Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật

Thứ hai: Tăng cường kiểm tra, giám sát trướ c, trong và sau khi chovay.

Nội dung chính của công tác quản trị rủi ro là tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro, các dấu hiệu dẫn đến rủi ro để có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa chứ không phải để xảy ra rủi ro rồi tìm giải pháp xử lý. Vì thế, công tác kiểm tra, giám sát trướ c, trong và sau khi cho vay là rất quan trọng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu dẫn đến rủi ro.

Hiện tại, SCB có quy trình và hướng dẫn chi tiết cho công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay nhưng việc triển khai thực hiện tại SCB Đà Nẵng chưa đạt hiệu quả. Đa phần cán bộ tín dụng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này và thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện. Thông thường, chỉ khi nào nhận thấy dấu hiệu khoản vay có vấn đề như thông tin xấu về doanh nghiệp, tình hình trả nợ ngân hàng định kỳ bị trễ muộn

thì cán bộ tín dụng mới tiến hành trực tiếp xuống kiểm tra. Vì thế, việc giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại SCB Đà Nẵng chủ yếu dựa vào các bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh do doanh nghiệp soạn thảo và gửi đến SCB Đà Nẵng định kỳ. Các báo cáo này thường không qua cơ quan kiểm toán. Số liệu mà SCB Đà Nẵng nhận được sẽ có trường hợp chỉ mang

tính hình thức, đối phó, độ tin cậy thấp. Các báo cáo này không phản ánh được chính xác thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Điều này là một rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng phải đảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng . Công tác kiểm tra và giám sát trước , trong và sau khi cho vay phải được tiến hành thường xuyên .

Như vậy, định kỳ Bộ phận Kiểm soát nội bộ phải yêu cầu cán bộ tín dụng của

SCB Đà Nẵng cung cấp các báo cáo mới nhất về khách hàng và khoản vay, đồng thời kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng và các điều kiện liên quan. Qua đó,

Bộ phận Kiểm soát nội bộ có thể đánh giá, giám sát về việc tuân thủ quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, danh mục cho vay, tình trạng nợ xấu… của SCB Đà Nẵng để lập báo cáo trình cấp trên. Lãnh đạo cấp trên phải có trách nhiệm xem xét để kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết nếu có sai sót trong quá trình hoạt động của SCB Đà Nẵng như trích lập không đúng, cho vay vượt hạn mức, tài sản bảo đảm không hợp pháp…

Trước khi quyết định cho vay: Cần chú trọng thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh, tiến hành đối chiếu để lựa chọn, tổng hợp thông tin đáng tin cậy, phân tích thẩm định tư cách pháp lý của người vay vốn, người bảo lãnh khoản vay. Phân tích, đánh giá thực chất khách hàng, tài sản đảm bảo tiền vay để quyết định cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Thực hiện việc kiểm soát tất cả những hoạt động trong quá trình cho vay từ khâu tiếp nhận, xét hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ, thẩm định trực tiếp khách hàng, quyết định cấp tín dụng, giải ngân đến khâu thu nợ phải đảm bảo theo đúng quy trình. Mặc dù việc phân tích tín dụng diễn ra đầy đủ, quyết định cho vay là hợp lý nhưng rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Đó là do sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong hợp đồng, hay hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn biến xấu bởi một yếu tố nào đó. Trong trường hợp như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm. Do đó, để có thể hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro, cán bộ tín dụng cần phát hiện sớm những dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề nhằm có biện pháp phòng ngừa như ngừng giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, giảm tiền vay, trích lập dự phòng…

Giám sát và quản lý trong khi vay: Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ bảo đảm đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa. Cần chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

trọng việc giám sát và quản lý, giúp các ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, cán bộ tín dụng của SCB Đà Nẵng cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng...

Tăng cường kiểm soát việc theo dõi và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay: Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào Biên bản. Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng. Định kỳ hàng tháng, mỗi cán bộ tín dụng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản bảo đảm, thu nợ trong kỳ của từng khách hàng vay do mình phụ trách cho các cấp quản lý. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, các cấp thẩm quyền phải trao đổi với cán bộ tín dụng phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm.

Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng - 12

Bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay thì việc thẩm định lại rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng xác định được mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý trước. Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Cán bộ tín dụng của SCB Đà Nẵng cũng phải thường xuyên

theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai. Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ nhưng vẫn thanh toán đủ, cán bộ tín dụng của SCB Đà Nẵng cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn. Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng của SCB Đà Nẵng cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ. Việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục. Ngoài ra, SCB Đà Nẵng cũng nên có một bộ phận xử lý nợ riêng biệt để tăng thêm tính chuyên môn hoá cao và đạt được hiệu quả như ý muốn. Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ của SCB Đà Nẵng hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi. Nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ của SCB Đà Nẵng sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.

Thứ ba: Đổi mới mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay.

Hầu hết Bộ phận kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình, mặc dù Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc quản lý của Tổng Giám đốc nhưng họ làm việc và sinh hoạt tại SCB Đà Nẵng nên không thể phát huy hết tác dụng, khó làm việc hết năng lực nghiệp vụ của mình vì phải nể nang Chi nhánh. Chưa nói đến một số cán bộ kiểm tra chưa đủ năng lực để kiểm tra các phòng nghiệp vụ. Có trường hợp mới vào làm việc tại SCB được đưa về phòng kiểm tra, thì thử hỏi làm sao họ có thể kiểm

tra tốt chuyên môn nghiệp vụ được. Bởi vì kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một bộ phận có chức năng kiểm tra nghiệp vụ độc lập nhằm đưa ra mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng để Ban lãnh đạo có hướng quản trị rủi ro tốt hơn, nhất là ở lĩnh vực hoạt động tín dụng là lĩnh vực mà rủi ro thường xuyên xảy ra hơn bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào tại SCB.

Hiện nay, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại SCB còn chưa tập trung, đang rãi đều ở các Chi nhánh và chất lượng kiểm tra chưa cao. Mặc dù các phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh thuộc quản lý của Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ SCB và chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc nhưng họ làm việc tại Chi nhánh và sinh hoạt công đoàn hay sinh hoạt Đảng tại Chi nhánh thì làm sao họ có thể phê phán những sai sót của chi nhánh một cách thẳng thắng được. Việc phát hiện sai sót để ngăn chặn và khắc phục kịp thời những sai sót góp phần hạn chế những rủi ro về tài sản nhưng bộ phận kiểm tra, kiểm soát không thể phát hiện được hay cố tình không phát hiện những sai sót, vậy thì việc thành lập phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ không còn có ý nghĩa. Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát là phải chú trọng đến chất lượng kiểm tra, nâng cao trách nhiệm cũng như quyền hạn của cán bộ kiểm tra. Do đó cơ cấu kiểm tra, kiểm soát nên thay đổi theo hướng: Thực hiện chuyển đổi mô hình bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ theo hướng chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị. Nên tập trung vào một phòng hay ban theo từng khu vực, không nên phân tán vài cán bộ đặt tại Chi nhánh, mỗi kiểm tra viên nên kiểm tra chuyên sâu vào lĩnh vực đã được tập

huấn kỹ hay có kinh nghiệm đã làm qua thực tế nghiệp vụ chuyên môn.

Xem trọng, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Bằng cách chọn lọc hay khảo sát lại những cán bộ có đủ năng lực, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thật sự, có bản lĩnh đấu tranh vì lợi ích chung của toàn hệ thống. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ kiểm tra không đủ năng lực, không có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp rất thực tế nhưng rất quan trọng. Đồng thời quy trách nhiệm cụ thể như nếu có xảy ra rủi ro mà cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ không phát hiện được hay cố tình bỏ qua sai sót. Ngoài ra, cũng cần có hình thức kỷ luật hay cho thôi việc nếu cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ thông đồng với cán bộ làm nghiệp vụ lờ đi những sai sót có tiềm ẩn rủi ro cho SCB Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng nên trang bị ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc thu thập và xử lý thông tin cho mỗi cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất: Nhà nước cần xây dựng lại cơ chế, thực thi chính sách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các Tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) nhanh chóng.

Do việc phát sinh nợ xấu không chỉ do chủ quan của các ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM), một phần do xuất phát từ thực trạng nền kinh tế, từ cơ chế chính sách...Do vậy, nhà nước cần có chính sách xử lý nợ xấu của các NHTM trong một chiến lược chung của nhà nước để có sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan thực hiện để nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM trong nước. Bởi vì hiện nay, các NHTM phải tuân theo cơ chế phát mãi tài sản theo Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC giữa liên bộ Ngân hàng nhà nước (viết tắt là NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tổng Cục địa chính ngày 23.4.2001.

Thực tế, các TCTD gặp nhiều trở ngại trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Cụ thể như muốn xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất phải theo khoản 3, mục III phần B của Thông tư 03 là TCTD gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, là phải UBND cấp huyện cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp của hộ gia đình,

cá nhân và UBND cấp tỉnh cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất của các tổ chức. Với quy trình nhiều thủ tục và mất quá nhiều thời gian như 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản, 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá, 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá và 60 ngày chờ cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản. Mỗi lần đấu giá không thành thì thủ tục định giá sàn và đăng ký bán đấu giá lại quay trở lại ban đầu. Chưa nói đến vấn đề thật nan giải trong công tác thụ lý hồ sơ khởi kiện, lấy lời khai, xét xử các tranh chấp hợp đồng tín dụng… mà nếu có trục trặc ở bất kỳ yếu tố nào thì vụ án lại kéo dài đến nhiều tháng tiếp theo, mỗi khi khởi kiện mới thu hồi vốn được. Để có được bản án của Tòa án, SCB Đà Nẵng đã vô cùng vất vả nhưng công tác Thi hành án lại càng khó khăn.

Trong thực tế, đã có nhiều Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có Đơn yêu cầu thi hành án của SCB Đà Nẵng nhưng cơ quan Thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do khác nhau và SCB Đà Nẵng lại phải chờ đợi, thời gian lại kéo dài thêm. Thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng không dễ dàng chút nào nên dẫn đến nhiều ngân hàng cũng thật sự khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả và ảnh hưởng chung đồng vốn luân chuyển trong xã hội. Do vậy, nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ và thông thoáng hơn để hổ trợ cho hệ thống ngân hàng.

Cụ thể như Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng Công chứng, cơ quan Thi hành án bàn giao nhanh hơn cho NHTM những tài sản bảo đảm nợ vay đã được Tòa án tuyên giao để NHTM xử lý thu hồi nợ. Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các Phòng Công chứng và UBND các cấp thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán những tài sản mà SCB Đà Nẵng được giao từ các vụ án. Thực tế thời gian qua khi SCB Đà Nẵng bán cho

khách hàng những tài sản được giao từ các vụ án đã nhiều hợp đồng mua bán những tài sản phát mãi không được một số cơ quan công chứng chứng nhận. Vì các Phòng công chứng cho rằng tài sản chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp. Do vậy, SCB Đà Nẵng không thể làm được các thủ tục công chứng hợp đồng mua bán từ những tài sản đảm bảo nói trên để thu hồi vốn.

Giao cho các NHTM tự chịu trách nhiệm trong việc bán đấu giá tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng theo đúng quy trình bán đấu giá và thời gian được rút ngắn trong vòng một tháng. Các cơ quan công chứng, trước bạ, địa chính có trách nhiệm sang tên chủ quyền cho người mua tài sản phát mãi thông qua thủ tục bán đấu giá tại các NHTM.

Thứ hai: Nhà nước cần chỉ đạo các ngành địa chính, xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Các ngành địa chính, xây dựng cần xác định rõ việc xử lý nợ tồn đọng không phải là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung để làm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên cơ sở đó hai cơ quan này phải coi những tài sản đảm bảo nợ vay chưa đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp là hậu quả của lịch sử. Do vậy, phải ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền trên đất cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay khi các NHTM, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản b án tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023