Tổng Giá Trị Du Lịch Của Vqg Xuân Thủy (Đồng/năm)


30- 40 đoàn, với số lượng khách trung bình 150 lượt người/năm. Phần lớn họ là những nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sinh học, một số khách du lịch đến khu vực này để quan sát chim vào mùa chim di trú. Khách du lịch có quốc tịch đông nhất là Anh, Mỹ, Hà Lan, Australia.

Năm 2011, lượng khách nước ngoài trung bình đến VQG Xuân Thủy khoảng 400 người/năm. Lượng khách du lịch đến VQG Xuân Thủy gia tăng hàng năm và lượng du khách trong nước tới thăm quan khoảng 5.000 lượt người/năm. Đối tượng khách chủ yếu trong nước là cán bộ tham quan, sinh viên, học sinh và con em địa phương. Trung bình các đoàn khách du lịch trong nước và nước ngoài ở lại là 2 ngày/đoàn.

Đánh giá du lịch rừng bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí cho giao thông đi lại: Đa số du khách đến thăm quan VQG là khách từ Hà Nội, số còn lại là những tỉnh xung quanh. Theo kết quả điều tra được chi phí đi và về thăm quan khu vực VQG khoảng 150.000 đồng/người/lượt.

- Chi phí ăn uống: Tùy theo nhu cầu của khách thăm quan, nhưng ít nhất chi phí ăn uống cho bữa phụ, đối với khách nước ngoài 2USD, đối với khách trong nước

20.000 (đồng/người), và bữa chính là 80 nghìn đồng/người khách trong nước, 7USD/người khách nước ngoài.

- Chi phí nhà ở: Do cơ sở vật chất hiện nay của VQG chưa hoàn thiện đầy đủ nên hiện tại VQG chưa có khu ăn ở sinh hoạt riêng giành cho khách du lịch trong khi đó khu vực thị trấn trung tâm của huyện cách khu vực VQG khoảng 20 km. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho những du khách nước ngoài nếu muốn nghỉ tại khách sạn. Hiện tại, đa số khách trong nước và khách nước ngoài được bố trí ăn ở và sinh hoạt tại trung tâm để tiện cho việc đi lại tham quan giải trí với chi phí

250.000 đồng đối với khách trong nước và 20 USD/người đối với khách nước ngoài (Giá giao dịch tại thời điểm nghiên cứu là 1USD = 20.000 VNĐ).

- Chi phí thời gian: Đối với mỗi du khách trong nước, mỗi lần đến tham quan khu vực VQG, bình quân mỗi một người phải mất 4 ngày làm việc trong một năm. Chi phí thời gian chính là khoản tiền công của du khách trong 4 ngày, trong đó 2 ngày đi lại và 2 ngày tham quan nghỉ ngơi tại khu vực VQG.


- Chi phí vé các loại: Đối với khách du lịch chưa có cơ chế vé cụ thể. Với khách quốc tế giá vé vào tham quan là 5 USD/người. Đối với khách nội địa VQG Xuân Thủy chưa tính tiền thu vé vào tham quan.

- Chi phí để chụp ảnh kỷ niệm: Đa số du khách đến tham quan đều mang theo máy ảnh do vậy thu nhập từ những chi phí này từ du khách là không đáng kể.

Các chi phí giá trị du lịch rừng được tính như sau:

V = Vi

Trong đó V: Tổng giá trị du lịch rừng

Vi: Chi phí thực tế của chi phí loại i nào đó n: Loại chi phí

Bảng 4.4. Tổng giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy (Đồng/năm)


Loại chi phí (n)

Trong nước

Quốc tế

Chi phí thực tế (Vi)

Giao thông

750.000.000

60.000.000

810.000.000

Chi phí ăn uống

500.000.000

72.000.000

572.000.000

Chi phí nhà nghỉ

1.250.000.000

160.000.000

1.410.000.000

Chi phí thời gian

500.000.000


500.000.000

Chi phi vé tham quan


40.000.000

40.000.000

Tổng ( Vi )



3.332.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Như vậy tổng giá trị kinh tế thu được từ dịch vụ du lịch giải trí của VQG Xuân Thủy hàng năm là 3.332.000.000 (đồng/năm).

4.2.4. Đánh giá giá trị phục vụ tổng hợp của HST RNM

Các sản phẩm và dịch vụ sinh thái là toàn bộ những gì con người thu được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chức năng của HST RNM. Ngoài các chức năng nêu trên, HST RNM còn có một số chức năng cụ thể khác(bảo vệ đất, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn nước, cố định CO2 và giải phóng O2...) nhưng do hạn chế về thời gian, tôi chỉ đánh giá một số chức năng cơ bản trên.


Bảng 4.5. Tổng hợp các giá trị dịch vụ của HST RNM (Đồng/năm)


Loại giá trị

Giá trị dịch vụ

Gỗ

576.000.000

Củi

64.816.667

Lâm sản ngoài gỗ

48.000.000

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

179.350.000.000

Chăn thả gia súc

876.000.000

Nguồn lợi sinh vật hoang dã

2.000.000.000

Bảo tồn HST

1.745.730.000

Bảo vệ đê biển, chắn sóng, bão, nước dâng

82.684.000.000

Giá trị về du lịch và giải trí

3.332.000.000

Tổng

270.677.000.000

Tổng giá trị dịch vụ cơ bản của HST RNM ở khu vực VQG Xuân Thủy là 270.677.000.000 (Đồng/năm). Như vậy hàng năm thu nhập của VQG Xuân Thủy từ các dịch vụ của HST RNM là rất lớn. Trên đây mới chỉ đánh giá khái quát về giá trị của VQG Xuân Thủy. Qua đó chúng ta cần có những biện pháp quản lý và sử dụng một cách hợp lý để HST rừng phát triển bền vững trong cả hiện tại và tương lai.

4.3. Hiện trạng QLHST tại VQG XUÂN THUỶ

Kết quả đánh giá công tác quản lý tại VQG Xuân Thủy cho thấy:

4.3.1. Ranh giới hành chính và diện tích

Diện tích VQG đã được phê chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/1/2003 với diện tích là 7.100 ha.



Hình 4 1 Bản đồ ranh giới VQG XT VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của 1

Hình 4.1. Bản đồ ranh giới VQG XT

VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh nằm giáp ranh với 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long và phần Bãi Trong (bãi bồi) huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Ranh giới được mô tả như sau:

Bắt đầu từ nơi giao nhau của đê Vành Lược với sông Vọp (phía Bắc) theo đê Vành Lược cắt một phần diện tích của Cồn Ngạn đến nơi giao nhau của đê Vành Lược Với sông Vọp (phía Nam); theo sông Vọp chạy bao lấy Cồn Lu và Cồn Xanh(ranh giới này chạy ra biển) đến cửa Ba Lạt theo Sông Hồng (ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định) đến Sông Vọp.

Ranh giới ngoài biển có thể được nhận biết bằng phao nhưng chúng tôi khuyến nghị đây là ranh giới mở cứ 5 năm lại phúc tra lại một lần để mở rộng VQG theo đúng công ước Ramsar. Nếu như ngoài biển có cồn mới nổi lên sẽ được tính vào ranh giới của VQG và phải được điều tra diện tích để trình uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định và Chính phủ phê chuẩn.

Ranh giới VQG Xuân Thuỷ có diện tích đủ lớn, bao trùm hầu hết diện tích rừng ngập mặn quan trọng trong khu vực và bảo tồn được toàn bộ diện tích các kiểu sinh cảnh vùng đất ngập nước VQG Xuân Thuỷ. Bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái, nơi


sống của các loài động thực vật. Đặc biệt đối với các loài chim di cư đang bị đe doạ cấp quốc gia và toàn cầu. Nhưng trong ranh giới VQG vẫn có dân sống định cư.

Đóng cột mốc

Xác định vị trí và đóng cột mốc ranh giới VQG ngoài thực địa, cột mốc ranh giới bằng bê tông cốt thép, khoảng cách giữa các cột từ 100 đến 150m đối với những nơi địa hình khó nhận biết. Những nơi ranh giới VQG dễ nhận biết cột mốc chỉ cần đóng ở đầu hoặc đầu mút ranh giới nơi có đường mòn đi vào VQG. Ngoài ra, ranh giới ngoài biển được nhận biết bằng phao.

Xây dựng bảng nội quy

Bảng nội quy được xây dựng ở ban quản lý và các trạm bảo vệ của VQG. Ngoài ra, Bảng nội quy còn được đặt trên ranh giới VQG nơi có nhiều người qua lại. Nhưng số lượng lượng bảng nội quy chưa đủ và kích thước chưa hợp lý.

Xây dựng bảng báo hiệu và tuyên truyền

Bảng báo hiệu và tuyên truyền bảo vệ rừng được đóng tại các bản xung quanh VQG và các tuyến dễ xâm nhập vào rừng. Chất liệu của bảng được làm bằng xi măng thép đúc. Đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và quy cách đề ra.

Việc xác định ranh giới và đóng cột mốc được thực hiện có sự tham gia của các bên liên quan gồm: chính quyền xã, Hạt kiểm lâm huyện, phòng Tài nguyên Môi trường huyện, phòng Kinh tế, các công ty ở các xã có liên quan đến ranh giới. Kết quả cuối cùng là đạt được một bản thỏa thuận về ranh giới giữa các bên liên quan. Bản đồ ranh giới hành chính cũng đã được thiết lập (Xem hình 4.3).

4.3.2. Phân khu chức năng của Vườn quốc gia Xuân Thủy

4.3.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật, về môi trường, về địa lý, về cảnh quan khí hậu thuỷ văn theo các chương trình đã đề ra của VQG. Các hoạt động nghiên cứu sẽ được thiết kế trên một số tuyến, một số địa điểm nhất định. Còn phần lớn diện tích sẽ được giữ yên tĩnh cho động vật sinh sống. Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông được tiến hành các hoạt động thực tập về địa chất, rừng và sinh


học. Thực hiện du lịch tham quan và du lịch sinh thái. Nhưng chưa phát triển xây dựng dự án du lịch sinh thái để quy hoạch, thiết kế các tuyến, các điểm du lịch sao cho vừa hấp dẫn khách du lịch vừa không ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG.

Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được mô tả rõ ràng: Phía bắc bắt đầu từ lạch sông bắt nguồn từ Sông Hồng chạy phía dưới đầm tôm của ông Tòng (hiện cho ông Vũ Văn Chất đấu thầu) qua đầm tôm nhà ông Đinh Văn Hinh (hiện cho anh Trần Văn Nam đấu thầu) đi theo lạch sông ra đê Vành Lược theo đê Vành Lược đến đoạn trồng rừng của hội chữ thập đỏ Đan Mạch, bao lấy toàn bộ diện tích rừng của cồn Lu và chạy ra biển bao toàn bộ diện tích cồn Xanh về cửa Ba Lạt. Với diện tích là 5.396 ha.

Bảng 4.6. Hiện trạng đất đai trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Đơn vị: ha


Hiện trạng

Diện tích

Đất mặt nước

3.265

Rừng Sú Vẹt

1.596

Rừng Phi Lao

78

Đất Cát

382

Phù sa cát

59

Đầm tôm

16

Tổng

5396


4.3.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái

Nhận thức được phục hồi lại các diện tích rừng đã bị suy thoái vì tác động của con người bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi sinh cảnh, trồng rừng cảnh quan. Tổ chức thực nghiệm, nghiên cứu về lâm sinh, động vật, thực vật, địa chất thuỷ văn. Tổ chức tham quan, du lịch sinh thái.

Ranh giới được chia thành 2 phân khu rõ ràng : Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn và khu phục hồi sinh thái cồn Lu.


Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn: Bắt đầu từ sông Vọp đến cống K2 đi theo đê Vành Lược đến lạch sông thứ nhất theo lạch sông chảy phía dưới đầm tôm của ông Đinh Văn Hinh (hiện cho anh Trần Văn Nam đấu thầu) qua đầm tôm nhà ông Tòng (hiện cho ông Vũ Văn Chất đấu thầu) ra sông Hồng. (Đây là khu phục hồi sinh thái đầm tôm)

Phân khu phục hồi sinh thái cồn Lu: Phần còn lại của cồn Lu được tính từ mép rừng trồng của hội chữ thập đỏ đan mạch theo sông Vọp chạy bao lấy đuôi cồn Lu.

Với diện tích là phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn 214 ha, phân khu phục hồi sinh thái cồn Lu1.490 ha.

Bảng 4.7. Hiện trạng đất đai phân khu phục hồi sinh thái

Đơn vị: ha



Hiện trạng

Diện tích

Phân khu phục hồi sinh thái

cồn Ngạn

Phân khu phục hồi sinh

thái cồn Lu

Đất mặt nước

55

680

Rừng Sú Vẹt

2


Rừng Phi Lao


19

Đất Cát


256

Phù sa cát


535

Đầm tôm

157


Tổng

214

1.490

4.3.2.3. Phân khu hành chính dịch vụ

Phân khu hành chính dịch vụ và du lịch đảm bảo đủ chức năng của trụ sở ban quản lý VQG, là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục trong khu vực.

Để đáp ứng được các chức năng trên, phân khu hành chính dịch vụ và du lịch phải được đặt ở vị trí thích hợp, nằm ngoài VQG, thuận tiện cho việc đi lại. Địa


điểm thích hợp đặt Ban quản lý VQG ở chân Cầu Vọp (Phía Tây Bắc VQG).

Với diện tích 26 ha; Được chia làm hai phần: Một phần nằm chân Cầu Vọp với diện tích 10ha (Phần này không được tính vào diện tích của vùng lõi) và một phần nằm trong vùng lõi VQG(Vườn thực vật) với diện tích 16ha. Diện tích này đủ lớn để xây dựng các công trình phục vụ các chức năng trên như: Trụ sở làm việc của ban quản lý, nhà tiêu bản, trung tâm dịch vụ du lịch, trạm cứu hộ, vườn thực vật, vườn ươm, các công trình công cộng và các điểm vui chơi giải trí khác.

Hiện nay, đã có đường ô tô tới trụ sở của trụ sở vườn. Khu vực không bị ngập úng. Nước sinh hoạt có thể dùng giếng khoan đưa lên bể lọc, nước mưa hoặc mắc đường ống nước lấy nước từ dân gần phân khu, điện hạ thế tới gần phân khu chỉ cách phân khu gần 1km nên làm một trạm hạ thế cho trụ sở và thiết kế hệ thống điện nội bộ.

4.3.2.4. Vùng đệm

Với diện tích 8.000 ha

Vùng đệm đã được xác định theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02/1/2002. Vùng đệm gồm phần đất còn lại của Cồn Ngạn, Bãi Trong và các xã nằm giáp với VQG như Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long.

Vùng đệm là vành đai bảo vệ, là hàng rào chắn phòng hộ cho VQG.

Ban quản lý Vườn quốc kết hợp với chính quyền và ban ngành các cấp ở các huyện, xã vùng đệm nâng cao đời sống của nhân dân, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững, phục hồi lại hệ sinh thái, tạo các điều kiện thuận lợi về kinh tế cho địa phương, nhằm giảm áp lực vào VQG.

VQG có phối hợp với chính quyền vùng đệm nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, khuyến nông, khuyến lâm, trợ giúp cán bộ kỹ thuật, đào tạo, giáo dục về sử dụng đất, bảo tồn thiên nhiên và môi trường. VQG cần tạo cơ hội thu hút các dự án đầu tư để phát triển kinh tế vùng đệm.

Các cán bộ của Vườn chưa đẩy mạnh kết hợp các mô hình, đầu tư các ngành nghề, thu hút nhân lực vào các ngành nghề nâng cao thu nhập giảm sức ép lên vùng lõi. Cùng với đó chưa huy động nhân lực tốt phát triển nghề truyền thống và tiếp

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí