Giá Trị Kinh Tế Thu Được Từ Lâm Sản Ngoài Gỗ


Hiện nay, diện tích VQG Xuân Thủy có trữ lượng gỗ kinh tế phân bố ở những diện tích rừng được trồng từ đầu năm 1995 đến năm 2000 với tổng diện tích khoảng

3.500 ha và gần 100 ha rừng phi lao. Theo số liệu thống kê của VQG Xuân Thủy thì trữ lượng gỗ bình quân ở RNM là 50 m3/ha với chu kỳ khai thác là 15 năm. Do ở đây các cây ở nhiều độ tuổi khác nhau nên sản lượng gỗ thực tế khai thác chỉ đạt được 80%. Mặt khác theo lý thuyết, sản lượng gỗ kinh tế lấy ra hàng năm chỉ bằng 1/10 tổng trữ lượng khai thác. Với giá trị gỗ đứng ở rừng là 400.000 đồng/m3. Giá gỗ thương phẩm tại địa phương vào thời điểm hiện tại là 600.000 đồng/m3.

Tổng diện tích rừng có trữ lượng gỗ kinh tế tại VQG Xuân Thủy hiện nay khoảng 3.600 ha. Như vậy với cách tính toán lượng gỗ kinh tế như trên thì tổng sản lượng gỗ có thể khai thác tại VQG Xuân Thủy là:

3.600 (ha) x 50 (m3/ha) x 80% x 1/10 = 14.400 (m3)

Với chu kỳ kinh doanh là 15 năm và giá gỗ bán tại chỗ vào thời điểm nghiên cứu thì tổng giá trị kinh tế gỗ hàng năm tại VQG Xuân Thủy là:

14.400 (m3) x 600.000 (đồng)/15 năm = 576.000.000 (đồng/năm)

4.2.1.2. Giá trị về củi

Sản phẩm củi chủ yếu thu được từ hơn 3.000 ha RNM thuộc vùng đất ngập nước, lượng củi khai thác được từ những diện tích này người dân không thể bán được trên thị trường mà phần lớn dùng làm chất đốt, làm hàng rào bảo vệ đầm tôm, đầm vạng, đăng đáy. Lượng củi khai thác được dưới nhiều hình thức như:

Tỉa thưa RNM: Những diện tích rừng này đa số phân bố trong các đầm tôm, do đó trong quá trình nuôi tôm, các chủ đầm tôm đã tiến hành tỉa thưa với cường độ là 50%. Theo số liệu thống kê tại VQG Xuân Thủy (Quy hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thủy 2004- 2020). Diện tích RNM trong các đầm tôm là

1.063 ha. Sản lượng củi bình quân thu được sau mỗi lần tỉa thưa khoảng 3 m3/ha với chu kỳ khai thác là 15 năm. Giá trị của 1 m3 củi khoảng 250.000 (đồng/m3).

Như vậy giá trị kinh tế trung bình hàng năm thu được từ củi do quá trình tỉa thưa là:

1.063 (ha) x 3(m3/ha) x 250.000 (đồng/m3)/15 năm = 53.150.000 (đồng/năm)


Ngoài ra, sản lượng củi còn được khai thác ở cả RNM tự nhiên và rừng trồng với diện tích khoảng 2.000 ha. Theo lý thuyết sản lượng củi có thể khai thác chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng củi khai thác được trong một chu kỳ khai thác. Do RNM ở khu vực nghiên cứu được tạo bởi những loài thực vật bậc thấp và nhỏ nên trữ lượng củi khai thác được ở khu vực này thấp khoảng 3,5 m3/ha.

Tổng sản lượng củi khai thác được là: 2.000 (ha) x 3,5 m3/ha x 1/10 = 700 (m3/năm)

Giá trị kinh tế thu được từ các diện tích rừng tự nhiên là: 700 (m3) x 250.000 (đồng/m3)/15 = 11.666.667 (đồng/năm)

Như vậy tổng giá trị kinh tế thu được từ sản phẩm củi: 53.150.000 + 11.666.667 = 64.816.667 (đồng/năm)

4.2.1.3. Giá trị kinh tế thu được từ lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ khai thác được từ RNM bao gồm nhiều loài cây như: các cây họ cói, rễ cây của một số loài dùng để làm thuốc như dứa dại, sâm đất, củ gấu, sài hồ..., quả của một số loài nhu quả Vẹt. Các loại lâm sản ngoài gỗ này do các hộ gia đình thu hoạch được đem bán và dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Việc đánh giá giá trị kinh tế của các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ này rất khó để đưa ra được con số cụ thể và chính xác. Vì vậy, ta có thể lượng giá giá trị của các sản phẩm này thông qua thu nhập của người dân trực tiếp khai thác được.

Theo sô liệu thống kê của VQG Xuân Thủy hàng năm có khoảng 60 hộ gia đình ở địa phương và các đối tượng vãng lai đến VQG Xuân Thủy để khai thác các sản phẩm này. Tổng giá trị khai thác được từ các sản phẩm này khoảng 800.000 đồng/năm. Như vậy tổng giá trị kinh tế thu được từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở VQG Xuân Thủy hàng năm là:

60 (hộ) x 800.000 = 48.000.000 (đồng/năm)

4.2.1.4. Giá trị đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại VQG Xuân Thủy

Tài nguyên bị tác động nhiều nhất là nguồn lợi thủy sản diễn ra khắp mọi nơi với mọi hình thức có thể nhằm duy trì sinh kế và đem lại thu nhập đáng kể cho cộng đồng địa phương. Do môi trường nước ở cửa sông chưa bị ô nhiễm, cùng với điều kiện tự nhiên khá


thuận lợi và có sự trù phù của vùng cửa sông ven biển nên thủy sinh vật phát triển mạnh. Mật độ cá thể về mùa khô chênh lệch khá lớn so với mùa mưa, nhưng những loài chủ đạo làm thức ăn cho động vật khác khá phong phú. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên toàn vùng. Loài Rong câu chỉ vàng hàng năm cho giá trị xuất khẩu cao. Động vật đáy có tới gần 200 loài thích nghi cao độ với điều kiện tự nhiên của vùng cửa sông ven biển. Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của khu vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15 - 20%, chiếm tỷ trọng từ 20- 24% trong nhóm nông lâm thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn tài nguyên phong phú của VQG Xuân Thủy. Khu RNM là sinh cảnh nhưng cũng đồng thời là vườn ươm con giống và cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho nguồn lợi thủy sản sinh sôi.

Nghề nuôi tôm trong các hệ thống các đầm tôm ở khu vực VQG Xuân Thủy, những năm gần đây đạt kết quả chưa cao vì môi trường nuôi bị ô nhiễm, các sản phẩm thủy sản tự nhiên bị suy giảm do hoạt động khai thác quá mức và dần cạn kiệt của cộng đồng. Bình quân 1 ha chỉ thu được khoảng trên 100 kg tôm, thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/ha/năm.

Nghề nuôi trồng nhuyễn thể ở các xã Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải phát triển mạnh, với gần 500 ha bãi cát pha ở khu vực cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn. Theo thống kê thì thu nhập từ nuôi trồng nhuyễn thể ở khu vực này ước tính khoảng 200 triệu/ha/năm. Tuy nhiên đây vẫn là nghề nuôi trồng thủy sản tự phát, quảng canh, chưa ổn định, nên tính bền vững không cao.

Sản phẩm thủy sản đem lại giá trị kinh tế từ RNM chủ yếu là lượng thủy sản từ đánh bắt và nuôi trồng như: Các loại cá, tôm, cua, ngao, vạng...Một số loài được người dân địa phương nuôi trồng theo phương thức quảng canh đã đạt sản lượng khá cao như: Cá 4.000 (tấn/năm), Ngao 15.000 (tấn/năm), Cua bể 100 (tấn/năm), Rau câu 500 (tấn/năm). Số liệu thu thập được từ phòng thống kê Huyện Giao Thủy kết hợp với các thông tin từ báo cáo Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thủy 2004- 2020. Tổng giá trị thủy sản thu được từ VQG Xuân Thủy được thể hiện ở bảng dưới đây:


Bảng 4.3: Giá trị thủy sản thu hoạch hàng năm từ VQG Xuân Thủy


Sản phẩm

Sản lượng

(kg/năm)

Đơn giá

(VNĐ/Kg)

Giá trị kinh tế

(VNĐ)

400.000

15.000

6.000.000.000

Tôm

200.000

150.000

30.000.000.000

Cua bể

20.000

80.000

1.600.000.000

Rau câu

500.000

3.500

1.750.000.000

Ngao + Sò + Hà

5.000.000

8.000

40.000.000.000

Nhuyễn thể



100.000.000.000

Tổng



179.350.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 6

Như vậy giá trị đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở khu vực VQG Xuân Thủy là rất lớn với tổng giá trị thu được là 179.350.000.000 (đồng/năm).

4.2.1.5. Giá trị kinh tế thu được từ việc chăn thả gia súc

Các loài gia súc được chăn thả tự do trên khu vực VQG Xuân Thủy. Nhờ có nguồn thức ăn phong phú từ những cánh RNM tại VQG mà rất nhiều hộ gia đình không phải mất thêm một khoản chi phí khá lớn cho việc chăn nuôi của họ. Hàng ngày có khoảng 500 con trâu bò của các hộ dân và hon 100 con dê của bộ đội biên phòng được chăn thả tự do trong rừng (Theo tài liệu thống kê Quy hoạch quản lý bảo vệ VQG Xuân Thủy 2004- 2020). Việc lượng giá cụ thể giá trị kinh tế của RNM từ việc chăn thả gia súc là rất khó. Ta chỉ có thể lượng giá được giá trị của chúng thông qua việc tính toán số tiền tiết kiệm được hàng năm của người dân là bao nhiêu, khi mà những chi phí này người dân không phải bỏ ra để mua thức ăn cần thiết cho gia súc.

Qua điều tra thực tế về vấn đề này, cho thấy nếu không chăn thả gia súc ở VQG Xuân Thủy thì bình quân một ngày mỗi hộ gia đình phải mất 5.000 đồng để mua rau và các loại cỏ cho một con gia súc. Như vậy lợi ích kinh tế thu được trong 1 năm từ việc chăn thả gia súc các loại là:

600 (con) x 4.000 (đồng/con) x 365 (ngày) = 876.000.000 (đồng/năm)


4.2.1.6. Giá trị kinh tế thu được từ các nguồn lợi sinh vật hoang dã

HST RNM ở khu vực này có rất nhiều động vật trên cạn như: Các loài côn trùng, các loài chim, thú...Hầu hết các loài động vật hoang dã ở khu vực này rất khó lượng giá theo giá thị trường, một mặt là do các loài động vật ở khu vực này hầu hết có trong sách đỏ, loài quý hiếm cấm săn bắt và bán trên thị trường.

Tuy nhiên với những thuận lợi sẵn có, ở khu vực này nghề nuôi ong rất phát triển. Hàng năm người ta thường di chuyển các đàn ong đến lấy mật hoa của rừng Trang (Kendelia obavata) và Sú (Aegiceras corniculatum) trên diện tích trên 2000 ha từ tháng 4 đến tháng 6, mỗi năm thu được từ 20 tấn đến 50 tấn mật ong. Trung bình mỗi năm thu được 40 tấn mật ong. Tại thời điểm nghiên cứu giá của 1 kg mật ong là 50.000 đồng.

Như vậy lợi ích kinh tế thu được từ nguồn lợi này là:

40.000 (kg/năm) x 50.000 (đồng) = 2.000.000.000 (đồng/năm)

4.2.2. Giá trị sinh thái

4.2.2.1. Giá trị bảo vệ đê biển, chắn sóng, chắn gió bão và nước biển dâng

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm trung bình hướng chịu từ 5- 8 cơn bão kết hợp với triều cường, gây thiệt hại rất lớn cho người dân vùng ven biển.

Giá trị sử dụng gián tiếp được tính toán dựa trên những lợi ích thu được từ những chức năng sinh thái của HST RNM. Chức năng phục vụ gián tiếp của HST RNM như: Chức năng bảo vệ đê biển, chắn sóng, chắn gió bão và nước biển dâng lên.

Những dải đất ngập nước được bồi tụ và nâng cao do các thành phần bùn sét đọng lại tạo nên những vùng đất phù sa màu mỡ. Trải qua quá trình tự nhiên và nhân tạo đã hình thành nên những dải RNM xanh tốt như ngày nay. RNM không chỉ đóng vai trò như một bức tường xanh vững chắc chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ cộng đồng dân cư xung quanh. RNM còn có tác dụng làm ổn định địa hình bờ biển, phân tán bớt năng lượng của sóng, gió và thủy triều.

Theo nghiên cứu của Mada và cộng sự (1979), tại khu vực Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình cho thấy những nơi có đai RNM rộng 1,5 km thì sóng cao 1m từ


ngoài bãi trống sẽ giảm chiều cao xuống còn 0,05 m khi sóng tới chân các bờ đầm do đó không gây thiệt hại đáng kể. Cũng theo tài liệu nghiên cứu trên, nếu cũng với khoảng cách đó, mà ở những nơi không có RNM che chắn thì chiều cao của sóng 1m khi đến chân bờ đầm thì chiều cao của nó là 0,75 m và gây thiệt hại đáng kể cho người dân xung quanh.

Qua đó ta thấy vai trò to lớn của HST RNM trong việc bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão. Giá trị này của HST RNM là rất khó lượng giá được. Việc lượng giá giá trị này dựa vào những chi phí phải chi trả cho những thiệt hại trước và sau mùa mưa bão của khu vực này (Ngô Văn Mạc- Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, 2007).

Trước mùa mưa bão:

Hàng năm trước mùa mưa bão người dân địa phương gần biển phải bỏ tiền để tu bổ, bảo dưỡng đê biển, nhằm giảm thiểu đi những thiệt hại do bão lũ gây ra. Theo báo cáo của huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, trong những năm gần đây diện tích RNM bị mất do các hoạt động khai thác rừng bừa bãi thì mỗi lao động trong vùng hàng năm phải đóng góp 20.000 đồng tương đương với một ngày công lao động/năm. Nhưng 4 năm trở lại đây, trong tổng số 32 km đê biển của huyện Giao Thủy có khoảng 11 km đê thuộc VQG Xuân Thủy đã được rừng ngập mặn bảo vệ nên hầu như không phải tu bổ thường xuyên hàng năm. Còn lại 21 km đường đê biển không có rừng ngập mặn bảo vệ, hàng năm mỗi lao động phải đóng góp 15.000 đồng cho công tác tu bổ, bảo vệ. Theo số liệu thống kê thì toàn bộ huyện Giao Thủy có 23.412 người trong độ tuổi lao động. Như vậy giá trị bảo vệ đê biển hàng năm của RNM là:

((15.000 x 23.412)/(32-11)) x 11) = 184.000.000 (đồng/năm)

Sau mùa mưa bão:

RNM giúp đê biển chống đõ được những cơn bão với sức gió mạnh cấp 11 giật trên cấp 12, và đã hạn chế được đáng kể sự tàn phá của nó. Điều này đã chứng minh trong cơn bão số 7 năm 2005. Sau khi bão qua đi, thì khu vực huyện Hải Hậu bị thiệt hại nặng nhất do khu vực này RNM còn rất ít. Sau bão nhà nước và nhân dân địa


phương phải mất 80 tỷ đồng để khôi phục đoạn đê ở khu vực này, trong đó huyện Giao Thủy nhận được 30 tỷ đồng để khôi phục 4km đê bị hư hại tại xã Giao Phong và Quất Lâm. Đây là những đoạn đê gần khu vực VQG Xuân Thủy và là nơi tâm bão đi qua, vì ở khu vực này có RNM nên 11 km đường đê còn lại cũng bị hư hại sau cơn bão. Như vậy lợi ích của RNM trong việc bảo vệ đê biển khi có thiên tai xảy ra là: (30.000.000.000/4)x 11= 82.500.000.000 (đồng/năm)

Kết quả tính toán này chưa thể phản ánh chính xác hết lợi ích của RNM trong việc chắn sóng và gió bão vì nó mới chỉ cho biết số tiền ngân sách phải chi trả cho việc khắc phục thiệt hại chứ chưa đề cập tới giá trị bảo vệ cộng đồng (những thiệt hại đối với cư dân nếu như đê biển bị vỡ). Ngoài ra khi đê biển bị vỡ, sóng biển tràn vào sâu trong nội đồng không những gây ra những thiệt hại trước mắt mà còn để lại những hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong 1- 2 năm đầu đât ở khu vực này có thể không có khả năng canh tác.

Như vậy tổng giá trị bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão hàng năm của RNM tại VQG Xuân Thủy là:

184.000.000 + 82.500.000.000 = 82.684.000.000 (đồng/năm)

Cũng theo kết quả phân tích lợi ích kinh tế của 1 ha RNM tại khu vực VQG Xuân Thủy của Viện khoa học Lâm Nghiệp năm 2005, thì giá trị của RNM trong việc giảm thiệt hại do gió bão, nước dâng, xâm nhập mặn và bảo vệ đê biển là

3.476.100 (đồng/ha/năm). Với cách tính này thì giá trị kinh tế của HST RNM ở khu vực VQG Xuân Thủy hàng năm là:

3.476.100 (đồng/ha/năm) x 14.400 (ha) = 50.055.840.000 (đồng/ha/năm)

4.2.2.2. Giá trị về bảo tồn HST tại VQG Xuân Thủy

Một trong những mục tiêu hàng đầu của VQG Xuân Thủy là bảo tồn được HST ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, các loài động, thực vật đặc trưng của HST đất ngập nước, đặc biệt là các nguồn lợi thủy sinh và các loài chim di trú.

Các mục tiêu bảo tồn của VQG Xuân Thủy đều là những mục tiêu thách thức. Nhiệm vụ bảo vệ đa đạng sinh học, trong đó bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất nhiều


khó khăn, bởi vì nguồn lợi thủy sản gắn liền với sinh kế của rất nhiều người dân nghèo ở vùng đệm, ngoài ra còn thu hút sự quan tâm của cả những người giàu.

VQG Xuân Thủy được thiên nhiên ưu ái, cảnh quan sinh thái VQG bao gồm

5.300 ha hệ thống rừng nguyên sinh và các cồn bãi trống còn đang ngập nước tự nhiên, Giá trị gián tiếp của các sinh cảnh này là tạo ra khu dự trữ thiên nhiên quan trọng cho cả HST. Giá trị trực tiếp là tạo ra năng suất sinh học cao, đặc biệt nó tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mô hình nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực. Ngoài ra, còn có khoảng 700 ha diện tích rừng gồm các sinh cảnh vây vạng, đầm tôm nuôi trồng quảng canh phân bố chủ yếu ở 2 phân khu phục hồi sinh thái của VQG. Và, khoảng 1.000 ha, bao gồm toàn bộ diện tích RNM và rừng phi lao được trồng qua nhiều năm ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Thủy, gián tiếp tạo ra các giá trị sử dụng như phát triển nguồn lợi thủy sản, tôn tạo cảnh quan môi trường của khu vực. Như vậy tổng diện tích các sinh cảnh thuộc khu vực VQG cần được bảo tồn khoảng 7.000 ha. Theo kết quả đánh giá của Viện khoa học Lâm Nghiệp năm 2005, giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thủy là 249.340 (đồng/ha). Tổng giá trị bảo tồn của VQG Xuân Thủy là:

249.390 (đồng/ha) x 7.000 (ha) = 1.745.730.000 (đồng/ha/năm)

4.2.3. Giá trị về mặt xã hội

Giá trị về du lịch và giải trí

VQG Xuân Thủy là một địa điểm du lịch sinh thái khá độc đáo. Khu vực này có các cảnh quan tự nhiên của vùng đất bãi bồi cửa sông, về mùa chim di trú có thể trực tiếp quan sát nhiều loài chim quý hiếm sống theo bầy đàn. Kết hợp du lịch sinh thái, thăm quan những danh thắng nổi tiếng của một miền quê văn hiến như: Đền Tức Mạc- Phủ Thiên Trường, Làng hoa cây cảnh Vị Khê- Điền Xá, Chùa Keo- Cổ Lễ; Tòa thánh Phú Nhai- Bùi Chu; khu nghỉ mát tắm biển Quất Lâm. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là cơ sở tạo ra Tour du lịch sinh thái và nhân văn phục vụ cuộc sống cộng đồng.

Theo số liệu thống kê của VQG Xuân Thủy, trong những năm gần đây số đoàn khách quốc tế đến VQG Xuân Thủy ngày càng đông. Năm 2006 trung bình khoảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023