ngày 19/11/2005 của Quốc hội cũng như việc sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999 (năm 2009) đã thể hiện rất rõ xu hướng này.
Toàn bộ những phân tích và dẫn chứng trong việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự đều trên cơ sở thực tiễn, nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như cải cách tư pháp làm cho việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam" trong thời điểm hiện nay đạt được hiệu quả cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ pháp lý, trong thời gian qua các biện pháp tư pháp hình sự đã được quan tâm rất nhiều và đề cập đến trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự cũng như pháp luật thi hành án hình sự.
Nhưng trước đây, chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc về việc này, các nhà làm luật trước đó, chỉ đặt ra các quy định mang tính chất ước lệ. Những đề tài nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung:
- Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp đó, của TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí luật học, số 5/2000.
- Thi hành các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, của Hồ Sĩ Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 04/2004.
- Vai trò của gia đình trong việc thi hành các hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp, của TS. Trần Quang Tiệp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2004.
- Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam, Thông tin khoa học chuyên đề, Viện khoa học pháp lý, 2000.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự với người chưa thành niên phạm tội, của Đỗ Thị Phượng, Bùi Đức Lợi, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1
- Vai Trò Và Mục Đích Của Của Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự
- Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự Với Biện Pháp Cưỡng Chế Hành Chính
- Các Biện Pháp Tư Pháp Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội những khía cạnh tội phạm học, của TSKH.PGS Lê Cảm - ThS. Đỗ Thị Phượng, Tạp chí tòa án nhân dân, số 22/2004.
Đến Luật Thi hành án hình sự năm 2010, việc thi hành đã được quy định một cách cụ thể, rõ ràng nhưng chưa được áp dụng một cách triệt để và hiệu quả.
Vì thế, ở luận văn này, đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự đối với các biện pháp tư pháp hình sự; cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp này. Thông qua đó, việc nghiên cứu các vấn đề này sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc áp dụng các biện pháp tư pháp, giúp chúng ta hiểu rõ và thực thi chúng một cách có hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận, cùng với việc áp dụng biện pháp tư pháp trong thực tiễn, luận văn đi sâu phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau về biện pháp tư pháp hình sự: quy định pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự, xu hướng, cũng như nguyên nhân và điều kiện áp dụng, việc áp dụng trên thực tiễn. Từ sự phân tích này, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho việc áp dụng các biện pháp tư pháp phù hợp pháp luật, thực tiễn, cũng như xu hướng quốc tế và thực trạng tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự như: Khái niệm, đặc điểm, mục đích, bản chất và điều kiện áp dụng của các biện pháp tư pháp.
- Phân tích các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp trong pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật về thi hành án hình sự cũng như thực tiễn áp dụng chúng.
- Rút ra các điểm hạn chế của việc áp dụng, thi hành chúng trong thực tiễn cũng như các nguyên nhân của các hạn chế đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự. Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở các quy định pháp luật hình sự, quy định pháp luật về tố tụng hình sự, quy định pháp luật về thi hành án hình sự, cũng như các quan điểm về chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như xu hướng áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới và trên thế giới.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là lý luận về các biện pháp tư pháp hình sự trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án hình sự. Đồng thời, luận văn còn nghiên cứu trên cơ sở của việc áp dụng thực tiễn các quy định pháp luật hình sự và thi hành biện pháp tư pháp hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do tính phức tạp và rộng lớn của vấn đề nên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận, cũng như hoạt động áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trong thực tiễn. Các hoạt động khác đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này.
Về thực tiễn, luận văn giới hạn nghiên cứu các nội dung nêu trên trong pháp luật hình sự hiện hành để tìm ra những điểm cơ bản trong thực tiễn đó. Tuy nhiên do nguồn tài liệu còn hạn chế, nên nhiều dữ liệu còn chưa được cập
nhật một cách hoàn chỉnh. Những số liệu được thống kê trong luận văn này là từ các bản án từ trong 05 năm trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với pháp luật thực định, luận văn đã sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Đó là các phương pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê về việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự trong thực tiễn trên cả tư tưởng, quy định vật chất, cũng như quy định hình thức và việc áp dụng trên thực tiễn (thi hành án hình sự về biện pháp tư pháp).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Về mặt lý luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu nhằm kiến nghị việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trong thực tiễn góp phần hoàn thiện các biện pháp tư pháp này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm rõ thêm các quan điểm lý luận khoa học về định hướng áp dụng biện pháp tư pháp này. Ngoài ra kết quả nghiên cứu đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là ý kiến hữu ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như giáo dục, cải tạo người phạm tội nói chung và người chưa
thành phạm tội chưa thành niên nói riêng ở nước ta. Đồng thời, đây cũng là tài liệu có thể làm căn cứ sửa đổi pháp luật hiện hành và tiến đến hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự trong tương lai.
Tóm lại, đây là công trình nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn của biện pháp tư pháp hình sự. Luận văn phân tích một cách cụ thể và toàn diện các quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp hình sự. Phân tích, đánh giá chi tiết từng điều kiện, đặc điểm của các biện pháp tư pháp hình sự đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế, nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp kiến nghị, hoàn thiện các quy định với việc xử lý người phạm tội bằng biện pháp tư pháp, từ đó nâng cao và tăng cường hiệu quả áp dụng của pháp luật góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các biện pháp tư pháp theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Nhu cầu, quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quy định về các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của biện pháp tư pháp
Khi nghiên cứu lý luận về các biện pháp tư pháp hình sự, việc xem xét khái niệm của nó là hết sức quan trọng, song nếu chỉ nghiên cứu trên khía cạnh lý luận thì chưa đủ, mà cần phải xem xét trên cả khía cạnh pháp luật hình sự thực định cũng như thực tiễn áp dụng. Chúng ta cùng điểm qua một số khía cạnh để xem xét khái niệm cơ bản của các biện pháp tư pháp:
* Pháp luật hình sự thực định:
Pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1986 (pháp điển hóa lần 1) thì chưa xây dựng định nghĩa pháp lý của khái niệm các biện pháp tư pháp hình sự, cũng như chưa từng được ghi nhận về mặt lập pháp.
Pháp điển hóa lần thứ 2 (năm 1999), khái niệm pháp lý của "biện pháp tư pháp" cũng chưa được chính thức ghi nhận trong pháp luật thực định.
Như vậy, có thể nói mặc dù các biện pháp tư pháp hình sự là một chế định hết sức quan trọng, song hành cùng hình phạt để hoàn thiện hệ thống chế tài hình sự, nhưng lại chưa được ghi nhận một cách chính thống. Việc chưa đề cập đến nó trên cơ sở pháp luật thực định là một điểm thiếu sót cần được xem xét.
* Trong lý luận luật hình sự:
Từ trước đến nay trong khoa học luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khái niệm về các biện pháp tư pháp có rất nhiều tranh
cãi, ý kiến khác nhau; song vẫn chưa có một quan điểm thống nhất nào, cụ thể là:
- Khoa học luật hình sự Việt Nam có một số quan điểm coi các biện pháp tư pháp là: Biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt, chỉ có tính chất hành chính, dân sự nhưng được quyết định ngay trong vụ án hình sự. Ngoài ra các biện pháp được áp dụng chung đối với bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
"Biện pháp tư pháp hình sự là các biện pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt" [30, tr. 194].
Như vậy, tổng kết các quan điểm khác nhau về khái niệm các biện pháp tư pháp, đồng thời căn cứ vào quá trình lập pháp, xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra khái niệm khoa học về các biện pháp tư pháp hình sự: Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó, hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt.
Từ những quan điểm về khái niệm "Biện pháp tư pháp" và khái niệm khoa học nêu trên, có thể thấy biện pháp tư pháp với tính chất là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, có những đặc điểm cơ bản (dấu hiệu) sau:
Đặc điểm thứ nhất: Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt mà hậu quả pháp lý của việc áp dụng nó là người phạm tội không bị coi là có án tích nếu như biện pháp tư pháp được áp dụng độc lập đối với người đó mà không kèm hình phạt.
Thực chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước so với tất cả các biện pháp cưỡng chế khác; mà khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, thì hậu quả pháp lý là người phạm tội sẽ có án tích. Do đó, với tính chất là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, các biện pháp tư pháp hình sự được áp dụng đồng thời với hình phạt, thì người phạm tội sẽ có hậu quả pháp lý là có án tích; còn nếu như áp dụng độc lập mà không kèm hình phạt (ví dụ như khi người đó được miễn hình phạt, mà chỉ áp dụng biện pháp tư pháp) thì người đó không bị coi là có án tích.
Đặc điểm thứ hai: Với tính chất là một dạng của trách nhiệm hình sự và là một hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự trong văn bản của Cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền, biện pháp tư pháp cũng chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội.
Chỉ khi có tội phạm cùng đầy đủ các dấu hiệu của nó, thì mới có thể xác định được trách nhiệm hình sự và mới có thể có biện pháp tư pháp hình sự với tư cách là biện pháp ít nghiêm khắc hơn hình phạt.
Khi xảy ra sự kiện phạm tội, theo quy định pháp luật hình sự, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy theo giai đoạn tố tụng nhất định (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án) xác định trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, có lỗi (vô ý hoặc cố ý), đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó, cơ quan tiến hành tố tụng buộc người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình, đồng thời quyết định hình phạt; kèm theo hoặc áp dụng độc lập các biện pháp tư pháp.
Nếu không có hành vi phạm tội xảy ra, thì người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khác không phải là biện pháp tư pháp hình sự mà có thể là các biện pháp tư pháp hành chính, dân sự…
Đặc điểm thứ ba: Khác với hình phạt, căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, biện pháp tư pháp hỗ trợ hình phạt (từ điều 41-43