nhận những ngành nghề mới kết hợp công nghệ khoa học tiên tiến nâng cao trình độ và thu nhập của người dân trong vùng.
Như vậy, việc phân chia các khu chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và phát triển cũng như hoạch định các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ cộng đồng trong vùng đệm cải thiện đời sống. Đến nay, VQG Xuân Thủy đã hoạch định được ranh giới 4 phân khu chức năng trên bản đồ và ngoài thực địa, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm, phân khu hành chính dịch vụ. Ranh giới các phân khu chức năng được dựa trên các ranh giới sông, suối tự nhiên.
Tuy vậy, một số tồn tại như: Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004), cấm toàn bộ các hoạt động khai thác tài nguyên trong VQG, nên việc phân chia các khu vực đa chức năng nhằm khai thác các tiềm năng du lịch, tận thu lâm sản ngoài gỗ...chưa được tận dụng.
4.3.3. Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong vùng đệm về các giá trị bảo tồn là một trong những hoạt động thúc đẩy tiến trình quản lý một cách có hiệu quả. Kinh nghiệm bảo vệ và phát triển trên thế giới cho thấy: Việc phát triển VQG thành một điểm du lịch thiên nhiên và một điểm giải trí trong ngày có cung cấp thông tin cho người dân trong vùng và tạo ra nguồn thu nhập cho VQG cũng như cộng đồng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, do vị trí không thuận lợi, nên lượng khách đến thăm quan du lịch tại Vườn còn ít, mặc dù tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, vào mùa chim (Tháng 9- 10) là nơi tập trung nhiều khách đến thăm, còn các tháng khác thì chỉ có lác đác một vài đoàn đến tham quan và nghiên cứu. Sở giáo dục Tỉnh, phòng giáo dục huyện Giao Thủy cùng với VQG Xuân Thủy đã thống nhất công nhận nội dung của chương trình giáo dục môi trường và đưa vào tổ chức ngoại khóa thông qua các buổi sinh hoạt tập trung, dã ngoại cho các trường học quanh vùng.
Ngoài ra, VQG Xuân Thủy còn phối hợp với các nhà thờ, nhà chùa tổ chức miễn phí các buổi học để nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Đã có nhiều chương trình bổ ích bằng hành dộng đó là: Thu thập rác thải, dọn vệ sinh, các khẩu hiệu...
Tuy vậy, do địa bàn của vùng đệm rộng (5 xã), dân cư phân bố không tập trung, nên việc triển khai chương trình giáo dục môi trường gặp nhiều khó khăn.
Điểm du lịch sinh thái
Điểm du lịch sinh thái khu vực trạm biên phòng và doanh trại bộ đội Cồn Lu: Khu vực này đang có dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái như nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, chòi quan sát. Cần phát huy và triển khai dự án du lịch này có thể kết hợp với các bãi tắm như: Bãi tắm ở Bãi nứt, bãi tắm Cồn xanh. Đã tận dụng được các điểm du lịch trong vùng như: Điểm du lịch Bãi Nứt, điểm du lịch Cồn xanh, điểm du lịch đuôi Cồn lu, đặc biệt là điểm quan sát chim nước (khu vực Bãi vạng), đây là khu vực tập trung nhiều loài và nhiều đàn chim nước và chim di cư nhất trong VQG đã được quy hoạch và xây dựng chòi quan sát phục vụ khách du lịch sinh thái, những người quan sát chim và các nhà nghiên cứu.
Tuyến du lịch sinh thái
Thiết lập được tuyến du lịch bằng thuyền một vòng khép kín đó là từ ban quản lý tới trạm đón tiếp (nhà môi trường cũ) đi theo lạch ra sông Vọp tới ngọn Hải Đăng(ở đất Thái Bình), trạm Biên Phòng, điểm du lịch Cồn Xanh, điểm du lịch bãi nứt, Điểm du lịch cuối Cồn Lu, Bãi Vạng (điểm quan sát chim nước) về Ban quản lý bằng đường sông Vọp hoặc Cống Cai Sinh (xã Giao Lạc). Tuyến này có thể đi ngược lại.
VQG đã thúc đẩy tuyến du lịch tổng hợp gồm tuyến du lịch thăm quan đời sống kinh tế, xã hội các xã vùng đệm Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Long và VQG Tuy nhiên, chưa tận dụng triệt để kết hợp với các khu du lịch dài ngày như: Quất Lâm, Hải Thịnh.
4.3.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực
4.3.4.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy của Vườn bao gồm Ban giám đốc, Trạm Quản lý bảo vệ rừng thuộc phòng quản lý Tài nguyên- Môi trường và các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh tế tổng hợp, Phòng quản lý tài nguyên và môi trường, Phòng khoa học kỹ thuật, đang xây dựng Trung tâm Giáo dục môi trường và Vườn thực vật. Theo quy định mới, VQG Xuân Thủy đang tiến hành bổ sung thêm các phòng ban mới. (Hình 4.4)
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc (1)
Phòng KT- TH
Phòng KH- KT
Trạm QLBVR
Phòng QL TN- MT
Hình 4.2. Bộ máy tổ chức VQG Xuân Thủy
Ghi chú:
KT- TH= Kinh tế tổng hợp, KH- KT= Khoa học kỹ thuật, QLBVR= Quản lý bảo vệ rừng, QL TN- MT= Quản lý tài nguyên môi trường.
Như vậy, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc VQG Xuân Thủy đầy đủ, rõ ràng với các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết đối với các VQG. VQG Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm chú ý. Trong những năm qua, hợp tác quốc tế đã có những tác dụng không nhỏ trong quá trình hoạt động của Vườn, nhưng trong hệ thống tổ chức trên không thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ hoạt động hợp tác quốc tế vầ cũng chưa có một đơn vị nào trong Vườn được phân công trách nhiệm thực hiện hoạt động này. Điều này dẫn đến việc quản lý các dự án đầu tư nước ngoài chưa đạt được hiệu quả thiết thực. Biên chế hiện nay của VQG Xuân Thủy là 19 người.
4.3.4.1. Nhân lực
Số liệu thống kê ở bảng 4.8 cho thấy: Số lượng cán bộ trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao, chủ yếu là đại học Lâm nghiệp. Do vậy, việc thực hiện các chuyên môn của Vườn là khá tốt và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, với một VQG đầy tiềm năng thì số lượng cán bộ của Vườn như trên là chưa đủ. Khó đáp ứng được mục tiêu lâu dài là quản lý hiệu quả và chất lượng HST của VQG.
Bảng 4.8. Tổng hợp nguồn nhân lực của Vườn quốc gia Xuân Thủy, 2011
Bộ phận | Tổng số | Trình độ chuyên môn | ||||||||||
Nam | Nữ | ĐH KH XH- NV | ĐH LN | ĐH TS | ĐH KT | ĐH NN | ĐH DL | C Đ | T C | |||
1 | Ban GĐ | 2 | 2 | 0 | 1 | 1 | ||||||
2 | Phòng KT-TH | 4 | 4 | 0 | 1 | 1 | 2 | |||||
3 | Phòng QL TN-MT | 7 | 6 | 1 | 5 | 1 | 1 | |||||
4 | Phòng KH-KT | 6 | 3 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | |||
Tổng | 19 | 15 | 4 | 1 | 7 | 1 | 1 | 4 | 1 | 2 | 2 | |
Tỷ lệ % | 78,9 | 21,1 | 5,3 | 36,8 | 5,3 | 5,3 | 21,1 | 5,3 | 1 0 , 5 | 1 0 , 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Cơ Bản Của Các Thành Phần Trong Hst Rừng Ngập Mặn
- Giá Trị Kinh Tế Thu Được Từ Lâm Sản Ngoài Gỗ
- Tổng Giá Trị Du Lịch Của Vqg Xuân Thủy (Đồng/năm)
- Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Tài Nguyên Vqg Xuân Thuỷ
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 10
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Ghi chú:
ĐHKHXH-NV= Đại học khoa học xã hội nhân văn; ĐHLN: Đại học Lâm nghiệp; ĐHTS= Đại học thủy sản; ĐHKT: Đại học kinh tế; ĐHNN: Đại học nông nghiệp; ĐHDL= Đại học dân lập; CĐ: Cao đẳng; TC: Trung cấp.
4.3.5. Các hoạt động của VQG Xuân Thủy
4.3.5.1. Hoạt động bảo vệ a. Quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện trong phạm vi VQG do ban quản lý và các trạm bảo vệ tiến hành tổ chức triển khai thực hiện. VQG đã nghiên cứu các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách hữu hiệu nhất theo quy chế
quản lý rừng đặc dụng. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chi tiết trạm bảo vệ, xây dựng lịch tuần tra hàng tuần, tháng và năm trạm bảo vệ. Tuy nhiên, chưa sát sao với việc kiểm tra và hướng dẫn thường xuyên các hộ gia đình và các cộng đồng nhận giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung.
b. Phòng cháy chữa cháy rừng
Tổ chức thực hiện xây dựng nội quy và biện pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng. Mặc dù để kiểm soát kịp thời, Vườn đã xây dựng hệ thống chòi canh, quan sát phòng chống cháy rừng, với số lượng hai chòi quan sát. Nhưng tổ chức tuyên truyền sâu rộng về phòng cháy chữa cháy rừng trong người dân, nhà trường, các tổ chức và cơ quan ban ngành trong khu vực chưa cao, nên tổ chức hội thao công tác phòng chống cháy rừng có người dân và cộng đồng tham gia.
c. Tổ chức các trạm bảo vệ
Trạm bảo vệ được xây dựng thuận tiện cho việc phối hợp với chính quyền nhân dân các xã trong vùng lõi và vùng đệm trong công tác quản lý bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng, thuận lợi cho công tác tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, dịch vụ du lịch sinh thái, tuyên truyền giáo dục. Nhưng chưa kiểm soát và chỉ đạo triệt để được việc sử dụng tài nguyên rừng, đất đai, công tác phục hồi rừng trong phân khu phục hồi sinh thái.
d. Xây dựng trụ sở Ban quản lý
Hiện tại, VQG đã quy hoạch toàn bộ khuôn viên phân khu dịch vụ hành chính và du lịch. Đã có trụ sở làm việc mới, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho cán bộ vườn. Cán bộ của Vườn ngủ và làm việc tại văn phòng, đây là một bất cập ảnh hưởng tới chất lượng trong vấn đề quản lý tổng thể hệ sinh thái. Đã hoàn thiện hệ thống cổng vào, hàng rào bảo vệ, bãi để xe, cùng với đó là hệ thống cây xanh, cây cảnh tạo cảnh quan sinh thái đã được trồng. Vườn đang xây dựng vườn thực vật và Trung tâm giáo dục môi trường.
e. Nâng cấp tôn tạo đường tuần tra bảo vệ
Đã nâng cấp cải tạo đường bộ, tuyến đê Vành Lược, đây là đường đất do dân đắp khi quai đê ra biển nên thiết kế nâng cấp thành đường bê tông. Tuy nhiên, hệ
thống đường chưa đáp ứng được nhu cầu tuần tra bảo vệ, đặc biệt là chưa có hệ thống điện, mà hiện nay đang tiến hành lắp điện ra đến trạm bảo vệ.
4.3.5.2. Hoạt động phục hồi sinh thái
a. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái đầm tôm bãi vạng
Bước đầu Vườn đã quy hoạch khu vực nuôi tôm và bãi vạng, giải tỏa các đầm nuôi tôm, bãi vạng hiện có tác động đến công tác bảo tồn, giải quyết mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, thiết lập quy chế vế quản lý, sử dụng nguồn lợi về nuôi tôm, nhưng hoạt động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức của cộng đồng đối với công tác bảo tồn chưa cao.
c. Vườn ươm
Để đảm bảo lưu trữ, gieo trồng và cung cấp giống cho công tác phục hồi rừng và trồng cây nông lâm nghiệp trong nhân dân, VQG đang xây xây dựng các vườn ươm tại trụ sở ban quản lý.
d. Vườn thực vật
Nhằm bảo tồn các loài thực vật trong VQG Xuân Thuỷ và thu thập, giới thiệu các loài thu thập trong toàn quốc và giới thiệu một số loài nhập nội có khả năng trồng và phát triển trong khu vực. Vườn đã thực hiện đền bù đầm tôm với diện tích 16 ha. Chia lô để trồng thuần loại với các loài cây khác nhau như lô trồng Trang, lô trồng Bần, lô trồng Sú...Nhưng hiện tại chưa tiến hành xây dựng.
e. Khoán bảo vệ và khoanh nuôi
Nhằm mục tiêu bảo vệ diện tích rừng chưa bị hoặc ít bị tác động còn lại trong VQG, bảo vệ sinh cảnh của các loài động vật rừng, nâng cao độ che phủ của rừng và chất lượng rừng, dần phục hồi lại những diện tích rừng tự nhiên đã bị suy thoái hồi nguyên thành rừng có kết cấu bền vững, tạo việc làm và thu hút người dân tham gia, tăng thu nhập và nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phục hồi rừng. VQG đã giao khoán một phần diện tích rừng ở cả 2 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. để phục hồi lại diện tích rừng thưa, đất trống, các đầm tôm trong phạm vi của vườn. Nhân dân rất phấn khởi khi được nhận và được hưởng một phần lợi ích ở đó.
4.3.5.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo a. Chương trình nghiên cứu
Phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu cho từng đề tài khác nhau, xác định thời gian và cơ quan hợp tác tương đối rõ tàng, chuẩn bị đào đạo cán bộ làm công tác nghiên cứu, tiến hành thực hiện nghiên cứu tại thực địa và tại phòng tiêu bản.
b. Chương trình đào tạo
Tổ chức mở các khoá đào tạo tại chỗ, hoặc gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu đa dạng sinh học. Mở các khoá đào tạo tại chỗ về công tác quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân, các kỹ năng công tác cộng đồng. Cần mời giảng viên có trình độ về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về giảng bài cho các khoá đào tạo tại chỗ. Tăng cường gửi cán bộ đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo, các trường hoặc các tổ chức phi chính phủ, các nước có nhiều kinh nghiệm quản lý VQG tương tự như Việt Nam về các lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, quản lý bảo vệ rừng, khuyến nông lâm, cứu hộ động vật, đặc biệt là các kinh nghiệm về quản lý và phát triển các vùng đất ngập nước.
c. Dịch vụ khoa học
Đang xây dựng trung tâm giáo dục môi trường về đất ngập nước và công tác phát triển cộng đồng. Vị trí nằm trong trụ sở VQG. Bổ sung các đầu sách về bảo tồn thiên nhiên, quản lý rừng bền vững, các vấn đề liên quan đến các bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước...Xây dựng thêm chòi quan sát phục vụ cho công tác nghiên cứu và giám sát (kết hợp với các chòi quan sát phòng cháy rừng).
4.3.5.4. Hoạt động tuyên truyền giáo dục
VQG thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục không chỉ trong phạm vi Vườn mà trong phạm vi vùng đệm và các xã của các huyện lân cận. Chương tình này còn mở rộng đối với các cơ quan bên ngoài và các đối tượng khác như du lịch, nghiên cứu và những tổ chức, cá nhân quan tâm đến VQG.
Tuy nhiên, việc soạn thảo các tài liệu, sách giới thiệu về VQG Xuân Thuỷ chưa kịp thời, nhưng đã tổ chức các lớp truyền thông về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế
cộng đồng trong các xã cả vùng lõi và vùng đệm của VQG, cần tăng cường soạn thảo tài liệu về bảo vệ rừng và môi trường phát cho học sinh các trường phổ thông của các xã, tổ chức câu lạc bộ xanh ở mỗi thôn bản, xây dựng và giới thiệu phim, ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng trong cộng đồng và các trường học.
4.3.5.5. Hoạt động nghiên cứu giám sát
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nghiên cứu, phát hiện sự biến đổi thành phần của HST cũng như quản lý tính thích ứng với sinh thái, xã hội, chính sách và bảo vệ môi trường kinh tế theo yêu của nguyên tắc 9. Tuy nhiên, Vườn chưa thực hiện nội dung này do nguyên nhân chủ yếu là: (1) Năng lực nghiên cứu hạn chế, (2) thiếu kinh phí đầu tư thuê khoán chuyên môn cho chuyên gia thực hiện. Mặt khác, để tiến hành nghiên cứu giám sát, cần phải chuẩn bị đủ nguồn lực: nhân lực (đội ngũ cán bộ đủ và có năng lực), tài lực (bố trí đủ tài chính) và vật lực (cơ sở vật chất cho các hoạt động), đồng thời phải có sự tham gia của người dân để sử dụng những kinh nghiệm và kiến thức bản địa.
4.3.5.6. Hoạt động cộng đồng tham gia quản lý RNM.
Đứng trước thực trạng, một số chỗ RNM gần như ở trong tình trạng vô chủ, bị một số kẻ xấu xâm hại, chặt phá làm đầm tôm vây vạng hoặc khai thác lấy củi, khiến cho diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm. Về lâu dài, nếu không có giải pháp quản lý hữu hiệu, dải RNM quý giá nói trên sẽ bị phá huỷ, tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trường ở Vườn quốc gia-Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ mà người khởi xướng là GĐ. Nguyễn Viết Cách, sau nhiều năm trăn trở đã đề xuất ý tưởng: “Xây dựng đề án cộng đồng quản lý RNM cho các xã vùng đệm nhằm bảo tồn lâu dài hệ sinh thái rừng quý giá” ”. Năm 2010, nhận được sự hỗ trợ của Chương trình liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP), VQG Xuân Thuỷ đã tiến hành khảo sát lập đề án. Sau một thời gian làm việc nghiêm túc với cộng đồng vùng đệm, phân tích tổng hợp các yếu tố liên quan và thống nhất kế hoạch triển khai với UBND xã Giao An, Bản Đề án đã hoàn thành và đã được các bên liên quan thống nhất thông qua. Khi triển khai Đề án Chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò