Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Tố Tụng Hình Sự, Đặc Biệt Là Pháp Luật Về Điều Tra Trong Tố Tụng Hình Sự

động liên tỉnh, xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế… Tội phạm về ma túy tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội và làm gia tăng tình trạng phạm pháp hình sự, đặc biệt là tội phạm về ma túy hoạt động xuyên quốc gia.

Tội phạm về kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có tính tổ chức cao, gây hậu quả nghiêm trọng như tham ô, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà nước, của doanh nghiệp, tổ chức và công dân; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng... Bọn tội phạm này sẽ tập trung ở các ngành kinh tế trọng điểm, ở những nơi có nhiều tiền, hàng, vật tư chiến lược quan trọng của Nhà nước như xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, kho bạc; khu vực đầu tư liên doanh, liên kết, thương mại, xuất nhập khẩu...

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trốn thuế sẽ diễn ra với quy mô hoạt động rộng lớn, phức tạp hơn. Một số loại tội phạm mới xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội như tội phạm rửa tiền, tội phạm máy tính, tội phạm liên quan đến cổ phần hóa, lĩnh vực cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chứng khoán, liên quan đến phá sản doanh nghiệp; các tội phạm liên quan đến bảo hộ về phát minh, sáng chế...

Tình hình mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tranh chấp nhà cửa, đất đai, tài sản; những vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế đan xen không được giải quyết kịp thời, triệt để sẽ phát sinh mâu thuẫn, trở thành nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

Trong quá trình đổi mới đất nước, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa qua và trong những năm tới đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, không có chiều hướng giảm; tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt về thủ đoạn, phương thức và ngày càng nghiêm trọng về tính chất, mức độ nguy hiểm. Tình hình này đòi hỏi hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta, trong đó cơ

quan điều tra phải được củng cố, kiện toàn, đổi mới toàn cả về quy mô và chất lượng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình tổ chức cơ quan điều tra cần được đặt trong tổng thể của tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước và cơ quan tư pháp; phải kế thừa được những ưu điểm của mô hình tổ chức cơ quan điều tra trong quá trình hình thành, phát triển từ năm 1945.

Trong hoạt động điều tra, các cán bộ điều tra giữ vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình điều tra vụ án. Người cán bộ điều tra có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch điều tra làm sáng tỏ vụ án, đề xuất các biện pháp xử lý đúng người, đúng tội, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tùy từng mặt hoạt động điều tra và căn cứ vào yêu cầu thực hiện đối với mỗi đối tượng, cơ quan điều tra có thể bố trí một hay một nhóm cán bộ điều tra cùng tham gia thực hiện kế hoạch điều tra. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, cán bộ điều tra là chủ thể, là người đại diện cho cơ quan luật pháp, với trọng trách làm sáng tỏ sự thật của vụ án, có quyền sử dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ điều tra để đưa ra kết luận chính xác về vụ án, về bản thân các đối tượng điều tra.

Trong quá trình điều tra vụ án, người giữ vai trò chủ yếu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra chính là các Điều tra viên. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình; được quyền áp dụng mọi biện pháp, cách thức và mưu trí trong hoạt động điều tra, đề xuất với lãnh đạo cho áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác hỗ trợ cho hoạt động điều tra đạt kết quả tốt.

Các cơ quan điều tra cùng với các Điều tra viên được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định là chủ thể tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra vụ án. Vì vậy, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ Điều tra viên, tổ chức phân công công

việc hợp lý cho từng người có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác điều tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thực tế công tác điều tra các vụ án hình sự cho thấy số lượng các vụ án xảy ra trên toàn quốc là rất lớn, tính chất cũng rất phức tạp, nhiều cơ quan điều tra phải huy động toàn bộ lực lượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ điều tra tuy đông, nhưng số có năng lực, nghiệp vụ không nhiều. Các loại án mà cơ quan điều tra thụ lý đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi các Điều tra viên phải am hiểu nhất định các lĩnh vực chuyên môn. Đây cũng là khó khăn không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình và kết quả hoạt động điều tra.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đấu tranh, các cán bộ điều tra cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, tự rèn luyện các phẩm chất nhân cách để ngày càng hoàn thiện mình.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 10

Từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy: đổi mới cơ quan điều tra bên cạnh yêu cầu thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra cần hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo nguyên tắc phải tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao để cơ quan điều tra trở thành công cụ đủ mạnh của Nhà nước nhằm ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội..., không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời, việc đổi mới tổ chức cơ quan điều tra phải đáp ứng được yêu cầu kịp thời, nhanh nhạy trong việc điều tra, khám phá tội phạm.

Quán triệt các Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức các cơ quan điều tra nói riêng, đồng thời trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa những ưu

điểm và khắc phục những hạn chế của mô hình tổ chức cơ quan điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định cụ thể về các biện pháp điều tra và tổ chức cơ quan điều tra để đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên qua thực tiễn còn có những bất cập, hạn chế từ góc độ quy định của pháp luật cũng như thực tiễn cần được nghiên cứu, hoàn thiện và có những giải pháp cụ thể để đảm bảo cho hoạt động điều tra có hiệu quả hơn.


3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP


3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự, đặc biệt là pháp luật về điều tra trong tố tụng hình sự

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đang dần dần hoàn thiện để bắt kịp với tiến độ phát triển của xã hội cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các nước. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn. Trong đó, đổi mới pháp luật là yêu cầu cấp thiết nhất. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng có nghĩa là tạo sự yên tâm cho các đối tác nước ngoài trong việc đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, việc hoàn thiện văn bản pháp luật kể cả về số lượng và chất lượng vẫn được chú trọng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn.

Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật [21, tr. 13]. Pháp luật về tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành giải quyết một vụ án hình sự. Để đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như bảo đảm được các quyền cơ bản của công dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể thì quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng cần được tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.

Hiện nay văn bản pháp lý cao nhất về hoạt động tố tụng hình sự là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. So với những văn bản về cùng nội dung đã được ban hành trước đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã khắc phục được nhiều nhược điểm của các văn bản trước, cũng như bổ sung được những điểm còn thiếu sót, để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có dành riêng Phần thứ hai quy định về khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình giải quyết vụ án hình sự và cũng là một giai đoạn rất quan trọng. Việc quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục trong giai đoạn này giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên sau một thời gian được thực hiện, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đã dần dần bộc lộ những điểm còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra trong thực tế, cần phải được chỉnh sửa kịp thời trong thời gian tới.

- Về thời hạn của việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm: Khoản 2 Điều 103 quy định kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày, đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai ra đời đã tạo nên được niềm tin đối với quần chúng nhân dân, góp phần làm hạn chế tình trạng oan sai cho người vô tội. Tuy nhiên, Nghị quyết này cũng kéo theo tâm lý thận trọng của những người làm công tác bảo vệ pháp luật. Có những vụ án phức tạp, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, trong thời hạn 2 tháng cũng khó có thể điều tra được đầy đủ. Như vậy, nếu cơ quan điều tra vội vàng ra kết luận, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đều sẽ dễ dẫn đến sai lầm, hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc làm oan người vô tội. Chính vì vậy cần quy định thời hạn cho từng giai đoạn giải quyết vụ án hợp lý hơn, vừa đảm bảo

được yêu cầu giải quyết vụ án nhanh chóng, đồng thời, đảm bảo thời gian cho những vụ án có tính chất phức tạp.

- Cùng với việc thực hiện biện pháp điều tra, việc ghi biên bản hoạt động điều tra là hoạt động rất quan trọng phục vụ cho việc giải quyết đầy đủ, khách quan vụ án. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và để đáp ứng yêu cầu kịp thời, nhanh chóng, khách quan của các hoạt động tố tụng, các hoạt động đó cần được ghi nhận lại một cách đầy đủ. Vì vậy, theo chúng tôi nên bổ sung biện pháp ghi âm, ghi hình khi lập biên bản hoạt động tố tụng tại Điều 95, Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự. Điều này cũng thống nhất với Điều 200 Bộ luật Tố tụng hình sự về việc ghi biên bản phiên tòa.

- Cần bổ sung vào Điều 139 Bộ luật Tố tụng hình sự về đối tượng là băng ghi âm, ghi hình để nhận dạng, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay. Trong rất nhiều trường hợp, người phạm tội có thể được hệ thống camera kiểm soát tại các nơi công cộng, khách sạn, nhà hàng, cơ quan… quay được; hoặc có thể ngẫu nhiên vào ống kính camera của cá nhân. Việc cho người làm chứng, người bị hại nhận dạng người phạm tội thông qua băng hình đó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc khám phá, xử lý tội phạm.

- Thực tiễn cho thấy rằng trong những năm gần đây, khi khám xét nơi ở, nơi làm việc, cơ quan điều tra thường thu giữ các máy tính, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, ổ USB… của người phạm tội. Thông thường các vật này được niêm phong; nhưng việc mở và khai thác các thông tin được lưu giữ ở trong máy như thế nào thì chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan và quyền lợi của bị can, bị cáo thì Bộ luật Tố tụng hình sự cần có quy định khi cơ quan điều tra mở niêm phong và kiểm tra các thông tin được lưu giữ phải có mặt Kiểm sát viên, chủ sở hữu hoặc người quản lý máy tính, các ổ đĩa máy tính đó.

- Cần quy định về việc cho phép người tham gia tố tụng tự mình yêu cầu giám định (tự chi phí). Trách nhiệm cơ quan giám định và trình độ, thủ tục tiếp nhận kết quả giám định do người tham gia tố tụng xuất trình. Chúng tôi cho rằng, kết quả giám định do người tham gia tố tụng xuất trình phải được xem như các chứng cứ khác mà Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép đưa ra trong quá trình tố tụng. Cần tránh những quan niệm sai lầm cho rằng Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định cơ quan điều tra mới có thẩm quyền trưng cầu giám định, cho nên chỉ có những kết luận giám định do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu mới có giá trị chứng minh.

- Một vấn đề nữa đang gây tranh luận trong quá trình xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự là có được chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ trong tố tụng hình sự hay không. Chúng tôi cho rằng không thể trực tiếp chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ được bởi vì tài liệu trinh sát tự nó vốn đã được thu thập không theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định (quay phim bí mật, bí mật thu giữ giấy tờ, tài liệu…). Vì vậy, tự nó đã không có tính hợp pháp, nên không thể là chứng cứ tố tụng được.

Tuy nhiên, chúng ta có thể chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ một cách gián tiếp bằng cách sử dụng tài liệu đó như là một phương pháp tác động tâm lý trong việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người tham gia tố tụng, thực nghiệm điều tra, xây dựng và khám nghiệm hiện trường v.v… Để làm được điều này, Bộ luật Tố tụng hình sự cần có những quy định thích hợp.

3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều tra

Thứ nhất: Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất Điều tra viên

Cán bộ làm công tác điều tra đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án. Họ chính là trung tâm của hoạt động điều tra. Mọi quyết định của họ đưa ra trong quá trình thực hiện và khi kết thúc hoạt động điều tra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của Nhà nước, của tổ chức, quyền và

lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Việc điều tra đúng đắn sẽ bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân. Điều tra chệch hướng, không những không có giá trị khám phá nhanh chóng từng vụ án xảy ra, mà còn không thể làm rò nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đề xuất những biện pháp khắc phục, ngăn ngừa không để vụ án tương tự xảy ra trong tương lai. Kết quả điều tra không những phụ thuộc vào chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác điều tra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cán bộ điều tra còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định sẽ rất dễ bị lôi kéo, tác động, gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra.

Cần phải xây dựng cho cán bộ điều tra tư cách đạo đức trong sáng, mẫu mực. Hoạt động điều tra là một trong những hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Trong quá trình điều tra, họ không chỉ có nhiệm vụ duy nhất là khám phá nhanh vụ án mà còn cần phải cảm hóa được các đối tượng. Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, cán bộ làm công tác điều tra cần phải biết đặt lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Đối với quần chúng nhân dân, cán bộ làm công tác điều tra phải biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; đối với các đối tượng phạm tội, cần phải tỉnh táo, nắm rò được bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng. Đồng thời cần giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị người xấu lợi dụng, lôi kéo. Trong công việc, cán bộ làm công tác điều tra cần phải có ý thức cao về nhiệm vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên trang bị kiến thức, năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự là hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm ở rất nhiều lĩnh vực, hoàn cảnh, với nhiều đối tượng khác nhau, do đó, cán bộ làm công tác điều tra cần có kiến thức toàn diện cả về nghiệp vụ điều tra và các hiểu biết xã hội khác. Trước hết, cán bộ điều tra cần phải có tư duy lý luận, năng lực nghiên cứu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022