Đặc Điểm Khí Hậu, Thuỷ Văn, Thuỷ Triều, Tốc Độ Bồi Lắng


CHƯƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

VQG Xuân Thuỷ Thuỷ thuộc hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Xanh, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km và cách Hà Nội 130km, có toạ độ địa lý:

Dài 5’ vĩ độ Bắc; từ 20010’ B đến 20015’B.

Rộng 12’ kinh độ đông; từ 106020’Đ đến 106032’Đ. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng.

Phía Tây Bắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và xã Giao Hải, thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.

Phía Đông Nam và Tây nam giáp biển Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

3.1.2. Địa hình địa mạo

VQG Xuân Thuỷ là bãi triều ngoài đê biển. Bãi triều bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông bao gồm cát, bùn và sét. Sự bồi đắp trầm tích phù sa theo không gian và thời gian được quyết định bởi: lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông, động lực thuỷ triều và tác động của con người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm...) đã tạo nên hình thái địa mạo ngày nay. Nhìn chung địa hình thấp từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m, đặc biệt cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m.

Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 4

Sự phân cắt bãi triều VQG bởi đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp thành: Một phần Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.

- Cồn Ngạn: Do quai đê lấn biển đã phân chia một phần diện tích Cồn Ngạn ngoài đê biển thuộc VQG Xuân Thuỷ. Cồn Ngạn thuộc VQG nằm giữa đê quai lấn biển và sông Trà. Hầu hết diện tích phía bắc Cồn Ngạn đã được ngăn đắp thành ô, thửa để nuôi bắt hải sản. Diện tích còn lại tại bắc cửa sông Trà là bãi lầy và đất trồng. Từ bãi lầy đến cuối Cồn Ngạn là rừng ngập mặn sú và trang.

- Cồn Lu: Cồn Lu nằm giữa sông Trà và lạch triều chia cắt với Cồn Xanh.


Cồn Lu nằm gần song song với Cồn Ngạn. Phía Đông và Đông Nam Cồn Lu có một dải cát cao không ngập triều, một ít diện tích đã có lớp phủ Phi lao, phía đuôi Cồn Lu là một bãi vạng trên đất cát, cát pha, và bãi lầy đất trống. Diện tích còn lại là diện tích ngập mặn Sú và Trang.

- Cồn Xanh: Cồn Xanh nằm tiếp giáp với Cồn Lu. Độ cao trung bình Cồn Xanh từ 0,5 – 0,9 m. Cồn Xanh được cấu tạo bởi cát biển. Cồn Xanh đang tiếp tục được bồi đắp để mở rộng diện tích và nâng cao cốt đất. Cồn Xanh luôn luôn ngập nước lúc triều cường (nước lớn). Lúc nước ròng (nước nhỏ) Cồn Xanh gồm 2 dải cát, một dải cát nằm ở vị trí phía đông và một dải cát nằm ở vị trí đông nam. Đây là cồn đã và đang hình thành để mở rộng quỹ đất.

- Lòng lạch sông và lạch triều: Lòng lạch sông và lạch triều là địa hình âm, luôn luôn ngập nước thường xuyên. Lòng lạch sông và lạch triều đang được trầm tích phù sa (bùn, sét và cát) bồi đắp, nâng cao cốt đất và thu hẹp dòng chảy. Lòng lạch sông và lạch triều đại bộ phận có lớp trầm tích lầy nhão. Lòng lạch sông và lạch triều có diện tích lớn (khoảng 4000 ha) có tiềm năng mở rộng diện tích đất trong tương lai.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng

3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu

VQG Xuân Thuỷ thuộc khu địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển, (Vũ Tự Lập, Lê Diên Dực). VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K=1,5 - 2,00), gió mùa có mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình

<180c. Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất >250c. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ ở đây mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm.

- Chế độ nhiệt:

Tổng lượng bức xạ trong năm dao động 95 - 105 KCal/cm2/năm. Tổng lượng nhiệt năm từ 8.000 - 8.5000c.

Nhiệt độ trung bình năm 240c.

Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 16,3 - 20,90c.


Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,80c. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,10c.

- Chế độ mưa:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.715 mm. Năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2754 mm.

Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm.

- Chế độ ẩm:

Độ ẩm không khí trung bình là 84%.

Độ bốc hơi trung bình năm là 817,4 mm.

Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 - 126 mm/tháng. Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7.

- Chế độ gió:

Hướng gió: Mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc. Mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 3 -4 m/giây.

- Thời tiết: Trong 1 năm VQG có những đặc điểm thời tiết chính sau: Thời tiết lạnh và khô hanh về mùa đông.

Tiết mát mẻ mưa phùn, ẩm ướt về mùa xuân. Tiết nắng nóng mưa dông, mưa rào về mùa hạ. Tiết mát dịu, mưa ngâu, bão, dông về mùa thu.

3.1.3.2. Thuỷ văn

VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp. Ngoài ra còn có các lạch sông thoát nước.

Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch khi nước triều xuống thấp.

Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài


ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây bắc.

Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít. Đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG.

Ngoài sông Trà, sông Vọp, còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển.

3.1.3.3. Thuỷ triều

Thuỷ triều VQG thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ trong một ngày trung bình khoảng 150 - 180 cm. Triều lớn nhất đạt 3,3 m và triều nhỏ nhất là 0,25 m. Do có thuỷ triều mà rừng ngập mặn đã được duy trì và phát triển tốt.

Chính nhờ có thủy văn và thuỷ triều đã nâng cốt đất VQG và mở mang lãnh thổ làm tăng quỹ đất.

3.1.3.4. Tốc độ bồi lắng

Sông Hồng mang một lượng lớn trầm tích nên nước sông có màu nâu đỏ đặc trưng. Lượng trầm tích là 6-7 kg/m3 trong mùa lũ và 11 g/ m3 trong giai đoạn nước thấp (Niên giám 1994). Trung bình hàng năm Sông Hồng đổ ra biển tại cửa Ba Lạt là 114 triệu tấn (TS. Đỗ Văn Nhượng và Ths Hoàng Ngọc Khắc. 2001).

Tại VQG Xuân Thuỷ bình quân bồi lắng phù sa nâng cao cốt đất là 6,38 cm/nam (Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Hữu Thọ. 2001). Tốc độ lấn ra biển hàng năm vài chục mét (30 - 40m) làm cho quĩ đất tăng lên đáng kể.

3.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ nhưỡng bãi triều VQG Xuân Thuỷ có những nhóm, loại đất sau:

3.1.4.1. Đất cát biển: (đất cát và cồn cát biển)

+ Đất cát biển và cồn cát được hình thành bởi quá trình trầm tích cửa sông ven biển do quy luật lắng đọng. Đất cát ven biển VQG Xuân Thuỷ được hình thành lâu ngày gọi là đất cát biển, cồn cát biển là nơi mới và đang được hình thành. Đất cát biển phân bố ở Cồn Ngạn, Cồn Lu (trừ phần đuôi Cồn Lu). Cồn cát biển phân bố toàn bộ ở Cồn Xanh và đuôi Cồn Lu. Sự sai khác giữa đất cát biển và cồn cát biển là đất cát biển đã có hình thành giới thực vật còn cồn cát biển chưa hình thành giới thực vật,


vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp của động lực thuỷ triều.

3.1.4.2. Đất mặn nhiều - Mn

Đất mặn bãi triều VQG Xuân Thuỷ là loại đất mặn clorua. Đất mặn được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa cửa sông Hồng trong môi trường mặn nước biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn thủy triều.

Đất mặn bãi triều thuộc loại đất mặn nhiều vì tổng số muối tan chiếm 0,5 - 1,0% nồng độ clo 0.15 - 0,25%.

Đặc tính cơ bản của đất mặn VQG là có nồng độ muối hoà tan cao, hàm lượng magiê cao trội hơn hàm lượng canxi. Điều này rất phù hợp với qui luật phân bố magiê trong đất, vì đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển.

3.1.4.3. Đất lầy mặn - Jmn

Đặc điểm chính của đất lầy mặn là:

- Có lớp bùn sét loãng ở trên bề mặt đất.

- Dưới lớp bùn sét loãng là lớp cát pha sét hoặc sét pha cát chưa cố định, đất nhão và lầy. Dưới lớp đất nhão và lầy là lớp đất đã được cố định.

Nguyên nhân chính là đất ngập nước thường xuyên, lớp đất mới và đang được bồi đắp phù sa. Vì chế độ ngập triều cho nên đất vừa lầy lại vừa mặn. Mặc dù diện tích đất lầy mặn không lớn, nhưng là nơi cung cấp thức ăn tập trung và quan trọng của đàn chim nước.

3.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì

Lớp phủ thực bì VQG Xuân Thuỷ được phân hoá thành: Có lớp phủ thực bì là rừng ngập mặn, rừng phi lao và không có lớp phủ thực bì là hiện trạng đất trống và mặt nước

3.1.5.1. Rừng ngập mặn

Đặc trưng đất ngập nước cửa sông ven biển là rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Xuân Thuỷ mang đặc điểm chung của rừng ngập mặn bắc Việt Nam. Những đặc điểm chung của rừng ngập mặn là:

- Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh.

- Rừng ngập mặn trưởng thành, cây thấp và nhỏ ( Trần Ngũ Phương).


- Rừng có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.

- Rừng ngập mặn được hình thành trong điều kiện đất ven biển còn ngập nước mặn. Đất mặn không thoáng khí, bị glêy hoá, hàng ngày bị ngập nước khi triều lên và được phơi ra khi triều xuống.

- Rừng ngập mặn Xuân Thuỷ phân dị thành 2 trạng thái: Rừng sú thuần loài có nguồn gốc rừng tự nhiên thuộc hai cấp tuổi 5 - 10 năm và cấp tuổi > 10 năm. Sú là loài cây bụi, cao1 -2m , thân ngắn, chìa cành nhiều, tán dầy, rộng khá liên tục. Trong quần lạc sú, có thêm nhiều loài mắm, bần. Trạng thái sú đã được sử dụng làm vuông tôm.

Rừng trang thuần loài là rừng trồng, gồm 3 cấp độ tuổi: cấp tuổi < 5 năm, cấp tuổi 5 - 10 năm và cấp tuổi > 10 năm. Thân cao trung bình 4 - 5 m, mật độ 5000 cây/ha.

3.1.5.2. Rừng Phi lao

Trên dải cao thoát triều (đất không ngập triều) Cồn Lu là rừng phi lao trồng. Rừng phi lao trồng gồm 3 cấp tuổi, cấp tuổi < 5 năm, cấp tuổi 5 - 10 năm và cấp tuổi > 10 năm. Mật độ trồng 3.300 cây/ha. ở cấp tuổi > 10 năm có đường kính trung bình 15 - 25 cm, chiều cao 10 - 15 m. Đất cồn cát thoát triều, cây phi lao tỏ ra ưa thích, vì vậy rừng phi lao phát triển tốt.

3.1.5.1. Hiện trạng đất trống và mặt nước

Ngoài lớp phủ rừng ngập mặn, rừng phi lao, VQG Xuân Thuỷ còn có hiện trạng đất trống và mặt nước.

- Hiện trạng đất trống: Có những đất trống trên cồn cát, bãi vạng, đất lầy.

- Hiện trạng mặt nước là những diện tích đất ngập nước thường xuyên của VQG . Đại bộ phận mặt nước là nước mặn, chỉ có ở cửa sông Trà là nước lợ.

3.1.6. Khu hệ Thực vật

Theo nghiên cứu của Gs.Ts Phan Kế Lộc (1999) đã thống kê được 99 loài thực vật bậc cao có mạch 33 họ. Chuyên đề thực vật phục vụ dự án đầu tư VQG đã phát hiện và thống kê thêm 16 loài thuộc 8 họ, nâng số loài lên 116 thuộc 99 chi, 42 họ. Thực vật nổi đã bước đầu được Viện Nghiên cứu Hải sản và Sở Thuỷ lợi Nam Hà nghiên cứu và đã công bố 64 loài.


3.1.7. Khu hệ động vật

3.1.7.1. Lớp chim

- Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ.

- Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ ,bộ Hạc ,bộ Sếu và bộ Sả . Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài .

- Các sinh cảnh chính thường gặp là: rừng ngập mặn (64,6% ), bãi sậy và cói ( 67,4 %) ,bãi bồi và cồn cát trống (55,1%) ,rừng phi lao (42,2%)

- Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước . Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ; Vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con ( Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là: 20.000 con )

3.1.7.2. Lớp thú

Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài : Dơi, chuột, cầy, cáo ... , ở dưới nước có ba loài quí hiếm là :

Rái cá (Lutra lutra), cá Heo (Lipotes vexilifer) và Cá Đầu ông sư (Neophocaera phocaenoides). Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão( Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm )

3.1.7.3. Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng

Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQGXT tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái. Số liệu về ĐDSH của các lớp Bò sát và Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Vùng đệm được xác định là: một phần của Cồn Ngạn (tính từ đê Vành Lược trở về phía đê trung ương cũ), Bãi Trong, và 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.

3.2.1. Đặc điểm về xã hội

3.2.1.1. Dân số và mật độ dân số


5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 46.148 khẩu, 11.464 hộ với diện tích 38,66 km2 (Theo số liệu thống kê của các xã năm 2002). Thực tế cho thấy số người trong một hộ hơi thấp, bình quân là 4 người / hộ, trong mỗi hộ thường là 2 - 3 thế hệ, rất ít có những hộ gia đình đông tới 9 – 10 người và có đến 4 thế hệ cùng chung sống. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.206 người/km2 . Xã có mật độ dân cao nhất 1.331 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là 1023 người/km2.

3.2.1.2. Tỷ lệ tăng dân số

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của 5 xã Vùng đệm tương đối đồng đều, bình quân qua các năm là 1,2%. Trong năm 2002 số người sinh con thứ 3,4 vẫn còn; Thường tập trung ở các xã, thôn có đông thành phần dân thiên chúa giáo. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của người phụ nữ còn rất nặng nề đối với sinh con một bề và đặc biệt là chịu nhiều ảnh hưởng ràng buộc của đạo luật thiên chúa giáo.

3.2.1.3. Tôn giáo và dân tộc

Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh.Thành phần dân theo đạo thiên chúa giáo, chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Sự phân bố giữa các xã trong khu vực không đồng đều, trong đó xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%.

Hiện nay trên địa 5 xã vùng đệm có tất cả 23 nhà thờ lớn nhỏ, riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ có linh mục. Trong năm có tất cả 6 lễ chính, còn bình thường thì hàng tuần người dân theo đạo thiên chúa vẫn đến nhà thờ để làm lễ cầu nguyện.

3.2.1.4. Cơ cấu lao động

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 23.412 người chiếm 50,7% số dân trong khu vực, trong đó: Số lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Như vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động.

3.2.1.5. Cơ cấu ngành nghề

Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 78,6 % số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như Thương mại dịch vụ 2%; Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, Xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023