Kết Quả Đạt Được Và Những Tồn Tại Hạn Chế .


BIDV HCM là ngân hàng đi đầu trong công tác triển khai chỉ thị 20/2007/CT- TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.BIDV HCM đã thực hiện miễn phí hoàn toàn cho các đối tượng trên trong 2 năm nhằm khuyến khích các đối tượng trên sử dụng tiện ích của thẻ, giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.

Phát triển tốt dịch vụ này ,ngoài việc tăng thu phí dịch vụ (phí chi hộ lương) cho BIDV HCM ,mà TGKKH của BIDV HCM sẽ có cơ hội tăng do khách hàng nhận lương bao giờ cũng phải mở tài khoản và duy trì số dư nhất định trên tài khoản,mặc khác ,còn làm tăng lượng khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm ,thanh toán ……

Dịch vụ VN-Topup:

Dịch vụ này được triển khai tại BIDV HCM từ đầu năm 2009 đến nay. Tính đến 30/06/2010, có 821 khách hàng tham gia dịch vụ này.

Dịch vụ BSMS và InternetBanking :

Dịch vụ BSMS đã đem đến cho khách hàng sự tiện ích cao và chủ động hơn về những khoản báo có ,báo nợ…BIDV HCM đang phấn đấu thực hiện 100% khách hàng sử dụng cả hai dịch vụ BSMS và InternetBanking hoặc một trong hai dịch vụ trên.Tính đến thời điểm 30/06/2010,BIDV HCM đã có 1.414 khách hàng ,tăng 467 khách hàng(#49.3%) so với cùng kỳ năm 2009.Doanh thu từ phí BSMS là 314.000.000đ ,tăng 23% so với cùng kỳ năm 2009.

Dịch vụ InternetBanking đến nay chỉ dừng lại ớ việc truy vấn số dư, thông báo lãi suất,… nhưng chưa thực hiện được dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.Và BIDV HCM hoàn toàn miễn phí .

Kết quả khảo sát : Nhìn chung khách hàng đánh giá dịch vụ này đáp ứng mong đợi .Tuy nhiên ,có 56 khách hàng không có nhận xét đánh giá về chất lượng dịch vụ Internet ,điều này cho thấy còn nhiều khách hàng chưa sử dụng ,có thể do khách hàng chưa muốn cập nhật công nghệ hiện đại ,lo ngại lộ thông tin ,trình độ tin học yếu…hoặc do dịch vụ Internet Banking của ngân hàng không thỏa mãn được nhu cầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

…Do đó ,BIDV cần phải đầu tư và cải tiến dịch vụ Internet như giao diện hấp dẫn ,dễ dàng sử dụng,tốc độ truy cập cao hay nội dung web thiết thực,hữu ích…

Dịch vụ Homebanking

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM - 8

- Do dịch vụ này bị hạn chế về công nghệ,chưa thuận tiện cho khách hàng trong thanh toán,và sản phẩm này chưa được phổ biến rộng rãi cho mọi khách hàng,và đang từng bước nâng cấp cho hoàn thiện. Dịch vụ thanh toán Homebanking được BIDV HCM triển khai từ tháng 06/2005, nhưng đến nay chỉ có một khách hàng duy nhất tham gia. Đó là Ngân hàng Cổ phần Nam Việt. Mặt khác, theo kế hoạch phát triển dịch vụ của BIDV, sản phẩm Internetbanking sẽ hoàn thành sẽ thay thế dịch vụ BIDV HKB với nhiều tính năng và tiện ích cao, do đó hiện nay việc đưa ra yêu cầu nâng cấp sản phẩm Homebanking luôn được cân nhắc.

Dịch vụ BIDV@Securities

Đây là dịch vụ mà BIDV HCM có thể thu hút được một nguồn huy động vốn giá rẻ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy vậy, từ khi triển khai dịch vụ này tháng 9/2008 đến nay, BIDV HCM chỉ có kết nối thành công thanh toán chứng khoán trực tuyến với một công ty chứng khoán duy nhất trực thuộc hệ thống BIDV. Đó là Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).

Dịch vụ ngân quỹ

Ngoài các dịch vụ như kiểm đếm,tđổi tiền,kiểm định tiền ,thu/chi tiền mặt…BIDV HCM còn thu chi hộ cho các doanh nghiệp lớn,doanh thu dịch vụ ngân quỹ đạt 479.000.000đ.

Ngoài ra, BIDV HCM còn triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới trong năm 2010 nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ :Phụ lục đính kèm .

