Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


nhiên, các di tích lịch sử văn hoá... Với đặc điểm đó, việc thoả mãn nhu cầu về sản phẩm “hàng hoá” du lịch không thể thực hiện được ở chính nơi khách du lịch sinh sống, mà chỉ có thể thực hiện được bằng việc di chuyển trong một không gian nhất định. Bởi những địa điểm du lịch là cố định và bao giờ cũng gắn với tài nguyên du lịch như bãi biển, núi non, hang động, chùa chiền, di tích lịch sử... Tài nguyên này có được là nhờ sự ban tặng của tự nhiên hay do quá trình phát triển của lịch sử xã hội để lại, do đó không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác được theo ý muốn chủ quan của con người.

Nhu cầu của khách du lịch thường hướng vào các dịch vụ chủ yếu như đi lại, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan, giao tiếp... Xu hướng của các nhu cầu này thường thay đổi do rất nhiều nguyên nhân như: Thay đổi theo thời tiết, theo động cơ du lịch, theo mốt, theo những biến động về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội… Tuy nhiên, thực tế cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhu cầu sản phẩm “hàng hoá” du lịch ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngày càng được hoàn thiện. Các nhu cầu về sản phẩm “hàng hoá” du lịch đặc sản, độc đáo ngày càng tăng đòi hỏi ngành du lịch cần phải có chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Chính tính độc đáo của sản phẩm du lịch là nhân tố có vai trò tạo thêm sức cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch và khẳng định chỗ đứng trên thị trường du lịch.

Bên cạnh đó sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn tới sản xuất tạo ra những sản phẩm “hàng hoá” du lịch có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường lớn. Đây là, một trong những nhân tố quyết định đối với sự phát triển của du lịch. Bởi sản phẩm “hàng hoá” du lịch có phong phú, đa dạng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, của thị trường và như vậy ngành du lịch có điều kiện phát triển.



sách.

1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Du lịch với sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, đóng góp vào ngân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Ngày nay du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, ngành

“Xuất khẩu vô hình”, một ngành kinh tế mà vốn của nó bỏ ra là rất ít nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Tại điểm 2 phần I của tuyên bố du lịch OSAKA Nhật Bản (Hội nghị bộ trưởng du lịch thế giới, tháng 11 năm 1994) đã khẳng định: “du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm thế giới, chiếm 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan đến du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tầu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI” [12, tr.51].

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 5

Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế. Tính hiệu quả cao của kinh tế du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là ngành “Xuất khẩu tại chỗ” với những hàng hoá tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế... theo giá bán lẻ cao hơn. Được trao đổi theo con đường du lịch các hàng hoá trên được xuất khẩu mà không phải chịu thuế. Ngoài ra du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” đối với hàng hoá du lịch. Cả hai hình thức xuất khẩu trên đều mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn rất nhiều so với các ngành khác, do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói, bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu. Đồng thời tốn ít vốn, quay vòng nhanh và lãi suất cao bởi vậy các địa phương sẽ thu được nguồn ngoại tệ tại chỗ cao.

Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật...). Du lịch phát triển góp phần làm tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển


ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần làm tăng năng suất lao động. Cụ thể:

Trong những năm qua du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần góp phần giúp du lịch trở thành một trong số những ngành có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 đạt hơn 5 triệu lượt, tăng 1,15 triệu lượt so với kỳ vọng. Khách nội địa đạt 28 triệu lượt. Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2010, ngành công nghiệp du lịch sẽ đạt doanh thu lên đến

96.000 tỉ đồng, tăng đến 37% so với năm trước nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của cả khách quốc tế và trong nước.

Kết quả trên khẳng định sự đóng góp không nhỏ của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu ngân sách nhà nước.

- Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp bởi các sản phẩm du lịch được tạo ra không chỉ đơn thuần là của ngành du lịch mà còn là sự phối kết hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Qua phát triển du lịch mà số lượng và chất lượng sản phẩm các ngành như: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, hàng không, tài chính, ngân hàng... không ngừng phát triển và tăng lên rõ rệt. Đồng thời du lịch phát triển mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá ngày càng rộng lớn cho nền sản xuất xã hội. Mặt khác, du lịch phát triển tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng về sản xuất kinh doanh tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.

