Vai Trò Và Mục Đích Của Của Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự

Bộ luật Hình sự năm 1999) có thể do cơ quan tư pháp hình sự khác có thẩm quyền như là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án… áp dụng đối với người phạm tội nói chung (kể cả người bị kết án); còn với các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt (Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 1999), thì chỉ có thể do Tòa án áp dụng với người bị kết án nói riêng.

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự đối với người phạm tội được xác định ở phạm vi rất rộng lớn. Không như hình phạt, chỉ có thể áp dụng sau khi bị kết án, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể bị áp dụng biện pháp tư pháp hình sự ngay từ giai đoạn điều tra khi có dấu hiệu phạm tội; nhưng thực tế, để quyết định việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự hay không, để xử lý với tài sản bị xâm phạm, hoặc đối với việc bồi thường, xin lỗi công khai, bắt buộc chữa bệnh, thì chỉ có Tòa án là có thẩm quyền. Còn trước đó, những biện pháp này chỉ được áp dụng tạm thời, có thể bị thay đổi sau khi Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng.

Đặc điểm thứ tư: Biện pháp tư pháp chỉ nhằm hạn chế, chứ không tước đoạt quyền, tự do của người phạm tội; hoặc để hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt.

Với những trường hợp buộc áp dụng biện pháp tư pháp, thì dù mang tính cưỡng chế, nhưng chỉ hạn chế phần nào quyền lợi của người bị kết án mà không nhằm tước đi quyền, tự do của người phạm tội. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất ở quy định của từng biện pháp tư pháp hình sự.

Ví như biện pháp tư pháp "Giáo dục tại xã, phường thị trấn" người bị áp dụng mặc dù bị hạn chế về quyền lợi (không được ra khỏi nơi cư trú nếu không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền) nhưng cũng không hoàn toàn mất đi sự tự do của mình, họ vẫn có quyền đi lại, tham gia các phong trào, hoạt động của tổ chức, xã hội tại nơi cư trú; thậm chí làm ăn, sinh hoạt không khác nhiều so với những người bình thường.

Hoặc việc bắt buộc chữa bệnh đối với những người có bệnh lý bị hạn chế về nhận thức hoặc điều khiển hành vi, khiến việc phạm tội của họ không phải là cố ý; mà do bệnh lý khiến họ hành động trái quy định pháp luật. Do đó, việc bắt buộc chữa bệnh, tuy là một trong số những biện pháp tư pháp nhưng lại mang tính chất giúp đỡ người phạm tội có bệnh hơn là trừng phạt; bản thân người bị áp dụng biện pháp này vẫn được sinh hoạt như những người bệnh không phạm tội khác, vẫn có những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc có áp dụng hình phạt hay biện pháp tư pháp hình sự khác sau khi hoàn tất việc chữa bệnh, sẽ do Hội đồng xét xử xem xét tùy tình huống cụ thể.

Đặc điểm thứ năm: Cũng như các biện pháp cưỡng chế khác về hình sự, các biện pháp tư pháp cũng được quy định trong pháp luật hình sự và phải do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự đặc biệt do luật tố tụng hình sự quy định. Không phải bất cứ Cơ quan nhà nước nào cũng được phép áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự; mặc dù một số biện pháp tư pháp hình sự có vẻ giống như biện pháp cưỡng chế hành chính, dân sự (tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm và tịch thu sung công quỹ; hoặc phạt tiền) nhưng xét về bản chất thì hoàn toàn khác nhau; do đó chỉ có cơ quan tư pháp hình sự mới có quyền xem xét và áp dụng. Đặc biệt, việc xử lý đối với người bị kết án cũng như áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp hình sự phải do Tòa án xác định trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự; còn các cơ quan tố tụng khác cũng phải tuân thủ đúng trình tự và thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự quy định.

Đặc điểm thứ sáu: Biện pháp tư pháp chỉ mang tính chất cá nhân vì theo pháp luật hình sự Việt Nam chỉ được áp dụng riêng với bản thân người phạm tội hoặc người bị kết án.

Việc áp dụng chế tài đối với người phạm tội chỉ được thực hiện khi có việc thực hiện phạm tội xảy ra, và chỉ đối với người đó; những người thân của họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về những hành động đó trước

pháp luật hình sự. Gia đình hoặc người giám hộ (với người chưa thành niên) chỉ có nghĩa vụ tài chính với người phạm tội.

Các biện pháp tư pháp áp dụng với đối tượng phạm tội là tổ chức còn chưa được xác định, việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự này, chỉ có thể áp dụng với từng người phạm tội, và liên đới chịu trách nhiệm về tài chính.

1.1.2. Vai trò và mục đích của của biện pháp tư pháp hình sự

Các biện pháp tư pháp hình sự xét về bản chất là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền (Viện kiểm sát và Tòa án) áp dụng đối với người phạm tội và những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự do bị bệnh tâm thần hoặc bị một bệnh lý khác đã mất đi khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình.

Với hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp hình sự đa dạng, có tính chất nghiêm khắc khác nhau, công dụng khác nhau thì việc xử lý hình sự càng chính xác các chi tiết, hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và nạn nhân càng được xem xét một cách kỹ càng trước khi quyết định hình phạt và do đó, hiệu quả của việc áp dụng biện pháp tư pháp sẽ phần nào được nâng cao.

Có thể nói, việc tồn tại hệ thống các biện pháp tư pháp song hành với hệ thống hình phạt (chính và bổ sung) làm cho hệ thống chế tài cân đối hơn, hoàn thiện và hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm phù hợp xu hướng phát triển của đất nước cũng như hội nhập quốc tế.

Thêm vào đó, các biện pháp tư pháp hình sự được áp dụng với người bị kết án sẽ củng cố, hỗ trợ và tăng cường hiệu quả việc áp dụng hình phạt; khiến cho việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án trở nên dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ tái phạm, tái phạm nguy hiểm và góp phần giúp hoạt động tư pháp trơn tru hiện quả hơn.

Mặt khác, với những trường hợp chưa đủ tính chất nghiêm trọng để có thể áp dụng hệ thống hình phạt, thì các biện pháp tư pháp hình sự chính là cứu cánh để giải quyết tình hình tội phạm, không bỏ sót người phạm tội, vẫn có chế tài áp dụng với họ, nhưng tương xứng về cả nội dung và tính chất nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra.

Như vậy, có thể thấy rằng các biện pháp tư pháp hình sự đã góp phần làm phong phú hệ thống chế tài hình sự, thúc đẩy chức năng bảo vệ, phòng ngừa và giáo dục của pháp luật hình sự, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh và phòng chống tội phạm một cách hiệu quả. Chính vì vậy, vai trò của các biện pháp tư pháp hình sự trong luật hình sự nói riêng và trong pháp luật nói chung là hết sức quan trọng và cần thiết.

Từ trước đến nay khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp; có rất nhiều quan điểm, tranh luận về mục đích của hình phạt mà chưa có nghiên cứu nào cụ thể về các Biện pháp tư pháp. Tuy nhiên, vì các biện pháp tư pháp cũng là một biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm thực hiện trách nhiệm hình sự của người phạm tội nên có những điểm tương đồng với hình phạt. Đi sâu vào phân tích mục đích của biện pháp tư pháp có thể thấy trên các khía cạnh:

Về mặt hình thức, biện pháp tư pháp chỉ ra mục đích mà thông qua việc áp dụng với người phạm tội Nhà nước mong muốn đạt được. Như vậy, có thể hiểu mục đích của biện pháp tư pháp là kết quả cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được bằng cách áp dụng các biện pháp tư pháp do nhà làm luật quy định trong pháp luật hình sự theo đúng trình tự, thủ tục được quy định 5 hạn chế tội phạm mới, thúc đẩy việc tái hòa nhập cộng đồng; thể hiện được tính nhân đạo trong pháp luật cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước.

Về mặt nội dung, cốt lõi của kết quả cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được bằng việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.

Có thể thấy, việc áp dụng biện pháp tư pháp độc lập hoặc kèm theo với việc quyết định hình phạt, nhằm: Ngăn ngừa tội phạm; giáo dục và cải tạo; ngăn ngừa, trừng trị, giáo dục và cải tạo.

Tuy nhiên, nếu xét đến bản chất sâu xa của việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự, có thể thấy, mục đích chính của việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự là: Góp phần phục hồi lại công lý; cải tạo và giáo dục những người phạm tội; góp phần cảnh cáo, giáo dục các thành viên khác trong xã hội có ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật - ngăn ngừa chung; hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Việc Nhà nước quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự (mà không phải là hình phạt) đối với những người nêu trên nhằm hỗ trợ để đạt được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

Với tư cách là các biện pháp cưỡng chế về hình sự, Biện pháp tư pháp hình sự là cách thức tác động đến người phạm tội. Trong một số trường hợp thì Biện pháp tư pháp hình sự là hậu quả của việc phạm tội; nên trong một số trường hợp thì ngoài việc phải chịu hình phạt, người phạm tội còn phải bị áp dụng các biện pháp tư pháp (kèm theo hình phạt hoặc áp dụng độc lập). Trong những trường hợp này, việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự có tác dụng cải tạo người phạm tội, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

Bên cạnh việc áp dụng hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp còn giúp cho việc xử lý tội phạm và người phạm tội được triệt để và toàn diện hơn. Trong Bộ luật Hình sự có quy định các biện pháp tư pháp chung và riêng góp phần giúp các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền có thể vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt và đúng đắn theo chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình sự và chính sách phòng ngừa tội phạm của Nhà nước ta. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự còn phản ánh việc áp dụng hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do luật hình sự quy

định không phải là phương tiện duy nhất trong công cuộc đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Để nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh, phòng và chống tội phạm; đòi hỏi Nhà nước và xã hội áp dụng một cách đồng bộ, có hệ thống, toàn diện các biện pháp khác nhau với mức độ cưỡng chế phù hợp và linh hoạt nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm.


1.2. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HÌNH SỰ VỚI HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

1.2.1. Phân biệt biện pháp tư pháp hình sự với hình phạt

* Sự giống nhau

- Điểm thứ nhất, cả hình phạt và biện pháp tư pháp hình sự đều là hai chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam và chỉ xuất hiện khi có cơ sở nhất định do pháp luật hình sự quy định là: Việc phạm tội của thể nhân (là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm). Chỉ khi nào có tội phạm và xác định được trách nhiệm hình sự thì mới có thể áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp hình sự tương ứng cụ thể nhằm thực hiện trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung và người bị kết án nói riêng.

- Điểm thứ hai, hình phạt và biện pháp tư pháp hình sự đều là các biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước, đồng thời là các dạng và là các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự, do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Những chế định này được quy định trong pháp luật hình sự và cách thức thực hiện được quy định trong tố tụng hình sự; các quy định pháp luật này được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, theo đúng thủ tục pháp lý và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra.

- Điểm thứ ba, việc áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp hình sự đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với người phạm tội ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân của người phạm tội, nhân thân người bị hại, và các tình tiết cụ thể của vụ án hình sự tương ứng.

- Điểm thứ tư, theo pháp luật hình sự Việt Nam, cả hình phạt và biện pháp tư pháp hình sự đều chỉ mang tính chất cá nhân và chỉ được áp dụng với thể nhân phạm tội. Người phạm tội hoặc người bị kết án phải thi hành Hình phạt hoặc áp dụng Biện pháp tư pháp hình sự tương xứng với hành vi phạm tội, còn những người thân đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về lỗi mà người đó đã gây ra mà chỉ có thể bị liên đới hoặc hỗ trợ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có lỗi gây ra.

* Sự khác nhau:

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa các biện pháp tư pháp hình sự và hình phạt


Tiêu chí

Các biện pháp tư pháp hình sự

Hình phạt

Khái niệm khoa học

Là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ hay thay tế cho hình phạt.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong Bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam.

Về mức độ nghiêm khắc

Các biện pháp tư pháp hình sự chỉ là một trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế về hình sự áp dụng với người phạm

tội, mang tính răn đe, trừng phạt nhưng

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 3

không nghiêm khắc bằng hình phạt. Việc áp dụng các biện pháp hình sự đôi khi chỉ mang tính chất phòng ngừa hoặc răn đe, hơn là trừng phạt người phạm tội

(ví dụ: Bắt buộc chữa bệnh)


Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng và đối tượng bị áp dụng

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự hình sự thì thẩm quyền thuộc về Tòa án xét xử vụ án đó, và các cơ quan tư pháp hình sự tương ứng giai đoạn tố tụng hình sự áp dụng để hỗ trợ hình phạt (áp dụng các Điều 41, Điều 42, Điều 43, Bộ luật Hình sự năm 1999 với tất cả những người phạm tội nói chung và Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 1999 với

người phạm tội chưa thành niên).

Chỉ có Tòa án xét xử vụ án hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt với người bị kết án trên cơ sở bản án kết tội.

Về hậu quả pháp lý

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự, người bị áp dụng nếu như chỉ áp dụng biện pháp tư pháp hình sự riêng rẽ (áp dụng độc lập không kèm theo hình phạt) thì người phạm tội không bị coi là có án tích; ngoài ra, người đó chỉ bị hạn chế, chứ không phải tước bỏ hoàn toàn quyền lợi, cũng như tự do của mình. Người phạm tội vẫn có quyền được sinh hoạt, sống và làm việc trong cộng đồng, cũng là một hình thức tái

hòa nhập với cộng đồng.

Việc áp dụng hình phạt với người phạm tội sẽ đưa đến án tích của người bị kết án và phải áp dụng hình phạt; ngoài việc bị hạn chế quyền, tự do thì người bị áp dụng hình phạt còn có thể bị tước bỏ quyền và tự do đó.



Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Giáo trình luật hình sự; Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và một số tài liệu tham khảo khác.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí