CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM .
2.1 Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển CN TPHCM .
2.1.1 Giới thiệu chung .
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây gọi tắt là BIDV Hồ Chí Minh) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 069/QĐ/NH5 ngày 27/03/1993.BIDV Hồ Chí Minh là một chi nhánh lớn, hạng I của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV Hồ Chí Minh tự hào là một trong những ngân hàng thương mại lớn mạnh trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, tiên phong cung cấp nhiều DVNH hiện đại, và là một trong các chi nhánh hoạt động có hiệu quả nhất hệ thống BIDV, được BIDV tin tưởng giao cho vai trò đầu mối của các chi nhánh BIDV trên địa bàn trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là lãi suất huy động vốn và phí dịch vụ. BIDV Hồ Chí Minh luôn tuân thủ phương châm hành động của hệ thống là “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. Bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách kinh doanh hợp lý, BIDV Hồ Chí Minh được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
2.1.2 Bộ máy quản lý :
Để quản lý hoạt động hiệu quả, BIDV Hồ Chí Minh chia hoạt động của thành 4 khối: Khối Tín Dụng (gồm QHKH 1,QHKH 2,QHKH 3,QHKH 4, phòng Thẩm Định, P. Quản lý tín dụng, phòng quản trị khoản vay), Khối Quản Lý Nội Bộ (gồm các phòng hỗ trợ kinh doanh như Kế toán, Pháp Chế, Tổ Chức, Hành Chính, Kế hoạch Nguồn vốn, Điện toán, Kiểm tra nội bộ), Khối Dịch Vụ (gồm các phòng dịch vụ) và khối Đơn Vị Trực Thuộc (gồm 5 phòng giao dịch,). Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc.
Sơ đồ tổ chức của BIDV HCM :Phụ lục đính kèm.
Năm 2010 Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành theo mô hình tổ chức,quản trị điều hành sát với thông lệ quốc tế theo dự án TA2 do Qũy ASEM và World Bank tài trợ với định hướng tập trung phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất ,tách bộ phận quản lý tín dụng hoạt động độc lập với bộ phận QHKH để tăng cường quản lý rủi ro trong toàn chi nhánh .Giải quyết tốt các vướng mắc trong mối quan hệ và sự phối hợp làm việc giữa hai bộ phận QHKH và Quản trị khoản vay trong vận hành tác nghiệp tín dụng .
2.1.3 Nguồn nhân lực của BIDV HCM .
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, thị trường lao động TP HCM có nhiều thay đổi đáng kể từ khi có chính sách mở cửa, người lao động có nhiều lựa chọn hơn; riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động rất gay gắt do có sự tham gia của bộ phận ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần liên tục đựợc thành lập mới và trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán trở nên sôi động và phát triển mạnh các Công ty chứng khoán liên tục được thành lập mới, vì vậy nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trở nên thiếu hụt. Trước tình hình đó, nhân lực tại Chi nhánh trong những năm qua có nhiều biến động lớn và thường xuyên thay đổi, tuyển mới.
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của BIDV Hồ Chí Minh từ 2008-2010
Chỉ tiêu | Năm 2008 | Năm 2009 | 30/06/2010 | ||||
Số lượng LĐ | Tỷ trọng (%) | Số lượng LĐ | Tỷ trọng (%) | Số lượng LĐ | Tỷ trtrọng (%) | ||
1 | Tổng số lao động | 318 | 348 | 367 | |||
2 | Theo giới tính | ||||||
Nữ | 182 | 57,23% | 201 | 57,76% | 210 | 57,22% | |
Nam | 136 | 42,77% | 147 | 42,24% | 157 | 42.78% | |
3 | Theo trình độ đào tạo | ||||||
Trên đại học | 15 | 4,72% | 28 | 8,05% | 35 | 9,54% | |
Đại học | 227 | 71,38% | 259 | 74,43% | 275 | 74,93% | |
Cao đẳng/Trung cấp | 40 | 12,58% | 36 | 10,34% | 34 | 9,26% | |
Dưới CĐ/Trung cấp | 36 | 11,32% | 25 | 7,18% | 23 | 6,27% | |
4 | Theo khối hoạt động | ||||||
Dịch vụ | 121 | 38,05% | 134 | 38,51% | 122 | 33,24% | |
Tín dụng | 92 | 28,93% | 99 | 28,45% | 107 | 29,16% | |
Quản lý nội bộ | 72 | 22,64% | 76 | 21,84% | 77 | 10,98% | |
Đơn vị trực thuộc | 33 | 10,38% | 39 | 11,20% | 61 | 26,62% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM - 2
- Do Yêu Cầu Hoạt Động Và Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
- Một Số Kinh Nghiệm Về Dịch Vụ Ngân Hàng Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
- Phân Tích Thị Phần Về Dư Nợ Của Bidv Hcm Trên Địa Bàn Tphcm
- Đồ Thị Tăng Trưởng Khách Hàng Mở Tài Khoản Thanh Toán Tại Bidv Hcm
- Kết Quả Đạt Được Và Những Tồn Tại Hạn Chế .