Phát triển du lịch tạo điều kiện để mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như: Mạng lưới giao thông công cộng, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm giải trí, thể thao, thông tin liên lạc... ngày càng phát triển.


Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch các sản phẩm hàng hoá cần được nâng cao về chất lượng, đa dạng mẫu mã, phong phú về chủng loại, hình thức. Do vậy du lịch còn phần định hướng cho chiến lược phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành kinh tế tham gia vào quá trình hợp tác sâu rộng, hội nhập kinh tế quốc tế.

Khách du lịch đi đến đâu cũng muốn mang về những món quà làm kỷ niệm, Du lịch phát triển là điều kiện để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

- Du lịch phát triển sẽ củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế

Phát triển du lịch là điều kiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trong những năm qua, du lịch không chỉ đơn thuần liên quan đến khách quốc tế mà còn, là mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức trong lĩnh vực phát triển du lịch. Du lịch quốc tế phát triển sẽ tạo ra sự phát triển mối thông thương quốc tế, tranh thủ được nguồn vốn, kinh nghiệm, khoa học công nghệ và nguồn khách... Du lịch quốc tế trở thành một nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần làm phát triển quan hệ quốc tế.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI xu hướng toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới, du lịch cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Trong xu hướng phát triển chung, du lịch Việt Nam cũng chủ động hội nhập và hợp tác với các quốc gia, các tổ chức du lịch trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam đã ký kết và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm, các trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác. Ký hiệp định hợp tác du lịch đa phương với 10 nước trong khu vực ASEAN; Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mê Kông và sông Hằng; Hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN, ASEM, APEC; có quan hệ với hàng 1000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ. Ngày 7/11/2006 Việt Nam


chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là sự kiện mở ra cơ hội lớn đối với ngành du lịch Vịêt Nam, khẳng định vai trò và vị thế của du lịch Việt nam, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, Du lịch Việt Nam còn là cầu nối trong giao lưu kinh tế, trong chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Trong kinh doanh du lịch quốc tế khách du lịch có thể là thương nhân, từ đó thúc đẩy việc đầu tư, buôn bán quốc tế... làm cho phương thức kinh doanh du lịch quốc tế trở thành phương thức kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao đến lượt nó lại kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa, hội nhập.

Kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch trở thành điều kiện để bảo vệ và giữ gìn các giá trị truyền thống, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ra nước ngoài góp phần tích cực vào việc tuyên truyền quảng bá những hình ảnh về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế với sự nghiệp đổi mới của đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện để phát triển con người

Du lịch càng phát triển, càng tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới thông qua đó góp phần quan trọng nâng cao dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức “phi chính thức” nhưng thường mang tính quảng đại, quần chúng và có hiệu quả cao. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp, rộng rãi, với du khách nhiều nước, ngoài vùng mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hoá, lối sống đẹp. Phong cách giao


tiếp lịch sự, văn minh ngày càng mở rộng tạo ra những lĩnh vực mang tính nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết, thái độ ứng sử với việc bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình văn hoá nghệ thuật của dân tộc, với môi trường sinh thái... Thông qua đó giáo dục được truyền thống dân tộc, lòng tự hào về truyền thống văn hoá, lịch sử của địa phương... đối với các thế hệ người Việt Nam.‌

- Phát triển du lịch góp phần sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của địa phương, tạo việc làm cho người lao động.

Du lịch phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của địa phương, đặc biệt là đối với những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vào kinh doanh du lịch có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ sở mới, đưa vào sử dụng có hiệu quả các cơ sở phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm giải trí, thể thao, viện bảo tàng, thông tin liên lạc...

