thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có xảy ra sự việc phạm tội hay không và mức độ tội phạm như thế nào? Đây là những tình tiết quyết định đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người cũng như xác định khung hình phạt trong trường hợp có tội phạm xảy ra. Hơn nữa, nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động không thể được xác định bằng mắt thường hay bằng những kinh nghiệm khác của cán bộ điều tra mà phải thông qua việc giám định mới có thể xác định chính xác.
Trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì yếu tố về chủ thể là yếu tố quan trọng. Chủ thể phải là người có đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự, chính vì vậy mà xác định "tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ" và "tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó". Việc xác định tuổi của người bị hại cũng có ý nghĩa trong việc xác định khung hình phạt dành cho người phạm tội.
Ví dụ: khoản 4 Điều 111 quy định "Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm", trong khi đó, ở khoản 1, mức hình phạt dành cho tội này chỉ từ hai năm đến bảy năm. Rò ràng, độ tuổi của người bị hại cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quy định hình phạt dành cho người phạm tội. Việc xác định độ tuổi cũng như tình trạng tâm thần của những người có liên quan không thể thực hiện trên giấy tờ, mà phải thông qua các biện pháp nghiệp vụ cụ thể của công tác giám định.
Việc xác định chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả cũng cần được trưng cầu giám định, bởi lẽ đây là những vật chất thuộc danh mục Nhà nước cấm lưu hành. Mọi hoạt động mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển... trái phép các đối tượng này đều cấu thành tội phạm. Chính vì vậy, trong quá trình điều tra cần trưng cầu giám định để xác định đó có phải là vật Nhà nước cấm lưu hành hay không.
Như vậy, có thể nói rằng những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là những trường hợp liên quan trực tiếp đến việc xác định tội danh, cũng như khung hình phạt dành cho người phạm tội, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền công dân của những người này, đồng thời cũng không đảm bảo được quyền lợi đáng được bảo vệ của những người liên quan. Việc xác định đúng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện hơn, việc xác định sai sẽ dẫn đến bỏ lọt người, lọt tội hay làm oan người vô tội.
Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rò yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rò quyền và nghĩa vụ của người giám định.
Có thể thấy trưng cầu giám định là một biện pháp tố tụng quan trọng do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ, phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Hoạt động giám định bao gồm những hoạt động xác định các vấn đề chuyên môn cần làm rò dưới dạng các câu hỏi; yêu cầu các tổ chức hoặc cá nhân nhất định phải tiến hành giám định tư pháp theo trình tự và thủ tục theo luật định.
Trưng cầu giám định được cơ quan điều tra sử dụng nhằm xác định thủ phạm, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn phạm tội... từ đó làm cơ sở áp dụng các biện pháp như bắt giữ, khám xét, hỏi cung...
Trưng cầu giám định có thể được sử dụng để xác định đối tượng tác động của tội phạm và những thiệt hại xảy ra, góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm cụ thể, xác định có hay không có tội phạm xảy ra, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 6
- Khám Xét, Thu Giữ Thư Tín, Điện Tín, Bưu Kiện, Bưu Phẩm Tại Bưu Điện
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 8
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Tố Tụng Hình Sự, Đặc Biệt Là Pháp Luật Về Điều Tra Trong Tố Tụng Hình Sự
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 11
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Trưng cầu giám định còn được cơ quan điều tra sử dụng nhằm xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can hay người bị nghi phạm tội, hoặc năng lực nhận thức, năng lực khai báo đúng đắn của người làm chứng, người bị hại đối với những tình tiết của vụ án trong trường hợp có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của những người này.
Trong quá trình giám định, giám định viên có thể phát hiện cho cơ quan điều tra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện việc phạm tội; những sơ hở, thiếu sót của ta và những thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội. Điều đó có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm hoặc có tác dụng đấu tranh đối với hoạt động phạm tội.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của giám định viên, tạo điều kiện để giám định viên tiến hành giám định có kết quả tốt. Trong quá trình giám định, cơ quan điều tra không được can thiệp vào nghiệp vụ chuyên môn của giám định viên nhưng có quyền tham dự trong quá trình giám định đó. Đồng thời, có thể yêu cầu giám định viên giải thích những vấn đề cần thiết có liên quan đến nội dung giám định. Việc tham dự này phải được báo trước cho giám định viên biết.
Cơ quan điều tra có quyền thay đổi giám định viên khi có những lý do cho rằng việc thực hiện giám định của giám định viên không đảm bảo tính chất khách quan của vụ án. Trong trường hợp xuất hiện khả năng giám định viên và hoạt động giám định bị đe dọa sự an toàn, cơ quan điều tra phải lập tức tiến hành tổ chức việc phong tỏa, bảo vệ giám định viên và hoạt động giám định, phối hợp các lực lượng để ngăn chặn, phòng ngừa sự tấn công đó.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004, người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định và được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trưng cầu theo quy định của pháp luật. Việc trưng cầu giám định là một hoạt động tố tụng cần thiết để kết luận về phương diện khoa học những vấn đề cần phát sinh trong quá trình chứng minh.
Việc giám định có thể do cá nhân người giám định thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định của mình hoặc có thể do hội đồng giám định thực hiện theo nguyên tắc kết luận theo đa số nhưng tôn trọng và bảo lưu quan điểm khác biệt của các thành viên trong hội đồng.
Pháp luật quy định khi có những vấn đề cần xác định theo quy định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Không có quy định nào về việc cá nhân tự mình trưng cầu giám định. Điều này sẽ đặt ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Trong nhiều trường hợp kết quả cá nhân tự trưng cầu giám định sẽ được cơ quan điều tra xác minh và chấp nhận, nhưng có những cơ quan điều tra lại không chấp nhận việc tự trưng cầu giám định của cá nhân. Thu thập chứng cứ theo luật định phải do những người có thẩm quyền tố tụng thực hiện. Những người tham gia tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ. Việc trưng cầu giám định của người tham gia tố tụng cũng là một hoạt động để đưa ra chứng cứ chứng minh cho vụ án, vì vậy cần phải được tôn trọng. Cơ quan điều tra có thể sử dụng những kết quả trưng cầu giám định của người tham gia tố tụng phục vụ cho quá trình chứng minh sự thật của vụ án sau khi đã thẩm định lại tính hợp pháp và sự chính xác của kết quả đó.
2.8.1. Việc tiến hành giám định
Việc tiến hành giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rò lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.
Có thể nói trưng cầu giám định là một thủ tục cần thiết, quan trọng, yêu cầu được thực hiện với trình tự, thủ tục chặt chẽ. Việc tiến hành giám định phải được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại chỉ có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: tiến hành tại cơ quan giám định bởi lẽ mỗi một cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó, họ phải được trang bị những phương tiện kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình. Giám định tư pháp là công việc phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành, phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ với thời gian cần thiết. Đồng thời, tại cơ quan giám định sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo mật về nội dung vụ án.
Thứ hai: Tại hiện trường, việc tiến hành giám định đáp ứng được yêu cầu kịp thời của hoạt động điều tra và giải quyết vụ án. Hiện trường là nơi lưu giữ lại được nhiều dấu vết của vụ việc. Có một số dấu vết qua một thời gian ngắn sẽ tự biến mất, việc tiến hành giám định ngay tại hiện trường sẽ hạn chế được việc mất dấu vết của vụ án, đồng thời cũng cho Điều tra viên một gợi ý tốt cho hướng điều tra của mình.
Trong trường hợp Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên cần tham gia giám định thì phải thông báo cho cán bộ giám định biết bởi công việc giám định cũng giống như các hoạt động tố tụng khác, đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cũng như các yêu cầu khác. Chính vì vậy, người giám định phải được thông báo trước về sự có mặt của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên để đảm bảo đúng trình tự pháp luật, cũng như yêu cầu bảo mật riêng của ngành mình.
2.8.2. Nội dung kết luận giám định
Nội dung kết luận giám định phải ghi rò: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại
Kết luận giám định chính là một trong những chứng cứ quan trọng được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án (điểm c khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự). Chính vì vậy, việc ra kết luận giám định phải đầy đủ, chi tiết nội dung của sự việc cần giám định. Có thể hiểu kết luận giám định là lời khẳng định mang tính chuyên môn của người giám định về vấn đề được trưng cầu. Từ kết luận này, cơ quan điều tra và cụ thể là Điều tra viên sẽ đưa ra được hướng điều tra tiếp theo hoặc kết luận về nội dung vụ án đang cần được làm sáng tỏ. Kết luận giám định hoàn toàn không đồng nghĩa với kết luận về nội dung vụ án.
2.8.3. Giám định bổ sung hoặc giám định lại
Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rò, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.
Việc giám định lại được tiến hành trong khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. Có thể hiểu rằng giám định lại là do có nghi ngờ kết luận giám định trước sai lầm về nội dung nên cần thực hiện lại việc giám định đó (chứ không phải là một vấn đề khác). Theo khoản 2 và khoản 3 Pháp lệnh Giám định tư pháp thì trong trường hợp kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề có mâu thuẫn thì việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. Hội đồng giám định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định quyết định thành lập. Trong trường hợp Hội đồng giám định nêu trên đã thực hiện giám định lại lần thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Tuy nhiên, kết luận giám định lần cuối cùng không có nghĩa là có giá trị cao nhất. Việc sử dụng kết luận giám định nào do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định căn cứ vào việc liên hệ với các chứng cứ khác đã được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án và theo hướng lập luận của những người tiến hành tố tụng. Những chứng cứ này phải xác thực, khách quan và phù hợp với các chứng cứ khác mới đảm bảo được nguyên tắc của việc thu thập và đánh giá chứng cứ.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐIỀU TRA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và phức tạp. Tổ chức hoạt động điều tra các vụ án hình sự không chỉ là hoạt động mang tính nghiệp vụ, pháp lý mà đó còn là hoạt động mang tính khoa học.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những biến động phức tạp. Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế thị trường sẽ tiếp tục có những tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có tội phạm. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa theo kịp với tình hình mới, cùng với hàng loạt các vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Sự phân hóa giàu nghèo nhanh ở cả thành thị và nông thôn, sự thiếu công bằng trong sự phân phối, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư, việc làm cho người lao động, nhất là đối với thanh niên ở nông thôn... đang là những sức ép nặng nề, làm nảy sinh những tiêu cực xã hội, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm sẽ có những diễn biến phức tạp.
Với những điều kiện, hoàn cảnh nêu trên có thể dự báo trong thời gian tới, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cơ cấu, thành phần tội phạm có nhiều thay đổi. Tội phạm là người lao động chiếm tỉ lệ cao, trong đó một phần không nhỏ là những người không có việc làm. Một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tình hình tội phạm có sử dụng bạo lực, cướp tài sản, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn theo kiểu xã hội đen; tội phạm có tổ chức, hoạt