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ- BIDV Hồ Chí Minh
Lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao, dao động trong khoảng từ 57% đến 58%, trong khi lao động nam chiếm tỷ trọng từ 42% đến 43%; cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng.Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng trưởng qua các năm, lao động có trình độ trên đại học tăng nhanh và chiếm tỷ lệ tương đối thấp; lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ biến động nhẹ. Lao động trong khối dịch vụ giảm và khối tín dụng và đơn vị trực thuộc tăng do theo mô hình TA2 ,mọi hoạt động liên quan đến khách hàng đều do phòng QHKH thực hiện ,phòng dịch vụ chỉ làm tác
nghiệp .Đồng thời triển khai mở rộng quy mô các phòng giao dịch để đảm bảo có hiệu quả và chất lượng .
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP HCM
2.2.1 Môi trường pháp lý liên quan đến dịch vụ ngân hàng:
Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng ra đời thay thế cho hai Pháp lệnh ngân hàng với hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Cùng với sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành, điều chỉnh hoạt động của các TCTD tại Việt nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế thị trường.
Năm 2001,Chính phủ đã ban hành nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (NĐ 64/2001/NĐ-CP) tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được Quốc Hội phê duyệt,
Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng ,tài chính,lĩnh vực thương mại....
Triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước
Ngày 14/4/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công văn số 2749/NHNN- CSTT yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận.
Ngày 06/04/2010 Chính Phủ đã có nghị quyết số 18/NQ-Cp về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Ngày 07/04/2010 NHNN ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn ,hiệu quả năm 2010.Thống đốc
yêu cầu các TCTD phải xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN,mở rộng tín dụng,nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng,đi đôi với chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng…
2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội TPHCM và môi trường kinh doanh:
- Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố 6 tháng đầu năm 2010 tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2009;trong đó GDP quý I tăng 11,0% và quý II tăng 11,1%.Như vậy,kinh tế thành phố đã duy trì đà tăng trưởng quý sau hơn quý trước suốt 6 quý liên tiếp tính từ Quý II/2009 đến nay.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2010 thực hiện 43.994 tỷ đồng,tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ tăng 9,69%.
Bên cạnh đó, năm 2010, Nhà nước vẫn tiếp tục dành các nguồn lực lớn (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng Nhà nước…) cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngoài ra, phấn đấu huy động tối đa các nguồn vốn khác trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đưa tỷ lệ đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt khoảng 41% GDP, đảm bảo nguồn lực giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2010.
2.2.3 Môi trường tài chính – tiền tệ năm 2010 :
Năm 2009, trước diễn biến bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế VN, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp kích thích kinh tế, góp phần ngăn chặn suy giảm, giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn. Bức tranh kinh tế từ quý II năm 2009 đã sáng hơn, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I là 3,1%, quý II là 4,5%, quý III là 5,8%, quý IV tăng 6,9%)...
Chính sách kích thích mang tính đặc thù của năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, năm nay được nhận định nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy tế năm 2009 và nguy cơ tái lạm phát... Trên cơ sở phân tích các yếu tố dự báo kinh tế trong nước và thế giới, Chính phủ quyết định sẽ
tiếp tục thực hiện trong năm 2010 một số chính sách hỗ trợ, kích thích để duy trì phục hồi tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy xuất khẩu trong năm 2010.
Thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng ở mức hợp lý,giảm dần tiền mặt bằng mãi suất,đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế,NHNN đã triển khai đồng bộ các biện pháp :giữ ổn định lãi suất cơ bản và tỷ giá liên ngân hàng,tăng lượng tiền cung ứng thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở,tái cấp vốn,hoán đổi ngoại tệ,hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ….
Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn 6 tháng đầu năm tương đối ổn định,lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 11-11,5%;lãi suất cho vay phục vụ sản xuất phổ biến 13-15%/năm.Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ ít biến động.
2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh .
2.3.1 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV HCM trong giai đoạn 2008-2010
Tổng tài sản tính đến ngày 30/06/2010 là 11,213 tỷ đồng,giảm 450.59 tỷ đồng (#- 3.86%) so với đầu năm,tăng 501.46 tỳ đồng(# 4.68%) so với cùng kỳ 2009,trong đó tài sản sinh lời đạt 9,907 tỷ đồng ,chiếm 88% tổng tài sản.
Thu dịch vụ ròng thanh toán đạt 7,08 tỷ đồng,giảm 0.95 tỷ đồng (#-11.83%) so với cùng kỳ 2009.Trong đó,thu ròng từ dịch vụ chuyển tiền kiều hối là 0,04 tỷ đồng,giảm 0,02 tỳ đồng so với cùng kỳ 2009.
Số dư dịch vụ bảo lãnh đạt 3.194 tỷ đồng ,tăng 1.096,05 tỷ đồng (# 52,24%) so với cùng kỳ 2009.Thu ròng từ dịch vụ bảo lãnh đạt 26,83 tỷ đồng,tăng 13,07 tỷ đồng (#95,03%) so với cùng kỳ 2009.
Dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu đến 30/06/2010 đạt 779 triệu đồng,trong đó thu từ tư vấn phát hành trái phiếu cho Cty CP Long Hậu là 764 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2010,giao dịch hối đoái giao ngay vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ,lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 13,96 tỷ đồng,trong đó : Lợi nhuận hoán đổi lãi suất thu được 431 triệu đồng,tăng126,21 triệu đồng (#41%) so với cùng kỳ 2009 và doanh số giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo USDVND đạt 1,523,430.07 USD;Lợi nhuận từ thu phí giao dịch hàng hóa tương lai đạt 83,07 triệu đồng.
Tỷ lệ nợ xấu : 1,39% /tổng dư nợ (không tính TCTD,TTUT)(năm 2007 là 3,25% ,năm 2008 là 2,87%,năm 2009 là 1,67%)
Lợi nhuận trước thuế : 160 tỷ đồng .
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV HCM giai đoạn 2007- 2010 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | T6/2010 | Tốc độ tăng trưởng(%) | |||
08/07 | 09/08 | 10/09 | ||||||
1 | Tổng tài sản | 12.246 | 10.096 | 11.664 | 11.213 | -17,56 | 15,53 | -3,87 |
2 | Huy động vốn | 10.359 | 8.725 | 9.451 | 9.880 | -15,77 | 8,32 | 4,54 |
3 | Dư nợ cho vay | 7.825 | 6.094 | 6.864 | 7.698 | -22,12 | 12,63 | 12,15 |
4 | Lợi nhuận ròng | 418 | 373 | 197 | 160 | -10,7 | -47,18 | -18,78 |
Trong đó, thu dịch vụ ròng | 52 | 88 | 98 | 56,3 | 69,23 | 11,36 | -42,55 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV HCM năm 2007 – 2010)
Năm 2010,với những giải pháp kích thích nền kinh tế và ổn định thị trường tài chính hiệu quả của Chính phủ , nền kinh tế nước ta đang dần dần hồi phục sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008-2009 ,lợi nhuận của BIDV HCM đến 30/06/2010 đã đạt được 160 tỷ .
Bảng 2.3: So sánh tình hình hoạt động của BIDV HCM so với toàn hệ thống giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu | 2007 2008 | 2009 | 2010 | Vị trí | |
1 | Tổng tài sản | 6.08% 4.10% | 3.96% | 4.03% | 2 |
2 | Huy động vốn | 7.10% 4.35% | 4.48% | 5.15% | 3 |
3 | Dư nợ cho vay | 6.23% 4.99% | 4.67% | 4.89% | 4 |
4 | Lợi nhuận ròng | 26.04% 13.49% | 8.90% | 11.20% | 4 |
Trong đó, thu dịch vụ ròng | 5.83% 6.72% | 6.69% | 6.75% | 3 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2007 - 2010)
Do hệ thống BIDV trãi dài từ Bắc vào Nam với 03 sở giao dịch ,100 chi nhánh ,và các công ty trực thuộc như Công ty cho thuê tài chính (Hà nội) ,công ty cho thuê tài chính II (TPHCM),Công ty chứng khoán (BSC),Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC),công ty bảo hiểm BIC ,Trung tâm đào tạo BTC,Trung tâm công nghệ thông tin BITC,và khối liên doanh như VID PUBLIC BANK,Lào-Việt Bank,Công ty liên doanh tháp BIDV,công ty lien doanh quản lý đầu tư BIDV-VP,Vietnam-Russia bank và trong tương lai là Myanma.BIDV HCM giữ vững vị trí như hiện nay là nổ lực không nhỏ của toàn thể lãnh đạo và nhân viên chi nhánh.Dưới áp lực cạnh tranh ở địa bàn TPHCM ,BIDV HCM đã không ngừng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu do BIDV H.O đề ra và giữ vững vị trí số 1 ở Cụm động lực Phía Nam.
2.3.2 Đánh giá về thị phần hoạt động của BIDV HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam,là thành phố đông dân nhất,đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,văn hóa ,giáo dục của Việt Nam.Với vị trí cửa ngò giao thương quốc tế,vùng TPHCM là trung tâm kinh tế hàng đầu của