Mục Tiêu Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Thành Phố Long Xuyên Đến Năm 2020


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNGTỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH

PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT

3.1.1. Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Long Xuyên đến năm 2020

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 Đảng bộ thành phố Long Xuyên phải khắc phục cho được các trở lực về tư tưởng, tổ chức cán bộ, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tiến công trên cơ sở quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt yêu cầu: phát triển kinh tế trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt làm cho kinh tế thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, quốc phòng an ninh được giữ vững, các lĩnh vực xã hội có nhiều thành tựu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Hướng chính là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, tạo nhiều ngành nghề mới, hình thành các vùng sản xuất tập trung, có khối lượng sản phẩm lớn làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp - xây dựng, gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung đầu tư cao cho những ngành, những vùng sớm tạo ra hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, có tác động lan toả sang các ngành và các vùng khác.

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình KT - XH đã được xây dựng, tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Phấn đấu tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hơn thời kỳ 2010 - 2015, phát huy mọi nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự hợp tác với bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp, đưa thành phố ngang tầm với các thành phố khác trong khu vực.

Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển với tốc độ nhanh. Tiếp tục thực hiện tốt bốn chương trình trọng điểm, xây dựng nhiều sản phẩm mang thương hiệu, chú trọng xúc tiến thương mại, từng bức hội nhập với thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu. Tăng cường và phát triển kinh tế đối ngoại, coi trọng việc tạo lập môi trường đầu tư


hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh và thu hút đầu tư bên ngoài để thúc đẩy phát triển KT - XH trên địa bàn.

Tập trung năng cấp và chỉnh trang đô thị hợp lý, có kết cấu hạ tầng tiên tiến, hiện đại, đồng bộ mang đậm bản sắc văn hoá quê hương.

Tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng văn hoá thông tin, thể thao, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, dân số kế hoạch hoá gia đình…

Tích cực nuôi dưỡng nguồn thu và chống thất thu thuế, thực hiện triệt để tiết kiệm, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển.

Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc xã hội, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, thực hiện chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống khu dân cư.

Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ tiếp thu những công nghệ hiện đại và ngành nghề mới, có đủ phẩm chất và năng lực.

Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng, tạo thế vững chắc về kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên mọi lĩnh vực.

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất: Công Nghiệp tăng 4,5%; Xây dựng tăng 9,7%; Nông nghiệp tăng 2,7%; Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng12%; Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 13%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 5.600 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố được hưởng là 4.300 tỷ đồng.

- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% (theo chuẩn mới).

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.

- Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân là 85%.

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 9,5%.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 60%.

- Tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội là

70%.


* Về thương mại:

Khai thác tiềm năng và lợi thế về thương mại, đa dạng hóa các loại hình

dịch vụ, tạo đòn bẩy phát tiển kinh tế. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ như: Tài chính ngân hàng,


bưu chính viễn thông, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, du lịch,… phục vụ nhu cầu phát triển đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

* Về Công nghiệp:

Tập trung phát triển ngành chế biến, cơ khí chế tạo, thêu, may xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tăng cường triển khai các chính sách ưu đầu tư, hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng và du lịch sông nước, tạo môi trường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của thành phố, phát huy hiệu quả các chương trình khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến thương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Chú trọng phát triển nông ghiệp ứng dụng công nghệ cao xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật đầu tư đổi mới thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả chương trình nông nghiệp nông dân, nông thôn và hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

* Về Xây dựng

Tiếp tục đầu tư xây dựng đô thị theo tiêu chí loại I và nâng cao hiệu quả khai thác. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, chú trọng tạo nguồn quỹ đất để đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Việc đầu tư xây dựng công trình phải có trọng tâm, trọng điểm, chống đầu tư dàn trải; quan tâm đầu tư với những vùng còn khó khăn. Tích cực giải quyết nợ tồn động trong đầu tư XDCB. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc, đảm bảo việc thực hiện đầu tư theo đúng trình tự thủ tục quy định, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB.

* Nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng an toàn tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch khá tích cực, năm 2014 diện tích trồng màu trên đất lúa là 500ha, tắng 274,4 ha do với năm 2010, giảm dần tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.Thủy lợi được quan tâm đàu tư, thực hiện 51 danh mục công trình đầu tư, gia cố và duy trì nạo vét hệ thống thủy lợi phục vụ có hiệu quả trong sản xuất và sainh hoạt của người dân. Công tác phòng chống lụt bảo và tìm kiếm cứu nạn được triển khai thực hiện có hiệu quả, xử lý tốt các tình huống sạt lở, hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phát huy tác dụng đối với khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.


Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng đến năm 2020


STT


Ngành


ĐVT

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Công nghiệp

%

4.60

4.45

4.50

4.50

4.50

2

Xây dựng

%

9.70

9.70

9.70

9.70

9.70

3

Nông nghiệp

%

1.10

3.80

2.90

3.20

2.60

Tổng

15.440

17.95

17.10

17.4

16.80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội một số dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 13

Nguồn: Văn kiện ĐH Đảng bộ thành phố Long Xuyên NK 2015-2020

* Về Tài chính

Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tăng cường nguồn lực xã hội cho đầu tư. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm theo từng lĩnh vực, từng khoản thu, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm chống thất thu, tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư các công trình phục vụ công ích đảm bảo đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả phục vụ phát triển địa phương, xây dựng các biện pháp huy động mọi nguồn lực xã hội trên các lĩnh vực phục vụ cho đầu tư phát triển.


Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu và cân đối vốn đầu tư thời kỳ 2016 – 2020


STT


Nội dung


ĐVT

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thu ngân sách

Triệu đồng

935

1.020

1.112

1.212

1.321

2

Chi ngân sách

Triệu đồng

705

775

852

937

1.031

3

Chi đầu tư XD

Triệu đồng

127

140

153

169

186

4

Chi ĐTXD/chi NS

%

18

18

18

18

18

Nguồn: Văn kiện ĐH Đảng bộ thành phố Long Xuyên NK 2015-2020

Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo mức tăng trưởng của nền kinh tế như kế hoạch, nhu cầu vốn toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 cần khoảng 2.231 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 cần 2.813 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 cần 4.300 tỷ đồng.

3.1.2. Nhu cầu vốn và quan điểm về việc sử dụng hiệu quả vốn NSNN vào các dự án

Việc sử dụng vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý cần bám sát phương hướng, mục tiêu của qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2016-2021 của thành phố Long Xuyên, theo Nghị quyết của nhiệm kỳ đã đề ra.

- Phát triển thành phố có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại. Phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp CNH, HĐH và đô thị hóa đối với vùng nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.

- Thành phố phải đổi mới mạnh mẽ để trong thời gian ngắn không thua kém một số thành phố khác trong khu vực, giữ được giá trị độc đáo về thanh phố “Xanh, sạch và đẹp” trong mắt người dân và cả khách du lịch.

- Phát triển thành phố phải đặt trong mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh và nhất là cạnh tranh với các tỉnh của nước bạn Campuchia.

- Phát triển kinh tế phải đi song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái lấy hiệu quả kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh chính trị trật tự xã hội và phát triển con người làm làm tiêu chuẩn cao nhất.

Trên cơ sở dự báo các tham số về tốc độ tăng GDP và chỉ số ICIRs thực hiện, có thể xác định nhu cầu vốn đầu tư các dự án tập trung cho giai đoạn 2016 - 2020.

3.1.3. Những điểm mạnh - hạn chế của giai đoạn 2011- 2015

3.1.3.1 Điểm mạnh


Nguồn đầu từ vào các dự án hạ tầng từ nguồn NSNN của thành phố chiếm tỷ trọng tương đối lớn (từ 10%-23% trên tổng chi ngân sách).

Thứ nhất, tốc độ và quy mô của vốn đầu tư ngân sách nhà nước vào các dự án hạ tầng của thành phố có xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho cả tỉnh.

Thứ hai, khả năng huy động tài sản mới của các công trình hoàn thành không ngừng tăng lên về quy mô và giá trị.

Thứ ba, Thành phố đã chủ động khai thác mọi tiềm năng để bổ sung vào các nguồn vốn đầu tư dự án tập trung từ NSNN có hiệu quả hơn.

Thứ tư, công tác quản lý vốn đầu tư vào các dự án từ nguồn ngân sách thành phố đã được tập trung chỉ đạo, phát huy được vai trò quản lý nhà nước của các ngành, các cấp.

Thứ năm, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư vào các dự án từ nguồn ngân sách thành phố đã được xây dựng trên nguyên tắc đầu tư tập trung, không phân tán, có trọng điểm theo những định hướng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương án cụ thể được HĐND và UBND thành phố phê duyệt.

3.1.3.2 Hạn chế

- Một số nơi mất cân bằng về về hạ tầng kinh tế xã hội công tác quản lý đo thị. Đặc biệt là quy hoạch đất đai, nhà ở, giao thông không theo kịp quá trình đô thị hóa quá nhanh. Tình trạng xây xong đập và xây mới trong thi công diễn ra nhiều trong các dự án nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt đểmang tính chiến lược và lâu dài.

- Sự phối hợp chưa hợp lý trong việc khai thác và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố đã làm giảm hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư.

- Thành phố là trung tâm của tỉnh là nơi tập trung dân số đông việc quy hoạch và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người dân không chấp nhận việc di dời giải tỏa theo đề án, gây không ít khó khăn cho việc thực hiện các dự án theo đúng tiến độ.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO CÁC DỰ ÁN

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch

Một là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết hạ tầng các phường, xã khu vực đang thực hiện đô thị hóa mạnh làm căn cứ triển khai các dự án.

Hai là rà soát đánh giá tình hình triển khaicác quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, khớp nối và thống nhất trong hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng.


Ba là tập trung chỉ đạo và ưu tiên bố trí vốn để khai các quy hoạch chi tiết, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước, phục vụ triển khai các dự án đầu tư.

Bốn là kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cũng như kế hoạch hàng năm, tiếp tục đổi mới quy trình giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, hạn chế để xảy ra trường hợp giao đất nhưng sử dụng lãng phí.

Năm là qui hoạch phát triển các dự án mới phải tính toán về cơ cấu, quy mô phát triển dân số hợp lý, phân bố lại dân cư trên địa bàn, kết hợp hài hòa môi trường cảnh quan kiến trúc và phát triển bền vững của Thành phố.

Sáu là quy hoạch chi tiết sử dụng đất phải dành đủ Quỹ đất và gắn với các biện pháp phát triển hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông.

3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư các dự án hạ tầng và đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống khép kín trong đầu tư từ NSNN

Một là, cần nâng cao chất lượng việc lập kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt là kế hoạch 05 năm.

Hai là, tuân thủ chặt chẽ các quy định về điều kiện, thủ tục ghi kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong đó có hệ thống biểu bảng và chỉ tiêu. Đưa các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn đầu tư xây dự các dự án từ nguồn NSNN làm căn cứ theo dõiđánh giá đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội với chỉ tiêu thống kê và chỉ tiêu và việc chuẩn hóa thông tin.

Bốn là,nghiên cứu thống nhất và công bố công khai các nguyên tắc, tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên đầu tư từ nguồn NSNN đối với từng nhóm đối tượng đầu tư của từng cấp ngân sách.

Năm là, từng bước công khai hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn trong các khâu quản lý, tiêu chuẩn hóa các tổ chức tư vấn nhà thầu và tư vấn hóa các nghiệp vụ quản lý như thẩm định, giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra, kiểm tra,…

Sáu là, thực hiện nghiêm túc chủ trương công khai tài chính đối với việc phân bổ quản lý sử dụng vốn đầu tư các dự án tập trung từ nguốn NSNN tại các cơ quan, các Tổng công ty nhà nước, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án,…

3.2.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúng trình tự và quy định

Một là, xây dựng và thực hiện các quy định và các chế tài bắc buộc người thẩm định, người ra quyết định đầu tư theo nguyên tắc chỉ ra quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn được phân cấp.

Hai là, Rà soát lại chủ trương đầu tư và đánh giá lại hiệu quả đầu tư đối với các dự án lớn đang có nhiều ý kiến và kịp thời xử lý những khó khăn. Kiên quyết không bố trí vốn đầu tư cho các dự án không bố trí đầu tư cho các dự án không chấp hành đầy đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định.


Ba là, xây dựng và thực hiện lộ trình khép kính trong đầu tư các dự án bằng nguồn vốn NSNN, cần tập trung vào khâu tư vấn giám sát các dự án, đơn vị thi công và đơn vị thi công không cùng một Bộ, ngành.

Bốn là, thực hiện nghiêm chế độ báo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý đầu tư. Kiện toàn các tổ chức thanh tra kế hoạch và đầu tư.

Năm là, nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng của các công trình, dự án từ lập, phê duyệt quy hoạch, trong đó đặc biệt chú trọng khâu khảo sát và thiết kế.

3.2.4. Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư

Một là, Rà soát danh mục các dự án được giao nhiệm vụ và bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư. Bố trí đủ vốn theo kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện, giải ngân để đảm bảo thời gian chuẩn bị đầu tư theo đúng quy định.

Hai là, thường xuyên tổ chức giao ban, kiểm điểm, đánh giá tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, kịp thời giả quyết những bất cập để đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư.

Ba là, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, điều chuyển chủ đầu tư đối với những chủ đầu tư không đủ năng lực, xem xét việc không cho các đơn vị tư vấn có vi phạm tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn có vi phạm khi tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn khác đối với những dự án khác của Thành phố.

Bốn là, hoàn thiện về cơ chế, chính sáchđền bù giả phóng mặt bằng, tuân thủ các điều kiện theo quy định về phê duyệt dự án có giải phóng mặt bằng, có nhu cầu tái định cư và và tổ chức thực hiện đồng bộ theo quy hoạch. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo chuyển nghề cho người dân nông thôn trong vùng bị thu hồi đất nông nghiệp.

Năm là, đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện cần giám sát chặt chẽ nếu phát hiện những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu phải có báo cáo kịp thời và nhất thiết phải đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.

Sáu là, tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư, thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư. Bổ sung các chế tài nhằm tăng cường khâu giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí