Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 8

Một trong những đặc điểm của hiện trường là dễ bị biến đổi bởi sự tác động của tự nhiên, con người… Vì vậy biện pháp khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Việc tiến hành biện pháp khám nghiệm hiện trường trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự nhằm kịp thời thu thập những tài liệu, chứng cứ có liên quan làm cơ sở cho việc kết luận có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Mặt khác, khi sự việc xảy ra không tiến hành khám nghiệm hiện trường ngay thì dấu vết, tài liệu, chứng cứ bị tiêu hủy hoặc biến dạng không thu thập được hoặc không còn giá trị chứng minh. Vì vậy, Luật tố tụng hình sự quy định biện pháp khám nghiệm hiện trường được tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự là hoàn toàn cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát công tác khám nghiệm hiện trường. Việc quy định Kiểm sát viên phải có mặt tại hiện trường giúp hoạt động khám nghiệm hiện trường được khách quan, chính xác hơn. Hơn nữa, cần phải hiểu thì hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường là kiểm sát điều tra, hoàn toàn "không phải là tham gia khám nghiệm hiện trường cùng với Điều tra viên, càng không phải là chứng kiến hoạt động khám nghiệm hiện trường của Điều tra viên" [39].

Quy định là như vậy, nhưng thực tế cho thấy không phải mọi hoạt động khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra đều có sự tham gia của Kiểm sát viên để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Một số kiểm sát viên chưa nhận thức được đầy đủ về quyền hạn, trách nhiệm của mình khi thực hiện nhiệm vụ do đó không phát hiện được vi phạm, thiếu sót của Điều tra viên và các thành viên khác tham gia khám nghiệm, hoặc có phát hiện được vi phạm nhưng do nể nang nên không đấu tranh yêu cầu khắc phục vi phạm.

Xuất phát từ yêu cầu pháp luật, yêu cầu nghiệp vụ, nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường được quy định: ghi nhận vị trí, trạng thái và quang cảnh của hiện trường bằng cách mô tả, vẽ sơ đồ, chụp ảnh; điều tra thu thập, phân tích, chọn lọc những tin tức, tài liệu có liên quan đến hiện trường cũng như sự việc xảy ra; sử dụng những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, các phương pháp khoa học nhằm phát hiện, thu lượm và bảo quản dấu vết, vật chứng; nghiên cứu, đánh giá tất cả các dấu vết vật chứng và những tin tức, tài liệu thu thập được tại hiện trường nhằm xác lập chứng cứ pháp lý và phương hướng cho công tác điều tra tiếp theo; thiết lập và hoàn chỉnh các văn bản thuộc hồ sơ khám nghiệm hiện trường đúng thủ tục pháp luật, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong phòng ngừa tội phạm, những phương thức, thủ đoạn gây án mới của bọn tội phạm. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn một cách tích cực và đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm.

Trên thực tế, công tác khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra phức tạp, đan xen nhiều yếu tố về tố tụng, về nghiệp vụ điều tra, kỹ thuật hình sự, tổ chức lực lượng, thậm chí có thể liên quan đến hoạt động điều tra khác được tiến hành đồng thời như việc lấy lời khai. Chính vì vậy, những người trực tiếp thi hành công tác này cần chú ý rèn luyện tư duy tốt về nghiệp vụ điều tra, đầu tư tốt trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường đảm bảo được tính khoa học và hiệu quả cao.

2.6.2. Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là biện pháp điều tra của Điều tra viên có bác sĩ pháp y, kiểm sát viên và có thể là giám định viên pháp y tham gia đối với tử thi nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết hoặc nguyên nhân cái chết.

Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành và có thể khám nghiệm tử thi mới được phát hiện hoặc tử thi được khai quật, tử thi có thể được mổ để khám xét.

Điều 151 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.

Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sĩ pháp y tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến. Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi [10].

Trong quá trình khám nghiệm tử thi có thể xem xét, mô tả các dấu vết ở phần ngoài cơ thể của tử thi hoặc xem xét mô tả các tổn thương bên trong cơ thể của tử thi được thực hiện sau khi mổ tử thi.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 8

Thông qua hoạt động khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi: nạn nhân là ai, tại sao nạn nhân chết, nạn nhân chết khi nào, điều kiện và hoàn cảnh chết của tử thi. Trên cơ sở đó có căn cứ để đưa ra các giả thuyết hình sự về tính chất của vụ việc, công cụ, phương tiện gây án, phương thức, thủ đoạn gây án, số lượng thủ phạm... Từ đó có cơ sở để lập kế hoạch điều tra tiếp theo có hiệu quả.

"Khám nghiệm tử thi về bản chất là làm cho người chết "nói lên" sự thật vì sao mà chết, chết trong điều kiện hoàn cảnh nào, chết bao giờ. Từ đó góp phần làm sáng tỏ bản chất của vụ việc mang tính hình sự" [38. tr. 426].

Việc khám nghiệm tử thi có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục, tập quán và tình cảm của những người gần gũi, có mối quan hệ với tử thi, chính vì vậy, khi thực hiện biện pháp này cần chú ý tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tìm

ra sự thật của vụ án. Điều tra viên là người tổ chức thực hiện biện pháp khám nghiệm tử thi, xác định vấn đề cần làm sáng tỏ trong công tác khám nghiệm tử thi, yêu cầu bác sĩ pháp y tiến hành công việc phục vụ mục đích điều tra của mình. Sau khi thực hiện biện pháp nghiệp vụ của mình, bác sĩ pháp y đưa ra những nhận định của mình về tử thi. Đây là cơ sở cho Điều tra viên đưa ra kết luận của mình kết hợp với những nhận định trước đó về vụ án để xác định hướng điều tra tiếp theo. Trong nhiều trường hợp, khám nghiệm tử thi không đưa ra được kết luận cuối cùng thì phải tiến hành thêm biện pháp giám định (sẽ được đề cập đến trong phần sau) để có được câu trả lời cho vụ án.

2.6.3. Xem xét dấu vết trên thân thể

Xem xét dấu vết trên thân thể là biện pháp điều tra nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan Điều tra trưng cầu giám định pháp y.

Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.

Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể.

Cùng với việc hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại... xem xét dấu vết trên thân thể là một biện pháp kiểm tra, xác minh sự thật khách quan của vụ án. Thông qua lời khai, Điều tra viên tiến

hành kiểm tra trên thân thể những người có liên quan những dấu vết liên quan đến tội phạm.

Hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể là một hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của đối tượng xem xét. Chính vì vậy, mọi hoạt động đều phải tuân thủ quy định của pháp luật. Tuyệt đối không được lợi dụng việc xem xét dấu vết trên thân thể để thực hiện những hành vi xúc phạm đến đối tượng. Không phải bất kỳ một vụ án hình sự nào cũng đều cần phải thực hiện biện pháp xem xét dấu vết trên thân thể, mà chỉ có những vụ án mà Điều tra viên thấy cần thiết phải tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể để khẳng định được những chứng cứ, tài liệu khác đã được thu thập.


2.7. THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA


Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra do cơ quan điều tra tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự mà bản chất của nó là sử dụng những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cần thiết nhằm tiến hành các hoạt động thực nghiệm dưới dạng: dựng lại, diễn lại, thử nghiệm những hành vi, tình huống, tình tiết của một sự việc nhất định có ý nghĩa đối với vụ án nhằm xác định khả năng diễn ra của chúng và kiểm tra, củng cố những chứng cứ đã có, thu thập chứng cứ mới, kiểm tra đánh giá những giả thuyết điều tra, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự và phòng ngừa tội phạm

Có thể thấy, thực nghiệm điều tra có thể đem lại kết quả mà biện pháp khác không có được. Mặt khác, chính kết quả thực nghiệm điều tra còn là phương tiện để kiểm tra kết quả điều tra. Không ít vụ án đã dùng thực nghiệm điều tra để kiểm tra toàn bộ những tài liệu, chứng cứ của vụ án bằng cách diễn lại toàn bộ hành vi phạm tội của bị can. Những ghi nhận về việc diễn lại ít khi phải xem xét đánh giá lại ở mức độ tổng thể.

Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

1. Để kiểm tra, xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan Điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.

2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.

Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.

3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định của Điều này [10].

Hoạt động thực nghiệm điều tra trước hết nó được tiến hành bởi các cơ quan điều tra. Phải thấy rò rằng những quy định của pháp luật về hoạt động thực nghiệm điều tra tuy đã đặt ra những nguyên tắc, những mục đích phạm vi, song vẫn chưa bao quát hết nội dung cụ thể của thực nghiệm điều tra. Vì vậy, một cuộc thực nghiệm điều tra muốn tiến hành được phải thông qua chủ thể tiến hành là cơ quan điều tra, và phần lớn nó phụ thuộc vào phương pháp điều tra trong từng vụ án cụ thể. Tác dụng chính của thực nghiệm điều tra là giải quyết những mâu thuẫn phát sinh từ những tình tiết, tình huống nào đó có ý nghĩa cho hoạt động điều tra.

Thực nghiệm điều tra có tác dụng rất lớn, từ việc kiểm tra củng cố những chứng cứ cũ của giả thuyết điều tra cũ đến việc phát hiện, thu lượm những tài liệu, chứng cứ mới cho hình thành giả thuyết điều tra mới đã góp

phần làm rò sự thật khách quan của vụ án đang được điều tra. Mặt khác, thực nghiệm điều tra cũng là phương tiện hữu hiệu kiểm tra tại chỗ kết quả của biện pháp điều tra khác.

Thực nghiệm điều tra còn là hoạt động kiểm tra tính chân thực của lời khai. "Trong khi tiến hành thực nghiệm còn có thể tạo ra tình huống bất ngờ, có sức thuyết phục, đánh gục tư tưởng chống đối của bị can ngay tại hiện trường thực nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho biện pháp hỏi cung bị can" [19, tr. 52]

Tuy vậy, có thể thấy rằng để tiến hành được biện pháp thực nghiệm điều tra, cán bộ điều tra cần phải nắm rò được nội dung của vụ án, cũng như các lời khai đã thu thập được trước kia và những kết quả của các biện pháp điều tra khác nữa. Thông qua việc nắm vững nội dung đã được điều tra về vụ án, cán bộ điều tra mới có thể phát hiện ra điều hợp lý hay không có lý trong mỗi hành động của người được yêu cầu thực nghiệm. Từ đó đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi còn nghi vấn trong quá trình điều tra. Nói như vậy không có nghĩa thực nghiệm điều tra là biện pháp cuối cùng để đi đến sự thật khách quan của vụ án. Mà trong khi thực nghiệm điều tra, Điều tra viên sẽ phát hiện ra những mâu thuẫn trong những chứng cứ đã thu thập được. Sau khi tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra sẽ là cơ sở cho việc tiến hành các biện pháp điều tra tiếp theo. Đến khi nào các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án đều đã được kiểm chứng và phù hợp với nhau thì mới có thể coi là hoạt động điều tra kết thúc, sự thật của vụ án được làm sáng tỏ.


2.8. TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH


Trưng cầu giám định là việc cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận một vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật cần được làm rò trong vụ án hình sự trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc khi cần thiết.

Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các trường hợp sau đây bắt buộc phải trưng cầu giám định:

- Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;

- Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

- Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án nếu không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

- Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả.

Ngoài ra, xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Trước hết, về việc trưng cầu giám định "nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động", có thể thấy rằng đây là những tình tiết rất quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người. Việc xâm phạm nhóm đối tượng này liên quan đến nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, là nhóm tội phạm nghiêm trọng thứ hai được Bộ luật Hình sự xếp sau nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm". Đối tượng tác động ở đây là con người và tầm quan trọng của các quan hệ xã hội cần được bảo vệ nên chính sách hình sự và đường lối xử lý của Nhà nước đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là rất nghiêm khắc. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân chết người, tính chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022