đôn đốc giám sát và hỗ trợ Ban quản lý rừng cộng đồng thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng mà không cần phaỉ huy động lực lượng công an và kinh phí lớn như trước. Cộng đồng tham gia quản lý RNM sẽ đảm nhiệm vai trò làm chủ rừng, chủ động thực hiện các công việc về tuần tra kiểm soát để bảo vệ toàn vẹn tài nguyên rừng như đã cam kết trong hợp đồng. Về quyền lợi họ được sử dụng hợp pháp và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thuỷ sản ở dưới tán rừng đã được giao khoán. Như vậy sẽ không còn tình trạng rừng vô chủ như trước nữa. Công việc quản lý bảo vệ để cho RNM phát huy tốt các chức năng: “Cân bằng môi sinh môi trường, cung cấp thức ăn, là vườn ươm giống cho các loài thuỷ sinh và đặc biệt là phòng hộ đe biển và dân sinh kinh tế ở khu vực” sẽ được duy trì lâu dài một cách chủ động và bền vững mà không hề phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan như trước.
Đề án cộng đồng quản lý RNM tiếp cận phương thức quản lý rừng mới của quốc tế là quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường dựa ngay vào nguồn lực tại chỗ của cộng đồng địa phương trên cơ sở chia sẻ lợi ích hợp pháp và phát huy tốt trách nhiệm của cộng đồng. Đây là sáng kiến mới dựa trên các luận cứ khoa học từ thực tiễn quản lý RNM ở địa phương, trong bối cảnh hệ thống luật pháp hiện hành của Việt Nam về vấn đề này vẫn còn bị để trống. Đề án đã thiết thực giải quyết tốt bài toán về quản lý RNM hậu dự án quốc tế, không còn phải phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài mà dựa ngay vào nội lực lâu bền của địa phương. Với phương thức quản lý RNM dựa vào cộng đồng như trên, diện tích rừng ngập mặn ở khu vực các xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ được lưu giữ lâu bền mà không phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp quản lý tài nguyên RNM nói riêng và tài nguyên môi trường nói chung ở khu vực sẽ ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình. Vừa tự giải quyết tốt vấn đề về dân sinh kinh tế vừa góp phần gìn giữ những giá trị quý giá và lâu bền của tài nguyên thiên nhiên đặc thù thuộc Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ cho muôn đời các thế hệ con cháu mai sau.
4.3.6. Vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của khu vực đã phục vụ cho sinh kế của hơn 45.000 dân cư địa phương, với hai mục đích chính là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Khu vực sử dụng đất nông nghiệp bao gồm toàn bộ khu vực đất trồng lúa nằm hoàn toàn trong 5 xã vùng đệm với tổng diện tích là 2.133,69 ha.
Khu vực nuôi trồng thủy hải sản có thể chia làm 2 hoạt động chính, đó là nuôi tôm và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Khu vực Đầm tôm bao gồm diện tích toàn bộ khu vực Bãi Trong và khu vực phía đông bắc của Cồn Ngạn với 3.900 ha nuôi tôm quảng canh kết hợp với nuôi trồng một số thủy sinh khác như cua, rau câu chỉ vàng, …
Khu vực khai thác thuỷ sản tài nguyên thủy sản được khai thác rất phong phú và diễn ra quanh năm; trong đó hoạt động đăng đáy diễn ra chủ yếu trên sông Trà và sông Vọp; khai thác ngao giống theo mùa vụ (khoảng tháng 5, 6 hàng năm) khu bãi cát ven biển ngoài Cồn Lu đem lại thu nhập rất cao cho người dân; khai thác thủ công (bằng tay và các công cụ thô sơ) của khoảng 1.400 người nghèo, diễn ra tự do, trên hầu hết tất cả các khu vực các lạch sông, trong Rừng ngập mặn và ven các bãi bồi phía ngoài đê. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân quanh vùng nhưng cũng là một trong những vấn đề cần cảnh bảo khi có hiện tượng phá rừng để nuôi thủy sản. Mà với nguồn nhân lực ít ỏi thì khó có thể kiểm soát trên diện rộng. Vì vây, cần tăng cường năng lực hoạt động và tổ chức hợp lý phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Hình 4.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên VQG Xuân Thuỷ
Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản VQG Xuân Thuỷ
4.3.7. Hiện trạng quản lý tài nguyên chim
Theo điều tra của Birdlife 2006 VQG Xuân Thuỷ hiện có 219 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và Bộ sẻ. Trong đó, 11 loài chim đang có nguy cơ bị đe dọa rất cao là: Choắt lớn mỏ vàng, Choắt chân màng lớn, Rẽ mỏ thìa, Te te đầu xanh, Mòng bể mỏ ngắn, Cò trắng Trung Quốc, Cò quắm đầu đen, Cò mỏ thìa mặt đèn, Bồ nông chân xám, Giang sen, và Thiên đường đuôi đen. Khu vực kiếm ăn và nghỉ ngơi của các loài chim nước trong Vườn chủ yếu là khu phục hồi sinh thái (đầu Cồn Ngạn giáp sông Hồng), khu vực đầm tôm trong Cồn Ngạn, và bãi cát trên Cồn Lu.
