Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 9

kinh doanh tại cơ quan thuế nhưng khi đến nơi, cơ quan công an xác nhận doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ.

Mặc dù trước đó, có quan thuế vẫn xác nhận là doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Đơn cử như trường hợp Công ty cổ phần XNK EP. Theo thông báo của cơ quan thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh của DN là số 34 đường Nguyễn Huy Tự (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuối năm 2013, khi cơ quan hải quan đến địa chỉ doanh nghiệp để thu hồi thuế thì doanh nghiệp đã không tồn tại tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Đến ngày 15/4/2014, cơ quan thuế mới có thông báo đến cơ quan hải quan, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Tương tự, trường hợp Công ty cổ phần thương mại và xuất khẩu Đại Long (địa chỉ đăng ký: số 25 ngõ Ngô Sỹ Liên, Trần Quý Cáp, Hà Nội), ngày 14-3-2013, cơ quan hải quan đã xác minh doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. nhưng đến tháng 10, cơ quan thuế mới ra thông báo gửi đến cơ quan hải quan, doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Việc truy tìm tung tích của những doanh nghiệp nợ thuế nhưng không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh mất rất nhiều thời gian, do thiếu những thông tin phối hợp từ các cơ quan liên quan. Nhưng theo bà Nguyễn Thị Minh Huệ, cái khó của cơ quan hải quan trong việc thu hồi nợ thuế của những DN này là áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế.

Trong khi đó, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, rất nhiều trường hợp người nộp thuế có nợ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thuộc loại nợ khó thu.

Tuy nhiên, việc xác định được địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có nợ không đồng nghĩa với việc tìm thấy

được người đó vì nhiều trường hợp địa chỉ thường trú (nợ đăng ký hộ khẩu) không giống với địa chỉ nơi ở nên việc truy tìm được người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, có một vấn đề là nếu truy tìm được người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện tiếp các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP hay sẽ thực hiện như thế nào? Vì thông thường trong các trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì tài sản của doanh nghiệp nợ thuế cũng không còn, mặt khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: Dừng làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… cũng không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên không phát huy tác dụng trong công tác thu hồi nợ thuế.

Theo Quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi tiền thuế, tiền phạt kịp thời cho Ngân sách Nhà nước, không cần áp dụng lần lượt.

Với quy định như vậy, bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, cơ quan hải quan đang khó xác định trường hợp nào sẽ ra quyết định cưỡng chế phù hợp. Các doanh nghiệp phải có đủ các dấu hiệu bỏ trốn và dấu hiệu tẩu tán tài sản theo quy định tại Điều 34 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ Tài chính, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mới có quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp hay doanh nghiệp chỉ cần có đủ một trong hai dấu hiệu bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản là có thể được áp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu hồi nợ thuế. “Trường hợp phải đáp ứng cả hai dấu hiệu bỏ trốn và tẩu tán tài sản, cơ quan hải quan cũng chưa biết hồ sơ, tài liệu sử dụng để chứng minh doanh nghiệp có dấu hiệu tẩu tán tài sản gồm những gì”, bà Hương nói.

*Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 9

Tính đến ngày 30-6-2014, tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tại Cục Thuế TP.HCM là 18.111 tỉ đồng, tăng 10,3% (tương đương tăng 1.691 tỉ đồng) so với thời điểm ngày 31-12-2013. Trong đó, nợ khó thu tăng trên 5%, tương đương tăng 150 tỉ đồng, nợ chờ xử lí tăng gần 37%, tương đương tăng 116 tỉ đồng; nợ có khả năng thu là 14.536 tỉ đồng tăng gần 11%, tương đương tăng 1.425 tỉ đồng [38].

Một số đơn vị có số nợ thuế tăng cao so với cùng kì năm 2013 gồm: Phòng Kiểm tra thuế số 2 tăng gần 70,5% (tương ứng tăng 403 tỉ đồng), Chi cục Thuế huyện Củ Chi tăng trên 28%, Chi cục Thuế quận 12 tăng trên 24%, Chi cục Thuế quận 2 tăng gần 21%, Chi cục Thuế quận Tân Phú tăng trên 20%, Chi cục Thuế quận Bình Thạnh và Chi cục Thuế huyện Nhà Bè tăng trên 18%.

Tính đến ngày 30/6/2014, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi được 12.180 tỉ đồng tiền nợ thuế, trong đó thu bằng biện pháp quản lí nợ là trên 7.000 tỉ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế là 5.171 tỉ đồng.

Theo Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, công tác thu nợ tại đơn vị từ đầu năm đến nay gặp không ít khó khăn do một số doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Số doanh nghiệp nộp hồ sơ xin dừng hoạt động, bỏ trốn hoặc thua lỗ ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó có một số doanh nợ thuế hoặc bị truy thu với số tiền thuế lớn không có khả năng thanh toán đã bỏ khỏi địa điểm kinh doanh sau đó thành lập công ty khác.

Ngoài ra, sự phối hợp trong công tác quản lí nợ giữa cơ quan Thuế và các ngành như Sở Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong một số trường hợp còn gặp khó khăn. Ứng dụng trong quản lí nợ xử lí chậm và bị lỗi nhiều chưa thực sự hỗ trợ tốt cho việc đối chiếu số liệu với người nộp thuế.

Ngoài ra, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu hồi nợ thuế như: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Chẳng hạn như việc kết nối thông tin giữa các cơ quan thuế, hải quan và kho bạc chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc quản lý thông tin doanh nghiệp phiến diện, không đánh giá được đầy đủ quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nội địa, gây khó khăn cho công chức hải quan trong việc theo dõi nợ thuế, khó khăn trong công tác phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong việc cưỡng chế nợ thuế.

Hơn thế nữa, do việc cập nhật, trao đổi hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ thực hiện quản lý nợ thuế còn yếu, độ tin cậy không cao. Mặc dù pháp luật có quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi công tác trong quản lý thuế, nhưng trong thời gian đầu thực hiện chưa có những chế tài cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Có công ty thực hiện nhập khẩu lô hàng thuộc hàng an ninh quốc phòng, hiện đang làm các thủ tục hoàn thiện việc miễn thuế. Tuy nhiên, do chưa thực hiện xong thủ tục miễn thuế nên trên mạng hải quan vẫn thể hiện là nợ thuế và bị cưỡng chế thuế. Công ty có thực hiện việc nhập khẩu lô hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất nhưng do trên mạng thể hiện là bị cưỡng chế thuế nên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất không đồng ý cho kiểm hóa và thông quan,

mặc dù đã mở tờ khai và đã có số tờ khai. Công ty xin được nộp thuế ngay đối với lô hàng tại sân bay nhưng hải quan không chấp nhận và yêu cầu phải có công văn giải tỏa cưỡng chế mới được thông quan. Vậy việc không chấp thuận đóng thuế ngay của hải quan sân bay có đúng không? Công ty có thể thông quan bằng cách nào loại trừ việc có công văn miễn thuế mà hiện nay Bộ Công an vẫn đang giài quyết hồ sơ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu còn thường xuyên bị hải quan cưỡng chế thuế nhầm. Khi bị cưỡng chế thuế, doanh nghiệp sẽ không được làm thủ tục xuất nhập hàng. Nếu hàng đã về đến cảng thì phải nằm chờ, chịu thêm phí lưu container, lưu kho bãi, nhiều thiệt hại khác do giao nhận không đúng thời gian... Để giải tỏa cưỡng chế, doanh nghiệp phải mất thời gian đi lại giữa cơ quan hải quan cửa khẩu và cục hải quan địa phương, đối chiếu chứng từ để xác minh đã nộp thuế đủ. Thường thì ít nhất cũng mất 1 ngày, doanh nghiệp ở tỉnh xa sẽ càng phiền toái hơn.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp cưỡng chế nhầm, nghĩa là doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng vẫn bị xem là nợ thuế. Về khách quan là do thời gian luân chuyển chứng từ nộp thuế từ ngân hàng qua kho bạc và hải quan thường mất 2-4 ngày. Chứng từ chưa đến hải quan thì thời hạn nộp thuế theo quy định đã hết. Để khắc phục vấn đề này, ông Uyên cho biết, dù vốn liếng rất eo hẹp, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế trước thời hạn quy định ít nhất 5 ngày, nhưng vẫn bị cưỡng chế. Vì vậy, ông Uyên cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc cưỡng chế nhầm là do xử lý của cán bộ, nhân viên ngành hải quan.

Có nhiều trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế do sơ suất nhỏ như chứng từ nộp thuế ghi sai số tờ khai, lẫn lộn tên cửa khẩu, hoặc nộp thuế bằng chuyển khoản nhưng ghi không đúng tài khoản hoặc không đúng chi tiết các sắc thuế. Có trường hợp doanh nghiệp chỉ nợ thuế vài trăm nghìn đồng

cũng nhận được thông báo cưỡng chế, trong khi theo văn bản quy định phải nợ thuế trên 10 triệu đồng mới cưỡng chế.

*Tại tỉnh Nghệ An:

Theo số liệu báo cáo quý I năm 2014 thì số thu ngân sách là 1.498,7 tỷ đồng nhưng số nợ lũy kế là hơn 854 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 50 doanh nghiệp chiếm 30% tổng số nợ toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp trong số này được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng không dưới 5 lần kèm theo là tính tiền chậm nộp, thông báo bằng văn bản, nhắc qua tin nhắn EMS hoặc cưỡng chế qua tài khoản ở ngân hàng, thậm chí có trường hợp đã phải đình chỉ sử dụng hóa đơn nhưng vẫn chưa có điểm dừng.

Nhìn vào danh sách 44 doanh nghiệp nợ thuế lớn do Văn phòng Cục thuế quản lý được đăng tải ngày 18/4 thì tổng số nợ đã là 263,7 tỷ đồng. Nói đến nợ thì có nhiều nguyên nhân, trước hết là khó khăn về tài chính, nguồn tiền hạn hẹp dẫn đến thiếu khả năng thanh toán xuất phát từ hệ lụy của suy giảm kinh tế trước đây, nhưng đó cũng chỉ là 1 phần. Phần lớn là do ý thức trách nhiệm trước khoản nợ thuế với nhà nước của một số doanh nghiệp.

Qua báo cáo kết quả xử lý nợ của Phòng Quản lý nợ cũng đáng ghi nhận ở một số doanh nghiệp vài năm nay vẫn ngập tràn trong khó khăn bởi lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã có thời điểm thực sự bị “đóng băng”, hay nguồn vốn đầu tư bị hạn chế, chiếm dụng lẫn nhau dẫn đến không có tiền nộp nhưng doanh nghiệp không những đã nộp được hàng chục tỷ tiền thuế nợ mà còn chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trường hợp Công ty CP Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội số 30, cuối năm 2012 riêng nợ thuế là 17,3tỷ đồng đến tháng 4/2014 chỉ còn hơn 5 tỷ đồng; Công ty cổ phần 473 cuối năm 2012 nợ 14,07 tỷ đến nay chỉ còn hơn 3,5 tỷ đồng… trong đó chủ yếu là thuế mới phát sinh năm 2014 đang trong hạn phải nộp. Có doanh

nghiệp với số nợ thuế lớn như Công ty cổ phần Xây dựng 16 - Vinaconex, Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình miền Trung đã thỏa thuận với ngân hàng khi có tiền về tài khoản của đơn vị thì trích ngay 40% để nộp tiền nợ thuế, 60% còn lại phân chia để trả nợ tiền vay, nộp bảo hiểm và doanh nghiệp sử dụng.

Cục Thuế cũng ủng hộ cách làm này nên đã giải quyết hài hòa được nhiều lợi ích giảm bớt được gánh nặng trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp nợ “khủng” kéo dài nhưng nộp thì nhỏ giọt như Công ty TNHH Tổng công ty đầu tư và phát triển Việt Lào cuối năm 2012 số nợ là 19,973 tỷ đồng đến tháng 4/2014 nợ đã dâng lên đến 29,592 tỷ đồng (tăng 48%), có những khoản nợ kéo dài từ năm 2006. Nợ lớn như vậy nhưng năm 2012 chỉ nộp được 207,6 triệu đồng, năm 2013 nộp 1,3 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2014 mới nộp 3 triệu đồng tiền thuế môn bài. Hoặc, một số công ty hiện tại chưa thuộc dạng nợ “khủng” nhưng hàng tháng nợ cứ tăng mà không có dấu hiệu dừng lại, cơ quan thuế nhiều lần thông báo mời giám đốc để bàn biện pháp tháo gỡ nhưng chỉ nhận được câu trả lời “Giám đốc đi công tác” như Công ty cổ phần Him Lam đang nợ 4,27 tỷ đồng, Chi nhánh công ty TNHH Thương mại Minh Khang –Thành An Minh Khang còn nợ 4,97 tỷ đồng hay công ty CP xây dựng số 9.1 (đổi tên từ Công ty CP cơ khí xây dựng Vinaconex 20) nợ 12,2 tỷ đồng...

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý cũng nợ thuế hơn 420 tỷ đồng chiếm 50% nợ của toàn ngành. Tại Chi cục Thuế TP. Vinh đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế thu được 11 tỷ đồng tiền nợ thuế. Tuy nhiên, có thể thấy nợ thuế đang là gánh nặng lớn với chi cục này. Nói về nguyên nhân tăng nhanh này, ông Hoàng Phạm Quảng – Đội trưởng Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cho biết: do các chính sách của Nhà nước thay đổi như giảm, giãn, gia hạn, kê khai theo quý,… cho nên thu được

nợ cũ nhưng lại phát sinh nợ mới [35]. Nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đạt hiệu quả thấp, ngân hàng siết chặt việc cho vay vốn nên không vay được vốn để đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh và luân chuyển vốn. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xâydựng chưa được Nhà nước chi trả vốn đầu tư từ ngân sách đầy đủ dân đến nợ thuế kéo dài. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu hồi vốn vay nên lượng tiền mặt trên thị trường khan hiếm, các doanh nghiệp bị cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng nhưng ngân hàng bao giờ cũng ưu tiên trích nộp tiền nợ vay quá hạn trước tiền thuế.

Ngoài Chi cục Thuế Vinh, một số chi cục cũng nợ đọng lớn như: Chi cục Hoàng Mai 25,1 tỷ đồng, Chi cục Quỳ Hợp 23,2 tỷ đồng; Chi cục Nghi Lộc và Chi cục Quỳnh Lưu mỗi đơn vị nợ trên 18 tỷ đồng…

Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất là doanh nghiệp lớn nợ cũng lớn và rất khó thu. Nếu những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên được đôn đốc thu nợ thuế, thường xuyên nhận được các thông báo mời lên làm việc với cơ quan thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ dễ hơn thì doanh nghiệp lớn lại vẫn chưa có biện pháp mạnh để xử lý nợ thuế. Mặc dù Cục thuế đã đăng tải danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng, song dường như các doanh nghiệp này vẫn ung dung và không có phản ứng nào. Một số doanh nghiệp bán đất, cho thuê mặt bằng kiếm lời, chiếm dụng tiền lương, bảo hiểm của người lao động nhưng không nộp thuế, một số khác mặc dù khách hàng đã nộp tiền cho chủ đầu tư để mua đất, song vẫn nợ thuế sử dụng đất của Nhà nước dây dưa qua nhiều năm và không thể thu hồi được.

Trong đó, nhiều biện pháp cho thấy hiệu quả như mời doanh nghiệp lên làm việc, phạt chậm nộp, ban hành các quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền qua tài khoản tiền gửi của người nộp thuế, kê biên tài sản,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023