đại diện cho du lịch Hà Nội phải có sự đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân hơn là được tự quyết định từ các cấp chính quyền, như vậy hình ảnh du lịch mới mang tính đại diện cho toàn thể người dân Hà Nội.
Hà Nội sở hữu một hệ thống rất phong phú các sản phẩm du lịch, và nhiều trong số đó được đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như Tháp Rùa – Hồ Hoàn kiếm, Văn miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột... Việc cần làm hiện tại, là phát động một chương trình kêu gọi, thu hút sự quan tâm và tham gia bình chọn của người dân.
Mục đích bình chọn phải được giải thích một cách rõ ràng, để người dân hiểu đúng bản chất của cuộc bình chọn là “Lựa chọn hình ảnh đại diện cho du lịch Thủ đô”. Cách thức bình chọn phải đươc được thực hiện đa dạng, phù hợp với nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, nhiều khu vực địa lý. Một vài gợi ý về cách thực hiện:
Tổ chức bình chọn bằng phiếu theo mẫu hợp lệ do nhóm dự án đưa ra, đặt điểm bỏ phiếu tại các Ủy ban Nhân dân phường, trong một thời điểm nhất định được thông báo từ trước, có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng.
Bình chọn qua trang web chính thức của Sở VHTT&DL Hà Nội, Tổng cục Du Lịch Việt Nam, UBND TP Hà Nội, có thông báo trên các phương tiện truyền thông như báo giấy, báo mạng, truyền hình…
Bình chọn qua nhắn tin vào Tổng đài do nhóm dự án chịu trách nhiệm, tin nhắn bình chọn giới hạn cho mỗi đầu số, không phát sinh chi phí khi bình chọn.
Sau thời gian tiến hành bình chọn, ban dự án tổng kết bình chọn, công bố kết quả bình chọn và biểu tượng được lựa chọn với công chúng qua các kênh truyền thông.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu:
Có thể bạn quan tâm!
- Về Xây Dựng Và Quản Trị Thương Hiệu Điểm Đến
- Đánh Giá Hiệu Quả Của Các Chương Trình Marketing Điểm Đến Đã Được Thực Hiện
- Các Giải Pháp Marketing Điểm Đến Nhằm Phát Triển Du Lịch Hà Nội
- Chiến Lược Khắc Phục Điểm Yếu Để Hạn Chế Thách Thức (W – T)
- Quyết Định Thông Điệp Quảng Cáo
- Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Sau khi lựa chọn được biểu tương chính thức của du lịch Hà Nội. Dự án phải tiến hành xây dựng công cụ của bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm: logo, slogan, thông điệp. Việc thực hiện bước này trong nội bộ ban dự án, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và hạn chế ý tưởng, do số lượng người trong ban dự án có hạn.
Có 2 phương án khả thi nên được cân nhắc lựa chọn:
Thuê thiết kế bộ nhận diện từ các công ty thiết kế logo chuyên nghiệp.
Ưu điểm: Tác phong chuyên nghiệp, thời gian hoàn thành ngắn, sản phẩm có thể được điều chỉnh, chỉnh sửa phù hợp theo mong muốn của ban dự án và mang tính chuyên nghiệp cao.
Nhược điểm: Chi phí lớn, ý tưởng của nhà thiết kế và ban dự án có thể không đại diện cho công chúng.
55
Tổ chức cuộc thi thiết kế logo cho du lịch Hà Nội trên phạm vi cả nước, ý tưởng dựa trên hình ảnh chủ đạo đã được bình chọn từ trước.
Ưu điểm: Tận dụng được ý tưởng của đông đảo các nhà thiết kế tham gia chương trình. Quá trình phát động chương trình cũng có tác động đi kèm trong việc quảng bá hình ảnh du lịch thủ đô trên cả nước. Có thể xuất hiện ý tưởng đột phá.
Nhược điểm: Thường mất nhiều thời gian vào công tác tổ chức, hình thức chấm điểm, đòi hỏi phải có tính khách quan nhằm nhận được sự ủng hộ của công chúng đối với logo chiến thắng. Đa phần logo tham gia dự thi có thể có tính chuyên nghiệp không cao vì chương trình tổ chức quần chúng và đại trà, cần nhiều thời gian và các tiêu chí chặt chẽ để lựa chọn.
Tùy vào mong muốn và điều kiện thời gian, ngân sách của dự án, các nhà quản trị lựa chọn hình thức xây dựng logo, slogan phù hợp cho du lịch Hà Nội.
3.2.1.2. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Bên cạnh các thuộc tính nổi trội sẵn có đã được định vị, để hướng tới một sự phát triển bền vững, các nhà quản trị du lịch Hà Nội phải xác định được hình ảnh thương hiệu mà Hà Nội muốn hướng đến. Để bắt kịp và vượt qua các đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực trong khu vực, Hà Nội không chỉ cần phát huy những thế mạnh sẵn có, mà phải thay đổi những hình ảnh tiêu cực về Hà Nội.
Ví dụ như các hình ảnh tiêu cực hiện tại của du lịch Hà Nội:
Giá cả đắt đỏ, tình trạng chặt chém du khách diễn ra thường xuyên.
Sự xuất hiện của rác khắp nơi trên đường phố. (Theo khảo sát ECFTSQH, có tới trên 95% du khách được hỏi cho rằng môi trường tại Hà Nội không trong lành, trong đó có tới 51,7% cho rằng Hà Nội đang ở trong tình trạng ô nhiễm đến rất ô nhiễm).
Con người thiếu thân thiện, chất lượng phục vụ rất kém.
Các di tích lịch sử văn hóa, thiên nhiên bị xâm hại.
Để tạo ra được sự đột phá trong sức hút của du lịch Hà Nội, các nhà quản trị du lịch buộc phải nhìn vào thực trạng trên, và cân nhắc kỹ lưỡng các phương án để thay đổi hình ảnh của thương hiệu du lịch Hà Nội. Vì theo các nghiên cứu marketing, các thông tin tiêu cực có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thông tin tích cực, một khách hàng không hài lòng, có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của rất nhiều khách hàng khác xung quanh họ.
Hình ảnh thương hiệu về du lịch Hà Nội nên được thiết lập trong tâm trí khách hàng như một mục tiêu cụ thể mà marketing điểm đến du lịch Hà Nội nên hướng tới:
56
Thang Long University Library
Giá cả được niêm yết rõ ràng, độ tin cậy cao. Việc thay đổi mức giá trung bình của Hà Nội từ cao xuống thấp là rất khó thực hiện, tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách nhằm xóa bỏ tình trạng thay đổi giá theo ý muốn chủ quan lại khả thi hơn nhiều.
Đường phố, các địa điểm du lịch sạch sẽ, văn minh.
Con người thân thiện, mến khách, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Các di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên giàu giá trị và được bảo vệ có trách nhiệm.
Để thay đổi những hình ảnh này, không thể thực hiện được trong một sớm một chiều, điều này buộc phải được thực hiện trong một kế hoạch dài hạn với từng bước đi xác lập mục tiêu rõ ràng và được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện. Thay đổi những thực trạng đã tồn tại rất lâu đòi hỏi phải có sự kiên quyết, thực hiện khoa học và đồng bộ trên tổng thể các mặt của một điểm đến du lịch.
Dưới đây là các kiến nghị giải pháp có thể thực hiện thông qua các công cụ marketing điểm đến, các giải pháp này có hiệu quả nhất định trong việc thay đổi hình ảnh thương hiệu của du lịch Hà Nội cũng như tăng cường sự nhận biết và thiện cảm của du khách đối với du lịch Hà Nội.
3.2.2. Định vị thị trường
Bên cạnh bộ nhận diện, định vị thị trường cũng là một khoảng trống trong các chương trình marketing điểm đến hiện nay của các nhà quản trị du lịch Hà Nội. Việc bản thân điểm đến không xác định được cụ thể các thế mạnh của mình để định vị trên thị trường mục tiêu gây ra sự hạn chế không nhỏ cho du khách trong nhận biết các đặc điểm nổi trội của du lịch Hà Nội.
Do đặc điểm của marketing điểm đến du lịch mang tính tổng thể và bao quát, là sợi dây liên hệ giữa điểm đến, khách du lịch, doanh nghiệp và người dân tại điểm đến, nên mục đích quảng bá của marketing điểm đến du lịch không phải là một sản phẩm hay đặc tính cụ thể của cá nhân hay tổ chức nào mà là tổng thể các giá trị của điểm đến đó. Do đó, trong tổng thể hai hướng và bốn chiến lược của Burke và Resnick (1991), việc định vị theo hướng thông qua tìm kiếm khoảng trống thị trường là không khả thi. Cân nhắc giữa các điểm mạnh, điểm yếu của Hà Nội, chiến lược định vị phù hợp nhất đối với Hà Nội là Định vị so với đối thủ cạnh tranh.
Như đã đề cập ở Chương II, mục 2.3.1, các thị trường mục tiêu đã được lựa chọn của marketing điểm đến du lịch Hà Nội bao gồm:
57
Thị trường nước ngoài: Đông Bắc Á (tập trung Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Australia), Tây Âu (tập trung Đức và Pháp), Bắc Mỹ và thị trường ASEAN.
Thị trường trong nước: Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng trung du, miền núi Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng...
Với chiến lược và thị trường mục tiêu được lựa chọn, bước tiếp theo, nhà quản trị cần xác định của các thuộc tính quan trọng Hà Nội sở hữu mà có thể thu hút du khách đến với Hà Nội thay về các điểm đến khác; từ đó phân tích vị trí của các tiêu chí đó trong tâm trí khách hàng.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ quan điểm của du khách về yếu tố thu hút của du lịch Hà Nội
Đơn vị: Người
140
120
100
80
60
40
20
0
92
83
84
91
32
32
7
21
21
28
3
45
Di tích Thiên nhiên Văn hóa Ẩm thực Con người M.T Hòa bình
Đồng ý
Rất đồng ý
Nguồn: Kết quả từ nghiên cứu ECFTSQH
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 236 du khách tham gia phỏng vấn, số du khách thể hiện quan điểm đồng ý đối với hai yếu tố Di tích lịch sử văn hóa phong phú và Môi trường hòa bình là vượt trội hơn cả. Trong khi đó, Danh thắng thiên nhiên thu hút và con người thân thiện, theo các du khách, không phải là các yếu tố nổi trội của du lịch Hà Nội.
Như vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu, trong chiến lược định vị thị trường của marketing điểm đến Hà Nội, các nhà quản trị có thể cân nhắc việc sử dụng hai thuộc tính về di tích lịch sử và môi trường hòa bình, ổn định làm tiêu thức định vị.
Để đưa các thuộc tính cốt lõi đã được lựa chọn xác định được vị trí trên thị trường, cần đặt chúng vào bản đồ định vị so với đối thủ cạnh tranh.
58
Thang Long University Library
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ định vị của du lịch Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh
Di tích lịch sử, văn hóa phong phú
Jakarta
Băng Cốc Hà Nội
Môi trường Môi trường
bất ổn hòa bình
Singapore
Ít di tích lịch sử, văn hóa
Nguồn: Do tác giả tổng hợp thông tin từ Tổng cục du lịch các nước và Thời sự
Đài truyền hình Việt Nam
Sơ đồ định vị trên miêu tả vị trí thị trường mà du lịch Hà Nội muốn định vị trong tâm trí khách du lịch so với các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào hai thuộc tính trên, Hà Nội có thể xác lập một vị trí tương đối khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại. Để các thuộc tính trên tiếp cận được và in sâu trong tâm trí khách hàng, cần có sự hỗ trợ tích cực từ các công cụ marketing điểm đến du lịch.
3.3. Phát triển các công cụ Marketing điểm đến
Tất nhiên, một thương hiệu thành công không chỉ cần có logo, slogan thu hút. Yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của một thương hiệu là sản phẩm và các giá trị xuất phát từ bản chất của chính sản phẩm ấy. Đối với marketing điểm đến, sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp của tất cả các yếu tố từ di sản lịch sử, văn hóa, thiên nhiên đến chất lượng cơ sở vật chất và phong cách phục vụ của những người. Do đó, để có một thương hiệu điểm đến du lịch phát triển, cần phải có sự đánh giá nhìn nhận tổng thể tất cả các mặt và vận dụng các công cụ marketing điểm đến hợp lý trên từng mặt đó để chúng hỗ trợ, tương tác hiệu quả với nhau.
3.3.1. Quản trị sản phẩm du lịch
Đối với một thành phố lớn như Hà Nội, để tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố mang tính truyền thống, lịch sử như các di sản, văn hóa thủ đô với các yếu tố hiện đại, như các công trình kiến trúc mới, trước hết, nhà quản trị marketing điểm đến du lịch Hà Nội cần đóng một vai trò lớn hơn trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển của thủ đô. Hạn chế các tác động tiêu cực từ phát triển cơ sở hạ tầng vào các công trình trọng điểm mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa cao.
59
Đối với cụ thể từng hạng mục sản phẩm du lịch, cần có các chiến lược phù hợp. Theo quan điểm của tác giả, các chiến lược quản trị sản phẩm du lịch cần được tiến hành ngay lập tức, từ đơn giản tới phức tạp, tránh lãng phí thời gian khi tập trung ngay vào những công việc khó thực hiện được trong một sớm một chiều, trong tình trạng các sản phẩm đang giảm sút về chất lượng đi trông thấy.
Dưới đây là một vài giải pháp do tác giả đề xuất với mục đích nâng cao giá trị và khai thác được nhiều hơn các tiềm năng của sản phẩm du lịch Hà Nội.
3.3.1.1. Chiến lược tận dụng điểm mạnh để đón đầu cơ hội (S – O)
S1, S3 – O1, O4, O5: Sử dụng các thế mạnh về sự đa dạng của sản phẩm để tận dụng sự phát triển và chuyển dịch của thị trường du lịch.
Thiết kế các tour du lịch kết hợp giữa nhiều sản phẩm du lịch hơn, đưa thêm các sản phẩm mới vào danh sách, tạo ra các tour có nội dung đa dạng, sinh động, hấp dẫn hơn:
Trong hàng nghìn di sản lịch sử văn hóa của Hà Nội, chỉ có vài cái tên được xem là nổi tiếng là thường xuyên xuất hiện trong các tour phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, như Chùa Một Cột, Lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, làng Gốm Bát Tràng…điều này gây ra sự thiếu phong phú trong nội dung tour và dễ gây nhàm chán, vì khách hàng ít có lựa chọn dù có muốn quay lại lần sau. Có rất nhiều các di tích, di sản, làng nghề giàu giá trị đang bị lãng quên, như làng “Biệt thự Pháp cổ” – Làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), là địa chỉ quen thuộc của các sinh viên mỹ thuật vì phong cảnh và kiến trúc tuyệt đẹp của làng, tuy nhiên lại hoàn toàn bị lãng quên đối với ngành du lịch, hay Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải (còn gọi là ấp Thái Hà), được Bộ Văn hóa đánh giá là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương, cũng ở trong tình trạng tương tự. Bên cạnh đó còn rất nhiều làng nghề trong 244 làng nghề truyền thống được khách du lịch tự do đánh giá cao, tuy nhiên do không hề xuất hiện trên bản đồ du lịch của các tour du lịch, nên lượng khách biết đến vẫn rất hạn chế. Những sản phẩm này chính là nguồn tài nguyên lớn giúp du lịch Hà Nội có thêm các tour hấp dẫn, phong phú, độc đáo hơn, không những tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch, tạo điều kiện kéo dài thời gian lưu trú, mà còn tạo động lực thúc đẩy sự gìn giữ và phát triển của các di sản.
S2, S3 – O3: Tận dụng thế mạnh về vị thế địa chính trị của thủ đô cũng như cơ sở vật chất tương đối phát triển, tổ chức và thu hút tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Du lịch MICE vốn là thế mạnh của Hà Nội, do vậy, để đẩy mạnh hiệu quả của loại hình du lịch này, phải nắm bắt tối đa cơ hội, đề xuất đăng cai tổ chức hoặc gợi ý địa điểm tổ chức các sự kiện nổi bật, đan xen giữa tham dự sự kiện là các hoạt động
60
Thang Long University Library
tham quan, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tại các địa điểm du lịch có liên quan tới nội dung sự kiện.
3.3.1.2. Chiến lược tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (S – T)
S1, S2 – T1: Để hạn chế các thách thức cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm du lịch của Hà Nội phải được phát triển một cách có chiều sâu.
Bên cạnh việc khai thác, đưa thêm các sản phẩm vào bản đồ du lịch nhằm đa dạng hóa, phong phú hơn các lựa chọn du lịch của khách hàng khi đến với Hà Nội, cần phải có thêm sự đầu tư nghiên cứu nhằm giúp khách hàng cảm nhận được nhiều hơn giá trị mà sản phẩm đem lại. Ví dụ như:
Đối với các di tích lịch sử, văn hóa: Tổ chức các hoạt động tái hiện lại giai thoại, sự kiện lịch sử, các câu chuyện về nhân vật nổi tiếng, anh hùng dân tộc gắn liền với các di tích đó qua các đoạn phim ngắn, diễn suất. Ví dụ như tái hiện giấc mộng về Phật bà Quan âm ngồi trên tòa sen của vua Lý Thái Tông, hay hình ảnh Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn Độc lập tại di tích 48 – Hàng Ngang…
Đối với các danh thắng thiên nhiên, tái hiện lại các truyền thuyết liên quan đến địa danh, tổ chức các hoạt động khám phá, tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của Hà Nội như các loài động thực vật quý hiếm tại các địa điểm như Vườn quốc gia Ba Vì, quần thể tự nhiên Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai…
Đối với các làng nghề, nên tạo cơ hội cho khách du lịch tìm hiểu sâu về lịch sử phát triển của làng nghề, tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất truyền thống của làng, từ đó du khách cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội.
S4 – T1: Nâng cao cảm nhận về sự hòa bình, thân thiện của Hà Nội trong tâm trí khách du lịch, không chỉ từ sự ổn định về kinh tế, chính trị, mà còn từ chính môi trường du lịch.
Để làm được việc đó, các nhà quản trị cần phải thực hiện các hoạt động tổng hợp, nhằm chấm dứt các hiện tượng chèo kéo, bắt chẹt, “chặt chém” khách du lịch đang diễn ra khá phổ biến từ trước tới nay tại Hà Nội. Nhiều giải pháp, kiến nghị đã được đưa ra, như thiết lập đường dây nóng thông báo về địa điểm xảy ra các tình trạng trên, hay đề xuất bổ sung đội ngũ Công an Du Lịch. Tuy nhiên, để các biện pháp trên thực sự hiệu quả, cần có sự trách nhiệm cao hơn và chế tài xử phạt mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm. Vì nếu có đường dây nóng, mà không ai tiếp nhận phản hồi, hay tiếp nhận nhưng không thực hiện ngay phương án giải quyết, hoặc hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe, thì chưa thể thay đổi được các tình trạng trên.
61
3.3.1.3. Chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội (W – O)
W2 – O1, O2, O4, O5: Để đón nhận hầu hết các cơ hội mà du lịch Hà Nội đang có, việc ngăn chặn sự suy giảm và tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Hà Nội là yếu tố thiết yếu. Tuy nhiên, có thể thấy để thay đổi thực trạng chất lượng sản phẩm của một điểm đến, không thể tiến hành trong thời gian ngắn hạn, mà đòi hỏi phải có những kế hoạch lâu dài, chi tiết từng bước với các mục tiêu cụ thể.
Đối với các di tích lịch sử - văn hóa: Việc nghiên cứu các phương án và thực hiện trùng tu là bắt buộc, nhưng giải pháp này cần có ngân sách lớn và nhiều thời gian nghiên cứu để đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất vì số lượng các di tích bị xuống cấp của Hà Nội hiện nay quá lớn (hơn 600 di tích). Nên tiến hành một cuộc khảo sát đánh giá mức độ hư hại của các công trình, lên danh sách so sánh, ưu tiên nguồn lực và vốn trùng tu các di tích quan trọng đang bị hư hại nặng trước. Bên cạnh đó, việc có thể thực hiện ngay và hoàn thành trong thời gian ngắn hiện nay là quy hoạch lại không gian xung quanh di tích, loại bỏ sự xâm hại từ con người. Khó khăn phát sinh ở đây, là tới hơn 99% các di tích hiện nay chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, chỉ có 12 trên hơn 2000 di tích được xếp hạng của Hà Nội là do thành phố trực tiếp quản lý. Do vậy, các nhà quản trị cần cân nhắc việc quản lý trực tiếp thêm các di tích có giá trị quan trọng, và quy trực tiếp trách nhiệm quy hoạch và quản lý di tích cho người giữ chức vụ đứng đầu cấp xã, phường, và có hình thức kỷ luật nếu để tình trạng này tiếp diễn, từ đó nâng cao trách nhiệm và thúc đẩy các hành động cụ thể.
Đối với danh thắng thiên nhiên: Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân (giải pháp sẽ được đề cập tới ở phần sau), cần có biện pháp xử lý đối với các hành vi cố tình hủy hoại môi trường của địa danh. Hà Nội nên học tập Singapore trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của cả người dân lẫn khách du lịch đối với môi trường, thông qua các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc (mức án phải chịu nếu bị tòa án Singapore tuyên phạt vì tội đổ rác ra nơi công cộng lần đầu là 10.000$, lần thứ 2 là 20.000$ - Chi tiết: Phụ lục), cách thức xử phạt hiệu quả, mang tính răn đe cao.
Đối với lễ hội: Hà Nội sở hữu kho tàng 1.070 lễ hội diễn ra trong một năm, chủ yếu tập trung vào dịp đầu xuân, trong đó có nhiều lễ hội độc đáo mang đậm chất văn hóa truyền thống, tuy nhiên, hầu hết các lễ hội hiện nay đều do người dân tự phát tổ chức với quy mô và sức lan tỏa không lớn. Để có được những lễ hội thực sự mang dấu ấn riêng của Hà Nội, trở thành biểu tượng của văn hóa Hà Nội, các nhà quản trị nên cân nhắc nghiên cứu chọn lọc những lễ hội độc đáo của Hà Nội để đầu tư phát triển quy mô và chiều sâu nội dung, hoạt động của lễ hội, từ đó tạo động lực thu hút thêm những du khách quan tâm đến văn hóa truyền thống đến với du lịch Hà Nội.
62
Thang Long University Library