Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 12

Phần lớn các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý thuế không được quy định trong Luật Quản lý thuế mà được quy định trong những văn bản dưới luật do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Đây có thể coi là một nhược điểm của pháp luật về quản lý thuế ở nước ta. Như vậy, Luật Quản lý thuế cần bổ sung một số quy định có tính nguyên tắc trong tổ chức bộ máy quản lý thuế, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Chẳng hạn như quy định về bộ máy quản lý thuế theo chức năng với các bộ phận cơ bản: tuyên truyền

– hỗ trợ đối tượng nộp thuế, xử lý tờ khai thuế, cưỡng chế, thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, điều tra khởi tố vi phạm về thuế… và một số bộ phận thực hiện chức năng tham mưu khác. Những chức năng quản lý thuế đã thực hiện độc lập (tuyên truyền – hỗ trợ đối tượng nộp thuế) thì tiếp tục củng cố, những chức năng chưa độc lập (xử lý tờ khai và dữ liệu về thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thu nợ) thì thành lập bộ phận riêng để thực hiện.

Hiện nay, Nhà nước giao cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền điều tra hành chính, cưỡng chế và xử lý các vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên, với thẩm quyền đó vẫn làm hạn chế hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý thuế vì cơ quan quản lý thuế không có thẩm quyền khởi tố các vụ án về thuế.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức thuế nhằm xây dựng hình ảnh và văn hóa ứng xử tốt của cán bộ, công chức thuế đối với người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuế, đồng thời đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuế để họ tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân,...làm cho bộ máy quản lý thuế trở nên gần dân hơn, khắc phục nhiều bất cập vốn có trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Hoàn thiện quy định về xử lý đối

với lãnh đạo và công chức thuế có hành vi tiêu cực như gây khó dễ, sách nhiễu, phiền hà người dân và doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và loại bỏ tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, công chức thuế hiện nay.

KẾT LUẬN

Nợ thuế là một hiện tượng không thể tránh khỏi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tình trạng nợ thuế do nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu để đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp của người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thì phải làm tốt công tác quản lý nợ thuế. Mục tiêu cuối cùng của quản lý nợ thuế là đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp của người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Để đạt được mục tiêu này, công tác quản lý nợ thuế phải thực hiện ba nội dung cơ bản là: Thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế của người nộp thuế, phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phân loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế, tổ chức thực hiện các biện pháp thu nợ, xử lý nợ thuế phù hợp, có hiệu quả.

Pháp luật là một công cụ, một yếu tố quan trọng trong quản lý nợ thuế, ở nước ta, bộ phận pháp luật quản lý nợ thuế nói chung và pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nói riêng đã được Nhà nước quan tâm xây dựng trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, bộ phận pháp luật này cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt trong thời gian gần đây, tình trạng nợ đọng, dây dưa nộp thuế, nộp phạt đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nhất định đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước, trong đó có nguyên nhân quan trọng là từ các quy định của pháp luật. Việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý nợ thuế ở nước ta trong những năm vừa qua để làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng ở nước ta là rất cần thiết nhằm đến các mục tiêu: khắc phục bất cập, hạn chế đã và đang phát sinh, đồng thời nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nợ thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. MiChel Bouvier (2005), Nhập môn luật thuế đại cương và Lý thuyết thuế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2. Bộ Tài chính, Tài liệu báo cáo khảo sát cải cách thuế ở các nước của Bộ Tài chính.

3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 25/5/2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 12

4. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 6/6/2009 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 25/5/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 Hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2005 – 2010.

7. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và văn phòng thuộc Tổng cục thuế.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế.

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010): Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/20/2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

11. Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 04/2009.

12. Vũ Ngọc Hà & Vũ Văn Cương (2009), “Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 04/2009.

13. Minh Hải (2009), “Thực hiện luật quản lý thuế: Ghi nhận tại cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí thuế, số 02/2009.

14. Nguyễn Văn Hiệu & Nguyễn Việt Cường (2007), Cơ chế tự khai, tự nộp thuế và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

15. Học viện Hành chính Quốc gia (năm ), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Nxb. , Hà Nội. (bỏ đi nếu có thể)

16. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), “Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 19/2008.

17. Nhà xuất bản Đà Nẵng (1997), Từ điển tiếng Việt.

18. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/22/2006.

19. Tạp chí Luật học (2009), Các bài viết trong số chuyên đề về pháp luật thuế, Tạp chí Luật học số 04/2009.

20. Võ Đình Toản (2007), “Những định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật thuế ở nước ta”, Tạp chí Luật học, số 5/2007.

21. Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (2008), Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 Về việc ban hành quy trình quản lý thu nợ thuế.

22. Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (2009), Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 Về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế.

23. Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (2010), Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010 Ban hành Quy trình quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN do các chi cục thuế quản lý.

24. Tổng cục Thuế (2005), “Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Australia".

25. Tổng cục Thuế (2004), “Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Anh".

26. Tổng cục Thuế (2004), "Các biện pháp thu nợ tại Nhật Bản".

27. Tổng cục Thuế (2004), C" ác biện pháp thu nợ tại Hàn Quốc".

28. Tổng cục Thuế, "Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2005-2010".

29. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 115/2009/QĐ-Ttg ngày 28/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

31. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế - Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

32. Hà Huy Tuấn (2002), “Thuế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2/2002. (có số trang không?)


Tài liệu tham khảo Internet

33. http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bo-tai-chinh-thau-ledao-vang-khong-dong-thue-vi-kho-khan-3053757.

34. http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/chu-doanh-nghiep-ngoai-rut-emdai-gia-von-nuoc-ngoai-tron-thue-3052150.

35. Giải pháp nào để hạn chế nợ thuế đang tăng cao: http://nghean.gdt.gov.vn .

36. http://www.baohaiquan.vn/pages/kho-khan-khi-ap-dung-cac-bien-phap- thu-.

37. http://www.baohaiquan.vn/pages/no-thue-da-den-hoi-ket.aspx

38. http://www.baohaiquan.vn/pages/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-no-luc-chong- that-thu-qua-kiem-tra-thanh-tra.aspx

39. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, “Góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế”.

40. Lê Xuân Trường & Lê Minh Thắng (2009), "Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam", Tạp chí tài chính online.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023