Khám Xét, Thu Giữ Thư Tín, Điện Tín, Bưu Kiện, Bưu Phẩm Tại Bưu Điện

Thứ nhất: Có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc người đang bị truy nã. Nếu không tiến hành khám xét ngay thì rất có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, người bị truy nã có thể lẩn trốn, tẩu thoát.

Thứ hai: Những đồ vật, công cụ, phương tiện đang ở trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có thể gây nguy hại cho những người xung quanh hoặc bọn tội phạm có thể tiếp tục sử dụng để gây án.

Mọi trường hợp khám xét phải có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền, trừ trường hợp: Khám xét người, khi tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người những đồ vật cần thu giữ.

Sau khi khám xong, trong thời gian 24 giờ, người ra lệnh khám phải báo cáo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đối tượng khám xét có thể là người, đồ vật, chỗ ở, chỗ làm việc, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Khám xét có nhiệm vụ phát hiện và thu thập những tài liệu chứng cứ có ý nghĩa với công tác điều tra; Phát hiện và thu giữ những vật cấm tàng trữ, lưu hành, kê biên tài sản để đảm bảo bồi thường thiệt hại; Phát hiện người có quyết định truy nã.

Tuy nhiên, có thể thấy biện pháp khám xét sẽ ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân, vì vậy nếu không đủ căn cứ do pháp luật quy định thì không được quyền khám xét. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Chỉ khi có hai căn cứ nêu trên thì mới có quyền ra lệnh khám xét.

Căn cứ để tiến hành khám xét là những tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được thông qua nguồn tin do quần chúng cung cấp, do những người thực hiện tội phạm khai hoặc do cơ quan điều tra phát hiện. Tất cả những chứng cứ này phải được điều tra kỹ trước khi ra lệnh khám xét.

Trong quá trình khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn chuẩn bị khám xét cần phải xác định chính xác phạm vi những tài liệu, đồ vật.. cần phát hiện, thu giữ, đặc điểm của những đồ vật tài liệu đó cũng như những nơi có thể cất giấu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trong quá trình tiến hành khám xét, lực lượng khám xét không được gây thiệt hại không cần thiết đến tài sản của đối tượng bị khám xét cũng như không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của đối tượng bị khám xét.

Khi khám xét, chỉ được thu giữ những đồ vật, tài liệu có ý nghĩa cho hoạt động điều tra và mô tả đúng thực trạng vào biên bản, đưa vào hồ sơ vụ án. Như vậy, khi tiến hành khám xét, cán bộ điều tra cần phải xác định trước đồ vật, tài liệu chứng cứ mình cần tìm liên quan đến vụ án, không được thu giữ những đồ vật, tài liệu khác không liên quan đến vụ án. Việc xác định này chỉ có thể được tiến hành khi Điều tra viên nắm được nội dung của vụ án và vạch ra phương hướng điều tra của mình. Chỉ có thể thu giữ những đồ vật có giá trị chứng minh đối với vụ án và phải được bảo quản đúng theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 7

Những vật xác định không liên quan đến vụ án, không có ý nghĩa cho điều tra, không thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì tuyệt đối không được thu giữ, niêm phong hoặc kê biên.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, các biện pháp khám xét sau đây có thể được áp dụng:

2.5.1. Khám người

Khám người là việc lục soát, tìm kiếm, nghiên cứu trong người, quần áo đang mặc và đồ vật, phương tiện mang theo của họ nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, những dấu vết, đồ vật, tài liệu có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra.

Có thể hiểu rằng, khám người chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Điều 142 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. Người thực hiện việc khám và người chứng kiến phải là người cùng giới. Pháp luật nghiêm cấm khám người mà không có lệnh bằng văn bản, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

Khám người phải được tiến hành ở nơi kín đáo, không để những người không có trách nhiệm vào nơi đang khám xét. Khi khám xét người, chú ý những nơi kín đáo, những nơi có khả năng cất giấu tài liệu, vật chứng của vụ án.

Việc khám người cần được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, tránh xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người bị khám xét. Đồng thời cũng cần chống việc khám xét qua loa, đại khái, không đảm bảo được mục đích của việc khám xét, không thu thập được chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

2.5.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

Khám xét chỗ ở, địa điểm là việc tìm kiếm các chứng cứ phạm tội tại chỗ ở, địa điểm nhất định

- Khám xét chỗ ở: Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng hoặc là buồng, khu vực trong cơ quan, xí nghiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc các buồng ở, nhà trọ, khách sạn được cá nhân thuê để ở riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền đang được cá nhân sử dụng để ở.

Khi khám xét chỗ ở phải có mặt chủ nhà hoặc đại diện chủ nhà cùng đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng chứng kiến. Trường hợp chủ nhà không có mặt, cuộc khám xét không trì hoãn được thì phải có hai người láng giềng chứng kiến, đồng thời phải ghi rò lý do vào biên bản khám xét.

Trước khi khám xét, lực lượng tiến hành khám xét yêu cầu chủ nhà hoặc đại diện chủ nhà tự đưa ra các tài liệu, vật chứng cần phát hiện thu giữ và tùy từng trường hợp để quyết định tiến hành khám xét nữa hay không và khám xét như thế nào.

- Khám xét nơi làm việc: được tiến hành như đối với khám xét chỗ ở nhưng về thủ tục cần có đại diện của cơ quan, tổ chức... nơi người bị khám xét làm việc. Chú ý xác định phạm vi nơi làm việc của đối tượng, tránh khám xét sang những chỗ ở, làm việc của người khác, khi phát hiện, thu giữ bất kỳ một đồ vật gì đều phải công khai cho mọi người biết và tiến hành lập biên bản theo quy định.

- Khám xét một địa điểm cụ thể: có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là một khu đất, một mảnh vườn... của người nào đó nằm ngoài phạm vi và khu vực chỗ ở.

Khi tiến hành khám xét phải có lệnh theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước khi tiến hành khám xét cần cân nhắc để xác định

phạm vi diện tích của địa điểm cần khám xét, trên cơ sở đó mà có thể chia ô, tính khu vực để tiến hành khám xét cho phù hợp.

Trong khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với người khác cho đến khi khám xong.

Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rò lý do vào biên bản. Phải lập biên bản về việc khám xét chỗ ở, địa điểm. Biên bản phải ghi rò những đồ vật bị thu giữ khi khám xét.

2.5.3. Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện

Các thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị khám xét phải còn đang nằm trong sự quản lý của cơ quan bưu điện chưa giao cho người nhận, nếu đã giao cho người nhận mang theo người hoặc để tại chỗ thì được coi là đồ vật.

Khi tiến hành khám xét phải có lệnh của người có thẩm quyền và phải có lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành. Trong trường hợp không thể trì hoãn được thì không cần có sự phê chuẩn trước, nhưng phải ghi rò lý do vào biên bản.

Trước khi tiến hành khám xét người chủ trì cuộc khám xét phải gặp gỡ với người phụ trách cơ quan bưu điện để thông báo về việc khám xét. Người phụ trách cơ quan bưu điện có trách nhiệm giúp đỡ người thi hành lệnh khám xét tiến hành một cách thuận lợi.

Sau khi thi hành lệnh khám xét, thu giữ các thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, nếu việc thông báo này không cản trở điều tra.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho chủ đồ vật, tài liệu; một bản lưu vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

Sau khi thu giữ đồ vật tài liệu thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm liên quan đến vụ án tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng đồ vật mà cơ quan Điều tra áp dụng biện pháp bảo quản cho phù hợp đối với từng loại

Người được giao bảo quản đồ vật, tài liệu thu giữ mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong thực tiễn, hoạt động điều tra có những trường hợp cần thiết phải tiến hành khám xét nhiều đối tượng ở nhiều nơi cùng một lúc. Khi khám xét đòi hỏi phải tiến hành đồng thời, có sự phối hợp thống nhất trong hành động của các lực lượng, đảm bảo không để cho đối tượng tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, vật chứng của vụ án.

Hoạt động khám xét còn bao gồm cả khám xét lại người, đồ vật, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Khám xét lại thường được tiến hành trong những trường hợp:

Cuộc khám xét lần đầu tiến hành trong điều kiện không thuận lợi về ánh sáng, thời tiết, do vậy không có hiệu quả.

Lực lượng tiến hành khám xét lần đầu không có đủ những phương tiện kỹ thuật cần thiết, tiến hành khám xét vội vàng, không huy động số cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm tham gia khám xét.

Có căn cứ để khẳng định nhiều nơi tại địa điểm khám xét chưa được khám xét cụ thể, tỷ mỷ, tài liệu, vật chứng cần thu giữ chưa được đầy đủ.

Khi cần phải thu giữ những đồ vật, tài liệu mới có liên quan đến vụ án mà vào thời điểm khám xét lần đầu chưa được làm rò hoặc khi có căn cứ để

nhận định đối tượng bị khám xét đem cất giấu những đồ vật, tài liệu của vụ án vào nơi đã tiến hành khám xét lần đầu.‌

2.6. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ

2.6.1. Khám nghiệm hiện trường

Hiện trường là nơi xảy ra sự việc mang tính hình sự.

Khái niệm này chỉ rò hình thức tồn tại của hiện trường với tính cách là một địa điểm. Cũng giống như các hiện trường vật chất khác, mỗi loại tội phạm xảy ra đều tồn tại trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định, địa điểm gây án, thời gian gây án, hình thức tồn tại chung của mỗi hành vi phạm tội, hình thức tồn tại ấy có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì thế không có một vụ việc có tính hình sự nào xảy ra lại không có hiện trường.

Sự việc mang tính hình sự xảy ra nghĩa là hành vi phạm tội của bọn tội phạm không chỉ xâm hại đến một khách thể nhất định được pháp luật bảo vệ mà còn tác động vào môi trường xung quanh, gây ra những biến đổi. Những biến đổi này được phản ánh lại trong môi trường vật chất xung quanh với tính cách là một chính thể, nó không những được lưu lại ở dạng ý thức như lời khai của nhân chứng, tố giác tội phạm... mà còn phản ánh bằng những thay đổi vật chất như dấu vết... Cần phải hiểu rò hiện trường và thủ phạm có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tác động lẫn nhau, phản ánh lẫn nhau. Cả hai vừa là cái phản ánh, vừa là cái được phản ánh. Nó thể hiện trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm gây nên những biến đổi vật chất. Những biến đổi này được phản ánh tại hiện trường bằng những dấu vết. Đồng thời nó chịu sự tác động trở lại của hiện trường tức là kẻ phạm tội cũng mang theo những dấu vết của hiện trường như: đất, sỏi, dầu, mỡ...

Hiện trường là nơi chứa đựng nhiều dấu vết, vật chứng và những thông tin chứng minh trực tiếp diễn biến của hành vi phạm tội, vì vậy, việc

khai thác, điều tra tại hiện trường sẽ giúp cơ quan điều tra làm rò sự thật của vụ việc.

Vì vậy, khi nghiên cứu về hiện trường, chúng ta cần tập trung đi sâu vào nhận thức giữa quan hệ hiện trường và tội phạm. Khi đó mới xác định được một cách toàn diện ý nghĩa hình sự của hiện trường. Đó cũng là cơ sở để xác lập mối quan hệ đồng nhất giữa các mặt đối lập để xác lập chứng cứ xác định tội phạm.

Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự, do Điều tra viên trực tiếp tiến hành nhằm nghiên cứu, ghi nhận, mô tả hiện trường; phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu liên quan tại hiện trường phục vụ cho điều tra, xử lý tội phạm, đồng thời phát hiện những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm để phục vụ phòng ngừa tội phạm.

Khám nghiệm hiện trường đóng vai trò quan trọng trong điều tra, xử lý tội phạm. Trong nhiều vụ án, khám nghiệm hiện trường có tính chất quyết định trong việc điều tra.

Thực chất của khám nghiệm hiện trường là sử dụng các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng và áp dụng các phương pháp khoa học để phát hiện, thu thập và đánh giá các phản ánh vật chất và phản ánh phi vật thể để phục vụ cho điều tra, xử lý tội phạm. Kết quả khám nghiệm hiện trường là căn cứ khởi tố vụ án hình sự hoặc không được khởi tố vụ án hình sự [26].

Nhiệm vụ của khám nghiệm hiện trường là phải tìm, thu lượm và bảo quản tốt các dấu vết, bởi các loại dấu vết này luôn được sử dụng trong quá trình dựng lại, diễn lại vụ án hoặc dùng làm chứng cứ định tội, truy tố và xét xử người phạm tội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022