16,2% số lao động
Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16 - 44 tuổi chiếm 42,9% tổng dân số, trong số đó có khoảng 52% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa có khoảng 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây nên áp lực lớn đến tài nguyên khu vực VQG. Nguyên nhân một phần là do không có nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên đã lôi kéo hầu hết lực lượng lao động dư thừa trong vùng đệm.
3.2.2. Đặc điểm về kinh tế
3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên 5 xã là 3.868,6 ha trong đó: Đất nông nghiệp 2.885,8 ha chiếm 74,7% ; Đất chuyên dùng 641,2 ha chiếm 16,8% ; Đất ở 261,6 ha chiếm 6,9% ; Đất khác 55,3 ha chiếm 1,6% diện tích tự nhiên.
3.2.2.2. Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ, với 2 ngành chính, đó là trồng trọt và chăn nuôi.
* Trồng trọt
Diện tích đất canh tác năm 2002 là 4.435 ha. Trong đó, lúa chiếm 93,4%, mầu chiếm 6,6% diện tích gieo trồng. Sản lượng qui thóc đạt 27.966 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 623 kg/người/năm. Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm là đảm bảo. Đây cũng là một thuận lợi cho việc lấy ngắn nuôi dài, để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên sản lượng lương thực qua các năm không đồng đều, đó là do các nguyên nhân sau:
- Năng xuất cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, việc điều hành tưới tiêu và đầu tư phân bón trong sản xuất còn hạn chế.
- Công tác kiểm tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch bệnh chưa được triển khai kịp thời và rộng khắp, dẫn tới năng xuất lúa bình quân vụ chiêm ở các xã vùng đệm năm 2002 giảm.
Theo số liệu thống kê cho thấy diện tích gieo trồng của các xã vùng đệm năm 2002 là 4.435 ha, điều này đã nói lên được mức độ sử dụng đất cũng như công tác thâm canh tăng vụ của người nông dân trong khu vực. Một số loại cây ngắn ngày được sử dụng trồng nhiều lần trong năm như lúa và xen giữa 2 vụ lúa như dong củ, bí xanh, rau đậu các loại.
- Nhóm cây lương thực – thực phẩm (lúa, khoai, rau đậu các loại): Năm 2002 năng suất lúa nước vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.
- Nhóm cây ăn quả: Các cây ăn quả được nhân dân lựa chọn để đưa vào trồng là cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải, chuối, song hầu hết ở mức độ ít, chưa phát triển thành hàng hoá.
* Chăn nuôi
Các hộ gia đình ở 5 xã Vùng đệm đều chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại. Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con lợn; 14 – 15 con gia cầm các loại và 0,07 con trâu bò.
Trong các xã đã xuất hiện nhiều mô hình kiểu trang trại, các mô hình chăn nuôi công nghiệp mở rộng phát triển như: mô hình lợn siêu nạc, Vịt siêu trứng, Ngan Pháp, bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ gia đình. Còn lại chủ yếu là các hộ gia đình chăn nuôi theo kiểu hình thức tận dụng nên năng xuất và hiệu quả chưa cao.
Ngành chăn nuôi ở các xã vùng đệm chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp. Hiện tại, mạng lưới thú y còn quá mỏng, vẫn còn một số bệnh dịch xẩy ra như : lở mồm, long móng đối với Trâu, Bò, Bệnh phù đầu và phân trắng ở lợn con, bệnh tụ huyết trùng đối với gia cầm, đã hạn chế sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm trong vùng.
3.2.2.3. Phát triển kinh tế biển
Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nông, lâm, thuỷ hải sản. Toàn bộ các xã vùng đệm đều đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác tự nhiên và dịch vụ. Trong đó ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên 48,5%. Nhiều hợp tác xã đã thành lập hợp tác xã khai thác và chế biến thuỷ sản như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.
3.2.2.4. Thương mại dịch vụ
Trong khu vực ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có, trong khi đó hoạt động thương mại ngoài quốc doanh trong những năm qua đã có những bước phát triển khả quan. Tuy là ngành mới được hội nhập vào trong các ngành sản xuất của các xã vùng đệm, song mạng lưới thương mại dịch vụ trong các xã vùng đệm phát triển cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh. Phương thức hoạt động cũng khá đa dạng như trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vận dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân và các khách du lịch đến thăm quan.
3.2.2.5. Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm làm ra mang hàm lượng nhỏ chỉ đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 5%. Tuy nhiên cũng đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động và khai thác các nguồn lực của địa phương.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra kết cấu HST RNM
Ở nội dung này, tôi không đi chi tiết vào từng kết cấu nhỏ bên trong của HST. Mà chỉ đưa ra hiện trạng về một số thành phần kết cấu nên HST. Như chúng ta biết rằng, HST được kết cấu bởi mối quan hệ giữa sinh vật (hữu sinh) và môi trường. Do thời gian có hạn, nên tôi chủ yếu đề cập đến thành phần hữu sinh gồm: Thực vật, động vật, con người.
4.1.1. Khái quát chung
Vùng bãi bồi Giao Thủy có độ cao trung bình từ 0,5 – 0,9 m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 1,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thủy thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi 2 con sông là sông Vọp và sông Trà đã chia cắt khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong: chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân 1,5 km. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị giới hạn bởi sông Vọp. Hầu hết diện tích Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm, cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha có rừng ngập mặn che phủ.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2 km. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thủy sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của VQG Xuân Thủy là vùng được giới hạn bởi đê Vành Lược và sông Trà vẫn còn rừng ngập mặn, cùng với một phần đầm tôm (giáp cửa Ba Lạt). Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng địa phương sử dụng để nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn khoảng 2.000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12 km và chiều rộng bình quân khoảng 2 km. Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2 – 1,5 m) không bị ngập triều. Địa hình Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà. Trừ các
cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu là phần đất thịt nhẹ có nước thủy triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2.500 ha.
Cồn Xanh (Cồn Mờ): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m, diện tích bãi nổi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Mờ khoảng 2.000 ha.
Những đặc trưng cơ bản của các thành phần trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
Bảng 4.1. Đặc trưng cơ bản của các thành phần trong HST rừng ngập mặn
Yếu tố biển | Yếu tố đất liền | Yếu tố riêng rừng ngập mặn | ||
Thành phần vô sinh | Không khí | Khí hậu biển, gió, bão, độ ẩm cao | Khí hậu nội địa phụ thuộc vào phân bố của các nhân tố cảnh quan, thảm thực vật. | Nơi giao thoa khí hậu biển và nội địa |
Đất | Đất yếm khí phụ thuộc vào tần số và độ ngập triều | Đất bãi bồi dần được nâng cao | Đất bãi bồi vùng cửa sông, ven biển: yếm khí nhiễm mặn, chua phèn | |
Nước | Nước biển mặn | Nước ngọt từ trong sông ra | Nước lợ | |
Thành phần hữu sinh | Vi sinh vật, nấm, rêu, tảo | Vi sinh vật biển, nấm, rêu, tảo trong nước biển | Vi sinh vật, nấm, rêu nội địa trên cây ngập mặn | Vi sinh vật, nấm, tảo trong nước lợ, trên rễ cây ngập mặn |
Cây rừng ngập mặn | Các loài cây ra nhập rừng ngập mặn | Các loài cây rừng ngập mặn thực thụ | ||
Động vật không xương sống | Các loài sâu bọ sống trên cây ngập mặn | Một số loài sâu bọ, cua có thể sống cả trên cây ngập mặn và trong nước biển | ||
Động vật có xương sống | Cá, bò sát, chim, thú sống trong môi trường biển | Bò sát, chim, thú sống trên cây ngập mặn và từ vùng nội địa ra đây kiếm ăn, làm tổ | Các loài đặc trưng của vùng rừng ngập mặn và các loài di cư theo mùa |
Có thể bạn quan tâm!
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 2
- Mô Tả Kết Cấu Và Xác Định Chức Năng Dịch Vụ Hst Rnm
- Đặc Điểm Khí Hậu, Thuỷ Văn, Thuỷ Triều, Tốc Độ Bồi Lắng
- Giá Trị Kinh Tế Thu Được Từ Lâm Sản Ngoài Gỗ
- Tổng Giá Trị Du Lịch Của Vqg Xuân Thủy (Đồng/năm)
- Tổng Hợp Nguồn Nhân Lực Của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, 2011
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên của VQG Xuân Thủy
4.1.2.1. Tài nguyên thực vật
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn (RNM). Qua khảo sát hệ thực vật vùng RNM ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, có 8 dạng sống cơ bản bao gồm: thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ bò, thân mọng nước, cây thuỷ sinh, thực vật ký sinh và các dạng khác; trong đó dạng thân cỏ bò chiếm đa số bao gồm 109 loài chiếm 56,8% tổng số loài. Và 8 dạng thảm thực vật ở vùng đệm và bên trong Vườn quốc gia gồm quần xã cỏ cáy, vạng hôi, cà độc dược - thầu dầu, phi lao – quan âm, lông chông - muống biển, cỏ xoan, cói - sậy, rừng trang. Thống kê cũng cho thấy có tổng số 192 loài thực vật có mạch. Trong đó, lớp hai lá mầm có số loài nhiều nhất với 135 loài (chiếm 73% tổng số loài), lớp một lá mầm chỉ có 49 loài (chiếm 25%), và ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỉ lệ ít nhất với 8 loài. Hệ thực vật nổi đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ, 6 ngành.
VQG Xuân Thuỷ có 14 loài cây gỗ, trong đó chỉ có 5 loài tham gia vào rừng ngập mặn, đó là các loài: Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước.
Bảng 4.2. Diện tích các loại rừng và bãi bồi ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Đơn vị tính : ha
Bãi bồi cồn cát trống | Diện tích đầm tôm | Rừng ngập mặn | Rừng phi lao | Tổng DT không kể đất khác | |||
Có RNM | Không rừng | Tổng | |||||
Bãi Trong | 187 | 36 | 812 | 848 | 808 | 6,0 | 1849 |
Cồn Ngạn | 340 | 960 | 80 | 1040 | 556 | 1936 | |
Cồn Lu | 639 | 67 | 67 | 1051 | 93,0 | 1850 | |
Cồn Xanh | 124 | 124 | |||||
Tổng DT | 1290 | 1063 | 892 | 1955 | 2415 | 99,0 | 5759 |
Phần diện tích thuộc VQGXT | 1103 | 217 | 217 | 1545 | 93 | 2958 |
4.1.2.2. Tài nguyên động vật
Hệ động vật nổi: đã phát hiện 55 loài thuộc 40 giống và theo nhận định của các nhà khoa học sẽ còn phát hiện thêm nhiều loài khác trong tương lai.
Động vật đáy: Có thành phần tương đối phong phú, trong đó chiếm nhiều nhất là họ Cua (Ocypo-didae) có 26 loài chiếm 16,88%. Những loài có giá trị kinh tế cao như Cua bùn, Ngao, Ghẹ và Tôm sú chủ yếu được nuôi trong các đầm ven biển.
Côn trùng: Đã điều tra được 113 loài, 50 họ, 10 bộ và định tên được 98 loài. Vùng có chỉ số đa dạng côn trùng nhất là xã Giao Lạc vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 4 hàng năm.
Cá: Theo điều tra vào những năm 2003 – 2004 đã thống kê được 114 loài cá thuộc 45 họ, 14 bộ; trong đó cá Vược chiếm ưu thế với 61 loài (53.51%)
Lưỡng cư và bò sát: đã điều tra được 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư, thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát; trong đó có nhiều loài quý hiếm như rắn cạp nong, rắn hổ mang,...
Chim: Vườn là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư, theo điều tra bước đầu của Birdlife VN vào năm 2006, đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ; trong đó 150 loài là chim di trú và gần 50 loài chim nước. Hàng năm vào mùa đông khoảng tháng 11 – 12 chim di trú từ Xibêri, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc về phương nam tránh rét và số lượng cá thể về tại VQG Xuân Thuỷ là đông nhất.
Thú: Khu hệ thú VQG Xuân Thuỷ chưa được nghiên cứu nhiều nên số liệu còn khá nghèo nàn, đến năm 1993 chỉ liệt kê được 17 loài như chuột đất, mèo cá. Các Loài thú ở nước có: Cá heo, Cá đầu Ông sư, Rái cá. Việc nghiên cứu về khu hệ thú hiện nay không được triển khai nên hầu như không ghi nhận được các loài thú phát hiện thấy ở những vùng lân cận.
4.2. Đánh giá chức năng phục vụ HST RNM tại VQG XUÂN THUỶ
Đánh giá chức năng: Chức năng là tác dụng và hiệu suất của rừng, là mục đích trực tiếp mà con người đi tìm sự kinh doanh. Đó chính là chức năng kinh tế, chức năng sinh thái và chức năng xã hội của rừng. Đánh giá chức năng chủ yếu là tiến hành phân tích 3 loại chức năng trên, đồng thời phải đánh giá những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Những giá trị kinh tế và xã hội của HST RNM không thể phủ nhận bao gồm:
4.2.1. Chức năng kinh tế
4.2.1.1. Giá trị về gỗ
VQG Xuân Thủy có diện tích vùng bảo tồn là 7.100 ha và 8.000 ha vùng đệm. Trong đó có gần 3.000 ha RNM bao gồm cả tự nhiên, rừng trồng và nhiều loài thủy sinh đã tạo nên sự trù phú cho vùng đất này.
Vì rừng ngập mặn không được phép khai thác, chỉ được phép chặt những cây xấu mà không gây ảnh hưởng gì, nên việc đưa giá trị về gỗ là để tính toán giá trị của rừng ngập mặn, để thấy được giá trị kinh tế của rừng.