Liên Hợp Quốc Áp Dụng Trừng Phạt Bằng Vũ Lực Qua Các Giai Đoạn

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT BẰNG VŨ LỰC CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN


2.1. Liên hợp quốc áp dụng trừng phạt bằng vũ lực qua các giai đoạn

2.1.1 Thời kỳ chiến tranh lạnh:

Vào thời kì chiến tranh lạnh, với đặc trưng nổi bật là sự cân bằng lực lượng, tiềm năng kinh tế & quân sự giữa 2 siêu cường Mỹ & Liên Xô; sự phân chia TG thành 2 khối Đông – Tây; sự tranh giành lôi kéo của 2 khối này đối với các nước mới giành độc lập; sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân & câu lạc bộ P5. Các diễn biến trên đòi hỏi phải có sự kiềm chế nhằm tránh xung đột trực tiếp giữa các cường quốc & nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt tất cả. Lúc này sự ổn định của hòa bình an ninh thế giới đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc thực thi các chức năng của mình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Hội đồng bảo an lại rất ít khi có được sự đồng thuận đối với các vấn đề quốc tếvà thường phải nhường vai trò này cho Đại hội đồng, Tổng thư kí Liên hợp quốcvàmột số cơ chế khác trong nhiều trường hợp xung đột. Chính vì thế, trong suốt 46 năm, chỉ có một lần HĐBA sử dụng được các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đó là đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1950.

a. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực đối với Triều Tiên.

Sau Thế chiến II, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng căng thẳng gay gắt. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi giành độc lập vào năm 1945, bán đảo Hàn Quốc đã bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc đối đầu nhau với biên giới là vĩ tuyến 38 độ Bắc. Sau khi Chính phủ được thành lập năm 1948, mâu thuẫn gay gắt giữa phe cánh tả và cánh hữu vẫn tiếp diễn khiến cho tình hình xã hội của Hàn Quốc vô cùng bất ổn. Trong khi đó, cùng với chiến lược cộng sản hóa của Joseph Stalin và lời hứa sẽ chi viện cho chiến tranh của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ngày 25/6 đã bắt đầu bằng cuộc tập kích bất ngờ của quân đội Bắc Triều Tiên, xuất phát từ tham vọng thống nhất thế lực cộng sản của Kim Nhật Thành (Kim Il-song).

b. Diễn biếncủa việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (tức quân đội của CHDCND Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Hàn Quốc. Với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, và lực lượng đông hơn, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đột kích, chiếm gọn thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày khai chiến. Đến ngày 10/9/1950, quân đội Triều Tiên đã gần như tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn Quốc cùng với 1 lực lượng nhỏ của Mỹ về khu vực Busan nằm ở cực nam bán đảo Triều Tiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trước tình hình Hàn Quốc nguy ngập, Mỹ đã can thiệp một cách quyết tâm. Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình.

Ngày 25/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 82 lên án CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức. (Liên Xô lúc đấy đã không thể phủ quyết nghị quyết này do Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an từ đầu năm 1950 để phản đối việc Đài Loan chứ không phải Trung Quốc được giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an). Nghị quyết 82 nếu rõ:

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 5

- Xác định rằng hành động tấn công vũ trang vào Hàn Quốc của quân đội Bắc Triều Tiên đã phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế, (nói theo kiểu là gây nguy hại cho hòa bình an ninh quốc tế)

- Kêu gọi chính quyền ở Bắc Triều Tiên rút ngay lập tức lực lượng vũ trang của mình đến vĩ tuyến 38,

- Ghi nhận rằng chính quyền ở Bắc Triều Tiên đã không chấm dứt chiến sự đồng thời không rút các lực lượng vũ trang của mình đến phạm vi vĩ tuyến 38 theo yêu cầu Liên hợp quốc nên điều cấp thiết hiện nay là phải áp dụng các biện pháp quân sự để khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

- Khuyến khích/yêu cầu các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cung hỗ trợ Hàn Quốc để đẩy lùi các cuộc tấn công vũ trang của triều tiên, khôi phục hòa bình và an ninh trong khu vực.

Tiếp đó, Hội đồng này vào ngày 27/6/1950 ra tiếp nghị quyết 83, cho phép hỗ trợ (bao gồm cả hỗ trợ quân sự) cho Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Sang đầu

tháng 7/1950, Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an được ban ra, khuyến nghị tập hợp các lực lượng và nguồn lực trợ giúp dưới 1 bộ chỉ huy thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo. Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo.

Các Nghị quyết Hội đồng bảo an áp dụng đối với Triều tiên được thông qua bởi 9 thành viên và không có thành viên nào phản đối. Quốc gia hỗ trợ bao gồm các nước Mỹ, các Vương quốc Anh, Cộng hòa Trung Quốc, Pháp, Cuba, Ecuador, Ai Cập, Na Uy và Ấn Độ, riêng đại biểu đến từ Nam Tư bỏ phiếu trắng. Như vậy, việc trừng phạt Triều tiên

Sự tham chiến của lực lượng Liên Hợp Quốc đã làm thay đổi cục diện chiến trường. Quân Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy đã phản công đẩy lui quân đội Triều Tiên về phía Bắc vĩ tuyến 38 và gây thiệt hại nặng cho lực lượng quân sự Triều Tiên. Trước thắng lợi này, phía Hàn Quốc lại mơ về khả năng thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên và đã cùng với quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh CHDCND Triều Tiên. Quân Liên Hợp Quốc sau đó đã chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội của ông Kim Nhật Thành về sát sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

Trước thực tế đó, Trung Quốc dù mới thành lập nước vào năm 1949, đã quyết định tung hàng trăm ngàn “chí nguyện quân” (lực lượng quân tình nguyện- PV) sang Triều Tiên để thực hiện “kháng Mỹ viện Triều” – đây là điều khá bất ngờ đối với Mỹ. Sử dụng một số chiến thuật hợp lý và có lợi thế quân đông, Trung Quốc đã giúp Triều Tiên đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc về vĩ tuyến 38. Thừa thắng, liên quân Trung-Triều đã vượt vĩ tuyến 38, tái chiếm Seoul.

Trước diễn biến mau lẹ trên, Mỹ buộc phải can dự trực tiếp để bảo vệ đồng minh, duy trì ảnh hưởng, lợi ích tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này. Dưới sự vận động của Mỹ, liên tiếp trong các ngày 25 và 27/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 82 và 83, lên án CHDCND Triều Tiên “xâm lược” Hàn Quốc, kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức, đồng thời cho phép thực hiện trợ giúp quân sự đối với Hàn Quốc chống lại quân đội Triều Tiên. Đến

ngày 7/7/1950, Hội đồng bảo an (HĐBA) tiếp tục thông qua Nghị quyết số 84, kêu gọi các nước thành viên LHQ gửi quân tham gia “Đội quân LHQ” do Mỹ đứng đầu chống Triều Tiên.

Liên Xô lúc này không thể thực hiện quyền phủ quyết do tạm thời vắng mặt tại HĐBA để phản đối việc cho phép “Cộng hòa Trung Hoa” (Đài Loan) chứ không phải CHDCND Trung Hoa (Trung Quốc) nắm giữ ghế thường trực trong HĐBA. Tháng 8/1950, Liên Xô trở lại HĐBA và phủ quyết mọi nghị quyết sau đó liên quan đến can thiệp của quốc tế vào chiến sự tại bán đảo Triều Tiên. Đến ngày 3/11/1950, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết có tên gọi “Thống nhất vì hòa bình”, nêu rõ quyền ra nghị quyết trước “các hành động vi phạm hòa bình” sẽ thực hiện tại Đại hội đồng, trong trường hợp có bên phủ quyết tại HĐBA. Dưới danh nghĩa này, Mỹ đã lôi kéo được hơn 20 nước tham gia, trong đó có 15 nước gửi quân sang trực tiếp, số còn lại cung cấp, trợ giúp vũ khí, trang bị.

Từ đây, diễn biến và tương quan lực lượng trên chiến trường có những thay đổi lớn. Từ thế bị động, Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành phản công, vượt vĩ tuyến 38, chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội Triều Tiên về sát sông Áp Lục, giáp ranh Trung Quốc. Đứng trước tình huống này, Trung Quốc buộc phải hành động, tung hàng trăm ngàn “quân chí nguyện” sang Triều Tiên nhằm thực hiện công cuộc “kháng Mỹ viện Triều”. Đại hội đồng LHQ lập tức tuyên bố Trung Quốc chính thức tham gia xâm lược tại Triều Tiên, yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức rút quân về nước. Chiến sự giữa hai bên sau đó chuyển sang thế giằng co. Ngày 27/7/1953, tại làng Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) - giới tuyến phân cách hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, các bên liên quan đã ký Hiệp định đình chiến.

Có thể nói, Chiến tranh Triều Tiên là 1 cuộc chiến diễn ra với tốc độ nhanh, với quyền kiểm soát lãnh thổ thay đổi liên tục giữa đôi bên (riêng Seoul đã đổi chủ tới 4 lần).

Đến đây, quân Liên Hợp Quốc thay đổi một số chiến thuật, tăng cường thêm vũ khí mạnh, và nỗ lực cao để đẩy quân đội Triều Tiên và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38. Chiến sự sau đó giằng co quanh khu vực giới tuyến quân sự, và Hiệp định đình chiến (chứ không phải hòa ước) đã được ký kết giữa các bên vào ngày 27/7/1953. Riêng Lý Thừa Vãn - Tổng thống Hàn Quốc khi ấy - đã khước từ ký vào Hiệp định này.

Chiến tranh Triều Tiên còn có 1 đặc điểm đáng lưu ý là đã suýt dẫn tới khả năng đụng độ lớn bằng vũ khí hạt nhân. Khi phía Mỹ bị thương vong lớn, bị đẩy lùi hoặc không đạt được mục tiêu tái chiếm trong trận chiến này, cả tướng lĩnh và Tổng thống Mỹ đã nhiều lần tính đến phương án sử dụng bom hạt nhân (cấp chiến thuật) để giáng trả quân đội Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Mỹ đã kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân do lo ngại xảy ra chiến tranh tổng lực với Trung Quốc và chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, cũng như lo sợ áp lực của quốc tế.

Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao.

c. Kết quả

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến

năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp.

Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên hợp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn tại như 2 chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

Sau 3 năm, chiến cuộc kết thúc khi 2 miền đạt được 1 thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Do không cóhiệp định hòa bình nên đụng độ lẻ tẻ vẫn diễn ra, hai bên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Hiện nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tụcđầu tư rất lớn cho quốc phòng và coi việc thống nhất

dân tộc Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của đất nước. Trong khi đó,quân đội Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) tiếp tục nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Lầu Năm Góc)và Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên cố gắng tiến hành thống nhất đất nước 1 lần nữa.

Việc Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên dùng quân đội tập kích Hàn Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của Luật quốc tế, đe dọa hòa bình an ninh thế giới. Vì vậy, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua các Nghị quyết 82,84...cho Mỹ sử dụng quân đội trừng phạt Triều Tiên, buộc Triều Tiên thi thành các Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, dù cuộc chiến đã kết thúc nhưng để lại

căng thẳng và bất đồng.

nỗi đau mất mát cho hai miền, hàng trăm nghìn dân thường và binh sĩ hai bên bị chết, do bom đạn và thảm sát.... Hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng


2.1.2. Giai đoạn kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay

2.1.2.1 I raq và Kuwait

a. Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt

Quan hệ Iraq - Kuwait đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhưng với tư cách là hai quốc gia độc lập mới thực sự chỉ bắt đầu sau khi Iraq tiến hành cuộc cách mạng chống đế quốc, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1958 và khi Kuwait tuyên bố độc lập năm 1961. Tuy nhiên, những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề lãnh thổ không rõ ràng do các thế lực phong kiến, đế quốc gây ra đã dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng kéo dài giữa hai nước. Điều đó giải thích nguyên nhân sâu xa việc Iraq đem quân xâm lược Kuwait - một quốc gia cùng trong cộng đồng các nước Arập - để rồi chấp nhận một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ và liên quân.

Mùa hè năm 1990, mâu thuẫn dâng cao giữa hai quốc gia láng giềng. Chính phủ Iraq không ngừng đưa ra các yêu sách. Baghdad đòi hoàn lại thặng dư dầu hoả mà Kuwait đã bơm trong vùng Roumeillah, một tầng dầu khổng lồ ở biên giới và được khai thác chung giữa hai nước. Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Sadam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt là Kuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq. Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này.

Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫn đang

tranh chấp giữa hai nước. Để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, một số nước Arập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải. Nhưng chính trong giai đoạn này, Iraq bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới. Đến ngày 30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng nặng, tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiện chiến tranh. Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưng cũng là hành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại. Và thực tế cuộc đàm phán giữa hai nước ngày 30/7/1900 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lập trường khác biệt giữa hai bên. Ngày 2/8/1990, sau một ngày cuộc thương lượng không thành, quân đội Iraq tiến hành đánh chiếm Kuwait. Sau cuộc tấn công chớp nhoáng, quân Iraq đã chiếm được thủ đô Kuwait và ngày 08/08/1990, Saddam Hussein thông báo sáp nhập đất nước nhỏ bé Kuwait thành “tỉnh thứ 19” của Iraq.

Việc Iraq đưa quân vào Kuwait là hành động vi phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập, vi phạm luật pháp quốc tế. Hành động đánh chiếm Kuwait của Iraq được thực hiện với các mục tiêu sau: Một là, “mở đường thông ra biển” do hai đảo Warbah và Bubiyan thuộc Kuwait nằm án ngữ hầu hết 29 km bờ biển của Iraq, chặn con đường giao thông từ cảng Umm Qasr của Iraq ra Vịnh Persian; Hai là, thành lập được một chính phủ ở Kuwait thân Iraq, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của nước này vô điều kiện; Ba là, phục hồi và phát triển kinh tế Iraq vì nếu sáp nhập Kuwait với lý do “thu lại phần lãnh thổ bị mất” thì nghiễm nhiên Iraq có thêm một nguồn dầu lửa khổng lồ, chiếm 20% trữ lượng dầu lửa thế giới. Mặt khác, Kuwait là một nước giàu có hơn hẳn Iraq với hàng trăm tỷ USD gửi ở các ngân hàng nước ngoài, lợi tức hàng năm khoảng 8,8 tỷ USD sẽ giúp Iraq bù vào sự thiếu hụt ngân sách do nền kinh tế bị suy sụp sau cuộc chiến với Iran trước đó. Cuối cùng, mục tiêu bao trùm nhất mà Iraq theo đuổi từ lâu là trở thành một cường quốc trong khu vực có khả năng chi phối Vùng Vịnh và các nước Arập, hay nói cách khác, Iraq là người lãnh đạo, là “thanh mã tấu” của thế giới Arập.

b. Diễn biến của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Việc Iraq tấn công Kuwait- sự khởi đầu của chiến tranh vùng Vịnh gây nên sự bất ngờ đối với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Phản ứng trước hành động này của Iraq, ngày 2/8/1990, chỉ vài giờ sau cuộc tấn công đầu tiên, các phái đoàn Kuwait và Hoa Kỳ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốcnhóm họp khẩn

cấp và đã thông qua Chương trình nghị sự mang tên “Tình hình giữa Iraq và Kuwait” tại cuộc họp lần thứ 2932. Sau khi xem xét đơn đệ trình của Kuwait và Hoa Kỳ cũng như nghe đại diện của Kuwait và Iraq giải thích, Hội đồng bảo an đã tiến hành bỏ phiếu và thông qua nghị quyết 660 về vấn đề Iraq với 14 phiếu thuận, không có phiếu chống và một thành viên là Yemen không tham gia bỏ phiếu, trong đó, Hội đồng bảo an đã:

+ Lên án hành động quân sự và yêu cầu Iraq phải rút quân đội về nước ngay lập tức và vô điều kiện;

+ Kêu gọi Iraq và Kuwait ngay lập tức tiến hành đàm phán thương lượng về việc gải quyết tranh chấp giữa các bên và hỗ trợ các lực lượng tiến hành giải quyết vấn đề này đặc biệt là các quốc gia trong khối Ả rập;

+ Quyết định có thể tổ chức các cuộc họp tiếp theo nếu cần thiết nhằm xem xét các bước tiếp theo và có sự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu hiện tại.

Tuy nhiên, bất chấp sự cảnh báo của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Iraq vẫn tiếp tục mở các cuộc tấn công Kuwait, điển hình là ngày 06/08/1990, quân Iraq tiếp tục củng cố và bổ sung lực lượng với ít nhất là 11 sư đoàn với quân số lên tới 200.000 người, được trên 2.000 xe tăng yểm trợ tiến đánh Kuwait.Trước tình hình đó, ngày 06/08/1990, Hội đồng bảo an đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp và thông qua Nghị quyết số 661, trong đó tái khẳng định Nghị quyết 660 (1990) và nêu rõ Iraq đã không tuân thủ Nghị quyết này. o vậy, trên cơ sở các quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1D945, Hội đồng Bảo an đã tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt với Iraq, trong đó yêu cầu các quốc gia cấm nhập khẩu hay xuất khẩu tới Iraq và Kuwait, cấm bán vũ khí hay thiết bị quân sự khác tới Iraq và Kuwait. Ngoài ra,Nghị quyết này cũng ngăn chặn sự dịch chuyển các khoản viện trợ tới cả hai quốc gia và yêu cầu đóng băng các tài khoản tại các ngân hàng có liên quan. Những miễn trừ chỉ được áp dụng trong trường hợp “cung cấp có mục đích cụ thể đối với những mục tiêu y tế, thực phẩm và nhân đạo” cũng như trong trường hợp “thanh toán riêng biệt cho những mục tiêu y tế và nhân đạo rõ ràng, hay trong các trường hợp khẩn cấp về nhân đạo và lương thực”. Bên cạnh các quy định trên, Nghị quyết 661 còn kêu gọi tất cả quốc gia thành viên cũng như các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc, hành động theo đúng các quy định trong Nghị quyết này. Nghị quyết 661 của Hội đồng bảo

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí