thu nhập của người nông dân không ngừng được nâng cao, nhưng so với người dân thành thị, thu nhập đó vẫn ở mức tương đối thấp. Xét trong khoảng thời gian từ năm 1997 – 2003, tốc

độ tăng trưởng thu nhập khả dụng bình quân đầu người cư dân thành thị là khoảng 8,6% [65], còn tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần bình quân đầu người cư dân nông thôn chỉ là 3,8%. Tốc độ tăng trưởng thu nhập của cư dân nông thôn chỉ bằng khoảng 1/3 mức tăng trưởng thu nhập của cư dân thành thị. Chính sự khác biệt trong tốc độ tăng thu nhập là nguyên nhân chính khiến khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn tăng lên, năm 1978 mức chênh lệch này là 2,57, đến năm 2000 đã tăng lên 2,79 và đến năm 2003 đã là 3,23 [65].

Chính xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa cư dân nông thôn và thành thị sẽ gây ra những uy hiếp đến sự ổn định của chính trị và xã hội, là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Tình trạng chênh lệch thu nhập tồn tại trong một thời gian dài khiến cho đa số nông dân rơi vào tình trạng mất cân bằng, nghi ngờ, ghen ghét và bất mãn. Mặc dù sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, mức sống của người dân Trung Quốc được nâng cao khá phổ biến, nhưng do tình trạng chênh lệch thu nhập khá lớn khiến cho một số đông nông dân vẫn cảm thấy mình là người nghèo. Chính vì tâm lý đó, mà ngày càng có nhiều cuộc biểu tình của nông dân chống chính quyền, chống sự áp bức và nạn tham nhũng của một số quan chức địa phương. Năm 1993 có 8.700 cuộc bạo loạn của nông dân chống chính quyền, năm 1998 là 24.500 cuộc, năm 2000 là 40.000 cuộc, năm 2003 là 58.000

cuộc, năm 2004 là 82.000, năm 2005 là 87.000 cuộc, tức là 240 cuộc mỗi ngày [27]. Mặt khác, sự gia tăng mức độ chênh lệch thu nhập giữa người dân nông thôn và người dân thành thị cũng có ảnh hưởng khá lớn tới niềm tin của nhân dân vào chính phủ, vào công cuộc cải cách, dẫn tới việc người nông dân nghi ngờ về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là “cùng giàu có”. Điều này có ảnh hưởng không thể phủ nhận tới sự ổn định của xã hội và địa vị cầm quyền của Đảng cũng sẽ bị uy hiếp.

Tóm lại, thu nhập của nông dân thấp và tăng trưởng chậm không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân người nông dân, mà đây cũng sẽ là nhân tố bất lợi cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh

tế quốc dân, sự ổn định của chính trị và xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, việc tăng thu nhập cho nông dân sẽ càng trở nên cần thiết, đòi hỏi lãnh đạo Trung ương và chính quyền các cấp ở Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, nhằm đảm bảo cho công cuộc cải cách và phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong thời gian tới tiếp tục được tiến hành một cách thuận lợi.

1.2.3. Nguyên nhân khiến cho thu nhập của nông dân tăng chậm ? ?


Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, mặc dù thu nhập của người nông dân Trung Quốc đã được tăng lên đáng kể, tuy nhiên mức tăng như trên vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng của kinh tế quốc dân và mức tăng trưởng thu nhập của cư dân thành thị, khiến cho chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và cư dân nông thôn ngày càng doãng ra. Vậy những nhân tố nào đã khiến cho thu nhập của người nông dân tăng trưởng chậm. Có thể nói những nhân tố khiến cho thu nhập của người nông dân Trung Quốc tăng chậm có rất nhiều, nhưng qui nạp lại có những nhân tố chủ yếu sau:

Một là, ảnh hưởng của kết cấu kinh tế-xã hội nhị nguyên. Thời kỳ đầu xây dựng đất nước, để nhanh chóng xây dựng nên hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh độc lập, đánh đổ sự phong toả của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã thiết lập một thể chế kinh tế kế hoạch trung ương tập quyền, thi hành chính sách tích luỹ cao của nền kinh tế trình độ thấp, thực hiện chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và đầu tư thiên lệch cho công nghiệp nặng ở thành thị. Trong điều kiện lúc đó, thực hiện chiến lược phát triển như vậy chỉ cần phải giải quyết những vấn đề ít ỏi về việc làm và nguồn vốn cho phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy, nhà nước một mặt thông qua phương thức “giá cánh kéo” đối với sản phẩm công nông nghiệp, hạ thấp giá nông sản phẩm để tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá; mặt khác thi hành chính sách tiền lương thấp ở thành thị đồng thời hạn chế nông dân vào

thành phố tìm việc làm, vì thế dần hình thành chế độ hộ tịch, chế độ việc làm, chế độ giáo dục, y tế và chế độ phúc lợi phân tách giữa thành thị và nông thôn.

Cùng với thể chế kinh tế kế hoạch tồn tại mấy chục năm, tình trạng cơ cấu phân tách giữa thành thị và nông thôn ngày càng trở nên sâu sắc. Khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, chế độ hộ tịch nhị nguyên gây ra những hạn chế trong việc lưu động dân số từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong việc phân chia nguồn lợi công cộng, sự phát triển không cân đối giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền. Mặt khác, những đầu tư thiên lệch cho thành thị dẫn đến đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp không đầy đủ. Thành thị chiếm khoảng 30% tổng dân số cả nước nhưng luôn chiếm trên 70% tổng đầu tư tài sản cố định toàn xã hội, mức đầu tư bình quân đầu người gấp 5 – 6 lần ở nông thôn [35,87]. Năm 1978, tài chính nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp là 5,114 tỉ NDT, năm 1994 là 10,7 tỉ NDT, trong 17 năm chỉ tăng có 2,09 lần. Từ năm 1998 trở lại đây, dưới tác động của những chính sách tài chính tích cực của nhà nước, vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản cho nông nghiệp mới được tăng lên nhanh chóng, năm 1999 đạt 35,7 tỉ NDT. Mặc dù vậy vẫn không đáp ứng được yêu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất nông nghiệp về cơ bản không được cải thiện. Và mặc dù vẫn tăng, nhưng tỉ trọng đầu tư cho nông nghiệp trong tổng đầu tư xã hội lại giảm và vẫn khá thấp, năm 1978 chiếm 4,56%, đến năm 1999 giảm xuống còn 2,71% [35,83]. Sản xuất nông nghiệp không được đầu tư thích đáng, kinh tế nông thôn phát triển chậm chạp khiến cho thu nhập người nông dân tăng chậm, mức thu nhập bình quân của người nông dân thấp hơn nhiều so với người dân thành thị, là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chênh lệch giàu nghèo, trở thành vấn đề nan giải khi Trung Quốc thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội hài hoà.

Hai là, sự bảo thủ, trì trệ trong tư tưởng truyền thống. Một số cán bộ trong quá trình tiến hành điều chỉnh kết cấu nông nghiệp còn tồn tại tư tưởng sợ khó, không có năng lực công tác, thiếu bản lĩnh lãnh đạo nông dân làm giàu. Một bộ phận nông dân hài lòng với tình trạng hiện tại, còn tồn tại tư tưởng “đủ ăn là được”, thiếu niềm tin và dũng khí lập nghiệp, tố chất chỉnh thể còn chưa cao, thiếu năng lực và ý thức sáng tạo. Tố chất văn hoá khoa học kỹ thuật của người nông dân không cao cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Theo thống kê, tính đến năm 2005 trình độ giáo dục trung bình của người nông dân Trung Quốc chỉ đến lớp 7. Trong số 500 triệu người lao động ở nông thôn, thì những người có trình độ văn hoá trên phổ thông trung học chỉ chiếm 13,68%, số người có trình độ văn hoá tiểu học và dưới tiểu học chiếm 34,10%, không biết chữ và biết chữ rất ít chiếm 6,78% [4]. Với tình trạng trên, nhiều người nông dân khó có thể đưa ra những phán đoán tương đối chính xác về cung cầu của thị trường, khó có thể vận dụng những thành quả khoa học và kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, hơn nữa còn ảnh hưởng đến năng lực đi ra thành phố làm công. Mà cả ba phương diện trên đều là con đường quan trọng để tăng thu nhập cho nông dân. Theo tính toán của học giả Trung Quốc, trình độ giáo dục của người lao động ở nông thôn Trung Quốc có liên quan đến mức thu nhập tiền lương bình quân đầu người. Mỗi người lao động trong gia đình nông dân tăng thêm 1 năm giáo dục, thì thu nhập tiền lương bình quân của hộ gia đình nông dân có thể tăng lên 1.000 NDT [4].

Ba là, cơ sở hạ tầng nông nghiệp lạc hậu, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn ít, dự trữ sản xuất không đủ. Hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Tỉ lệ chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các quốc gia phát triển đạt 70%, còn tỉ lệ chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật của Trung Quốc chỉ có 40 – 50%, dẫn đến chất lượng nông sản phẩm không cao, sức cạnh tranh thấp; đầu tư cho khoa học kỹ thuật

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí