ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
LƯU THỊ THU HƯƠNG
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
LƯU THỊ THU HƯƠNG
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ người thầy mẫu mực và tận tâm – PGS.TS Trịnh Quốc Toản, các giảng viên của Khoa sau đại học, ĐHQG Hà Nội, cũng như sự động viên khích lệ từ gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình, các thầy cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lưu Thị Thu Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chú giải | |
BLHS | Bộ luật hình sự |
PLHS | Pháp luật hình sự |
TTHS | Tố tụng hình sự |
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2
- Vai Trò Và Mục Đích Của Của Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự
- Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự Với Biện Pháp Cưỡng Chế Hành Chính
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
Nội dung | Trang | |
1.1. 1.2. | Lời mở đầu Chương 1: Một số vấn đề chung về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam Quan niệm chung về biện pháp tư pháp 1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của biện pháp tư pháp hình sự 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của biện pháp tư pháp hình sự Phân biệt biện pháp tư pháp với hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hành chính | |
1.2.1. Phân biệt biện pháp tư pháp với hình phạt | ||
1.2.2. Phân biệt biện pháp tư pháp với các biện pháp cưỡng chế hành chính | ||
1.3. | Quy định các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự một số nước | |
Chương 2: Các biện pháp tư pháp theo Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng | ||
2.1 | Khái quát lịch sử pháp Luật hình sự Việt Nam quy định về các biện pháp tư pháp 2.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8/1945 cho đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 | |
2.2. | Các quy định về biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự |
năm 1999 2.2.1. Biện pháp tư pháp chung 2.2.2. Biện pháp tư pháp riêng Thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp; những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng và nguyên nhân của nó 2.3.1. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp | |
Chương 3: Nhu cầu, quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quy định về các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng | |
3.1. | Nhu cầu, quan điểm hoàn thiện quy định về các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng |
3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định về các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng | |
3.1.2.Quan điểm hoàn thiện quy định về các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng | |
3.2. | Các giải pháp hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam |
3.3. | Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam |
Kết luận | |
Tài liệu tham khảo |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu cấp thiết hơn việc ăn, ở, mặc… mà còn giải trí, giao lưu xã hội. Sự mở rộng một cách đa dạng các mối quan hệ hiện nay không chỉ mang đến những thành tựu về khoa học xã hội, kinh tế - chính trị, đồng thời lại mang đến những mặt tiêu cực, lối sống cực đoan, và kết quả tất yếu là tình hình tội phạm ngày càng phức tạp. Trước tình hình thực tế đó, Nhà nước đã áp dụng rất nhiều các chế tài trong pháp luật hình sự để kiểm soát và hạn chế tội phạm, trong đó không thể không kể đến các biện pháp tư pháp hình sự.
Tại Việt Nam, việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự vào thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải đáp để có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các chế tài hình sự còn chưa mang lại những hiệu quả thiết thực đối với phòng chống tội phạm. Việc xem xét hành vi phạm tội và quyết định hình phạt hay biện pháp tư pháp đối với người phạm tội, nhất là người chưa thành niên phạm tội cần được quan tâm đến một cách sát sao hơn.
Vì những lý do trên cũng như quan tâm đến xu hướng pháp luật hình sự thế giới mà Đảng và Nhà nước ta có những quyết sách kịp thời trong cải cách hệ thống tư pháp và hiệu quả của việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự là rất cần thiết. Sự ra đời của Nghị quyết số 08-NQ/TW về cải cách tư pháp ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49/2005/NQ-QH 11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006