Ngoài ra, du lịch còn là ngành kinh tế có vai trò tích cực trong giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo nhất là đối với bộ phận dân cư trong nông nghiệp, sinh sống ở vùng nông thôn, miền núi. Do đặc trưng của ngành du lịch là phục vụ và không thể cơ giới hoá được nên đòi hỏi nhiều lao động sống. Phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Theo tổ chức du lịch thế giới cứ 1 lao động trực tiếp trong ngành du lịch thì có thêm 2,2 lao động gián tiếp. Dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch thế giới sẽ tạo khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng đã giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việc làm cho người lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Năm 1990 toàn ngành có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có trên 23 vạn lao động trực tiếp tăng 10 lần so với 30 năm trước và trên 50 vạn lao động gián


tiếp, chiếm 2,5% lao động cả nước, phần lớn là lao động trong độ tuổi dưới 30 (chiếm tới 60%).

1.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch

Có thể thấy rằng, trong những năm qua du lịch Quảng Ninh đã thực sự có những đóng góp tích cực vào phát triển du lịch của cả nước cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở nắm bắt sự chỉ đạo của Tổng cục du lịch Việt Nam và các cấp lãnh đạo tỉnh, ngành du lịch Quảng Ninh đã có những hoạch định cụ thể, đạt hiệu quả trong từng giai đoạn. Với phương châm luôn coi du lịch là “ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Quảng Ninh đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Xuất phát từ đặc thù riêng của mình cùng với du lịch cả nước, du lịch Quảng Ninh đã thực sự “đi trước” trên con đường hội nhập kinh tế.

Từ năm 2001 đến nay, du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật được đầu tư lớn. Nhờ đó đã thu hút được lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Quảng Ninh ngày càng đông đảo. Kết quả trên đã khẳng định chủ trương, chính sách của tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch là: “Nhanh - trúng - đúng”. Việc ban hành kịp thời một loạt các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh như: Nghị quyết số 08/NQ - TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ninh về đổi mới, phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001- 2010; Nghị quyết số 21/NQ - TU về đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định về quản lý các hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long ... vừa tạo nên đòn bẩy đồng thời tạo hành lang pháp lý quan trọng để ngành du lịch Quảng Ninh phát triển.

Một trong số những thành công của du lịch Quảng Ninh trong những năm qua là việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cùng với chính sách mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, phát huy lợi thế của địa phương, trong những năm qua, Quảng Ninh đã không ngừng tăng cường hợp


tác quốc tế về du lịch. Tỉnh và ngành du lịch đã ký kết nhiều dự án hợp tác phát triển du lịch với nhiều địa phương ở các nước như: Tỉnh Quảng Tây, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, Udonthaini Thái Lan, Saint - Malo của Pháp ... Kể từ tháng 9/2006, Quảng Ninh là thành viên thứ 10 của diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF). Đây là những “cánh cửa” nối dài cánh tay du lịch Quảng Ninh để ngành du lịch Quảng Ninh vươn tới nhiều thị trường du lịch trên thế giới.

Như vậy, với những sách lược có tính chất đón đầu, cùng với con đường mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp Quảng Ninh sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo đó, thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh sớm được khẳng định trên sân chơi chung của ngành du lịch quốc tế. Nhận rõ vai trò của ngành du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã nêu rõ: “Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp khu vực và Châu lục vào năm 2015”. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Du lịch, của lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan, ban ngành Trung ương, Địa phương và sự nỗ lực của chính mình, ngành du lịch Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao trở thành trung tâm du lịch lớn của đất nước và du lịch Quảng Ninh xứng đáng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

1.2.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng trong phát triển du lịch

Hải phòng, một thành phố cảng đầy tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về phát triển du lịch. Với vai trò là một trong ba cực của tam giác tăng trưởng du lịch, Hải Phòng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của miền Bắc và cả nước.

Thấy rõ được vai trò to lớn của địa phương ngành du lịch Hải Phòng đã xây dựng đề án phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 nhằm khai thác tiềm năng du lịch của địa phương đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như cả nước. Với quan điểm cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển du lịch là: Du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022