2.3.4 Kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế .

2.3.4.1 Kết quả đạt được :

- BIDV HCM là ngân hàng có uy tín ,thương hiệu lớn : với bề dày lịch sử,BIDV HCM được biết đến như một ngân hàng hoạt động tốt nhất,có uy tín trên thị trường


trong và ngoài nước ,đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng,bảo lãnh,thanh toán quốc tế ,kinh doanh ngoại hối…

- Sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao và có sự khác biệt,vượt trội về tính năng so với các NHTM khác :sau khi hiện đại hóa,BIDV quản lý theo mô hình tập trung nên mọi chính sách đều thống nhất trong toàn hệ thống,công nghệ tiếp thu của nhà thấu nước ngoài nên rất hiện đại,đa tiện ích.

- Đội ngũ nhân viên được trang bị từ kiến thức (thông qua những khóa học tập về chuyên môn),trang phục hiện đại ,lịch sự,phong cách giao dịch chuyên nghiệp,..là hình ảnh đặc trưng mà BIDV HCM muốn gửi đến khách hàng.

- Cơ cấu khách hàng đa dạng: không chỉ tập turng vào khối doanh nghiệp,BIDV HCM đã từng bước phát triển nhanh khối lượng khách hàng cá nhân,thông qua việc triển khai chương trình trả lương cho khối hành chính sự nghiệp và chương trình quản lý tài khoản cho các nhà đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán BSC đã thu hút một lượng khách hàng lớn cho Chi nhánh,góp phần phát triển các sản phẩm bán lẻ.

- Phương pháp quản trị điều hành linh hoạt,khoa học,phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường,đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh .

2.3.4.2 Những tồn tại hạn chế:

- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để phát triển các dịch vụ ngân hàng nhưng nhìn chung các dịch vụ do BIDV HCMC cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, các sản phẩm dịch vụ đã phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng vẫn chưa linh hoạt so với các NHTM cố phần .

- Các sản phẩm dịch vụ thiên về tín dụng, các sản phẩm phi tín dụng đều xuất phát và xoay quanh sản phẩm tín dụng, khả năng phát triển dịch vụ phi tín dụng mới còn yếu,thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập dẫn đến rủi ro tín dụng cao.

- Dịch vụ bảo lãnh gắn liền với hoạt động cấp tín dụng vì thế trong giai đoạn hiện nay, do chính sách hạn chế về tăng trưởng tín dụng dẫn đến khó khăn cho chi nhánh


trong việc khai thác mảng dịch vụ này.Hiện, quy trình cấp bảo lãnh vẫn thực hiện theo quy trình cấp tín dụng chung của BIDV vì thế nhiều khi chưa thực sự linh hoạt cho khách hàng (nhất là đối với các loại hình bảo lãnh có rủi ro thấp như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...).

- Khả năng tiếp cận và sử dụng các DVNH của các chủ thể trong nền kinh tế tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Khách hàng cá nhân chưa được khai thác và mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của đối tượng này rất kém.Mặt khác,Chi nhánh lại tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh lớn,các Tổng công ty …hơn là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ .

- Dịch vụ huy động vốn chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng cổ phần là các ngân hàng có khả năng linh động hơn trong lĩnh vực huy động với nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú nên tiếp cận tốt hơn với nguồn huy động trong dân cư, cũng như với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh

- Dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, thanh toán quốc tế gần như chỉ để phục vụ khách hàng có quan hệ tín dụng, khả năng phát triển các khách hàng đơn thuần chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán còn hạn chế.

- Quy mô vốn hoạt động vẫn còn nhỏ so với quy mô bình quân của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng của các nước trong khu vực, điều này là một hạn chế lớn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập.

- Còn hạn chế trong hoạt động phát triển thương hiệu của BIDV như : đó là sự biết đến chưa nhiều,chưa rộng khắp,nhất là tại thị trường khu vực nông thôn,vùng xa;các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa được đông đảo công chúng biết đến

;và còn là sự chưa nhất quán trong hình thức nhận diện thương hiệu trong toàn hệ thống,từ biểu hiện,biển tên,quầy bàn giao dịch cho đến đồng phục,các ấn phẩm văn phòng,quà tặng.


2.3.5 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động DVNH tại BIDV HCM .

- Xuất phát điểm từ một ngân hàng quốc doanh chuyên cho vay để đầu tư do vậy cơ cấu khách hàng thiên về xây lắp, DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc tiếp cận thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có phần hạn chế.

- Hoạt động Marketing ngân hàng còn hạn chế, hình ảnh ngân hàng chưa được quản bá rộng rãi, người dân chưa thực sự biết đến thương hiệu BIDV một cách rộng rãi do vậy tỷ lệ khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít so với tiềm năng. Mặt khác, một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đó là do chính bản thân các thành phần kinh tế này, với vai trò là tác nhân tham gia thị trường, không đáp ứng được các điều kiện cơ bản để tiếp cận dịch vụ trong khi chi nhánh lại quá cứng nhắc trong việc thực thi các quy định, từ đó tạo nên rào cản khó xâm nhập, phát triển đối tượng khách hàng này.

- Là một DNNN điển hình, phát triển trong thời kỳ bao cấp nên cơ chế vận hành, bộ máy nhân sự điều hành còn trì trệ, bảo thủ, chậm chuyển đổi. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tập trung toàn ngành, phân quyền hạn chế cho các chi nhánh nên chưa bảo đảm được tính nhanh nhạy, kịp thời. Cơ chế quản lý tiền lương không khuyến khích người lao động gắn bó với chi nhánh, nhân sự biến động thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ

- Hiện đại hóa ngân hàng tiến hành chậm, thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất công nghệ không đáp ứng được nhu cầu của một ngân hàng hiện đại. Vì vậy, các dịch vụ phi tín dụng khó phát triển (dịch vụ thanh toán, dịch vụ huy động vốn…).

- Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh thị trường DVNH Việt Nam hiện nay vẫn tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, nên khó vận dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đặc biệt các ngân hàng quốc doanh chịu tác động rất nhiều từ cơ chế khung pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và


bị ảnh hưởng rất lớn bởi các mệnh lệnh hành chính trong việc điều tiết các chính sách vĩ mô.

- Cơ chế tăng vốn phức tạp, tăng vốn chỉ từ nguồn vốn ngân sách nên rất hạn chế về số lượng và không chủ động về thời gian, lộ trình tăng vốn.

Tóm lại,nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng các sản phẩm DVNH tại BIDV HCM cũng như vị thế của BIDV HCM trên địa bàn TPHCM ,từ đó đưa ra những kết quả đạt được ,những tồn tại cũng như nguyên nhân hạn chế sự phát triển các dịch vụ ngân hàng ,giúp cho DVNH tại BIDV HCM phát triển ngày một tốt hơn,linh hoạt hơn,đa dạng hơn,đáp ứng được nhu cầu khách hàng ,gia tăng thị phần .


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM

.

3.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong năm 2010- 2015:

Định hướng phát triển kinh tế -xã hội là phấn đấu GDP bình quân 5 năm ,2011-2015 tăng 7-8% mỗi năm,với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh,bền vững,tăng cường tiềm lực phát triển đất nước,hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng,minh bạch,ổn định…tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư,sản xuất kinh doanh phát triển.Khuyến khích phá triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới,nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đồng thời,tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các Bộ,ngành,địa phương,các Tập đoàn,Tổng công ty nhà nước còn chú ý các mục tiêu khác như nâng cao chất lượng ,hiệu quả ,sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế ,tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế,đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa;cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói,giảm nghèo,tạo việc làm ,đảm bảo an ninh xã hội.

Đề án phát triển ngành Ngân hang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của NHNN gồm các nội dung cơ bản như sau:

- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống.

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hang theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.


- Cải cách căn bản,triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại ,hoạt động đa năng,đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD,có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh.

- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.

- Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành Ngân hang đến năm 2010 như sau: Tốc độ tăng huy động vốn : 18-20%/năm

Tốc độ tăng tín dụng : 18-20%/năm

Tỷ trọng nguồn vốn trung,dài hạn : 33-35%(trong tổng nguồn vốn huy động) Tỷ lệ nợ xấu :5-7%(so tổng dư nợ)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu :8%

3.2 Định hướng phát triển của BIDV trong năm 2010-2015

Với vai trò ,trách nhiệm của một DNNN hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng,luôn tiên phong hưởng ứng các chủ trương chính sách của Đảng,Nhà nước và Chính Phủ,BIDV đã xây dựng thành công chương trình hành động trong năm 2010-2015 với những mục tiêu cụ thể ,rò ràng.

Góp phần tập trung kiềm chế lạm phát bằng hai công cụ là điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí hoạt động .

Đối với điều hành lãi suất,BIDV quán triệt chủ trương bình ổn lãi suất,không chạy đua lãi suất huy động,đảm bảo chi phí huy động hợp lý.Tăng cường sự gắn kết,đồng thuận với các NHTM nhà nước khác để giữ ổn định mặt bằng lãi suất ,không gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ .Điều hành lãi suất linh hoạt,thận trọng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN và bám sát diễn biến thị trường .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022