Tuy đã phối hợp với chính quyền địa phương của các xã lân cận để giảm nguy cơ săn bắt chim, nhưng hiện tượng bẫy chim vẫn còn. Vì vậy, trong mấy năm qua, theo thống kê thì số lượng một số loài chim suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là Loài Cò thìa có tầm quan trọng quốc tế, chỉ còn lại vài chục con. Ban quản lý VQG cần sát sao hơn trong công tác bảo vệ chim cùng với đó là việc tuyên truyên cho nhân dân biết được hậu quả khi nguồn tài nguyên này bị suy giảm.
Hình 4.5. Bản đồ phân bố chim di cư và chim nước VQG XT
Từ kết quả phân tích nêu trên, theo nguyên tắc quản lý hệ sinh thái, có thể nhận thấy hiện trạng quản lý của VQG Xuân Thủy chưa phù hợp với 10 nguyên tắc này. Kết quả đánh giá được trình bày ở Bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy theo 10 nguyên tắc tiếp cận quản lý HST
Hiện trạng | |
1. Xác định đối tượng và mục tiêu quản lý. | Việc quản lý HST VQG Xuân Thủy đã được xác định, với từng đối tượng và mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng, có trong các văn bản của VQG như trong kế hoạch phát triển và bảo vệ VQG giai đoạn 2004- 2020. |
2. Xác định đơn vị và giới hạn quản lý. | VQG chưa đủ nguồn nhân lực để giao cho từng đơn vị quản lý, vì vậy mà giới hạn cho việc quản lý còn mang tính chung chung. |
3. Xác định kế hoạch quản lý và thực thi. | Việc quản lý được phân quyền cho VQG Xuân Thủy, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, tuy nhiên công tác giám sát chưa được thực hiện một cách đầy đủ, chưa có một hệ thống giám sát hữu hiệu trong công tác quản lý này. Mặc dù, kế hoạch đề ra tương đối rõ ràng nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. |
4. Xác nhận chính sách, pháp luật và pháp qui ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý. | Mặc dù đã thấy được các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý. Nhưng quá trình phổ biến cho những người dân vùng đệm về vấn đề này chưa kịp thời. |
5. Lựa chọn và lợi dụng công cụ và kỹ thuật quản lý HST. | VQG tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, tuyên truyền về vai trò của HST RNM, cùng với đó là các khẩu hiệu, xây |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Kinh Tế Thu Được Từ Lâm Sản Ngoài Gỗ
- Tổng Giá Trị Du Lịch Của Vqg Xuân Thủy (Đồng/năm)
- Tổng Hợp Nguồn Nhân Lực Của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, 2011
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 10
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý (bao gồm dữ liệu GIS) | |
6. Thu thập, phân tích và chỉnh lý | Thường xuyên tổ chức các buổi tổng kết để |
nguồn tài liệu về kinh tế, xã hội, | cập nhật những thay đổi cho phù hợp với xu |
sinh thái và thông tin. | thế hiện thời. Cập nhật kịp thời với những |
biến đổi. Thông qua những tin tức khoa | |
học đã tiến hành xây dựng quyết sách | |
quản lý, xúc tiến chỉnh hợp tài liệu xã hội, | |
kinh tế và sinh thái. | |
7. Nhận thức rõ về tính hạn chế | Quanh vùng đệm là nơi nuôi trồng thủy sản. |
hay những thiếu khuyết về mặt | Với các đầm nuôi tự nhiên đó là mô hình |
STH. | cây sú kết hợp với nuôi tôm, cá. Nhưng |
trong thời gian gần đây, vi lợi ích kinh tế mà | |
nhiều nơi đã tác động máy móc làm xáo trộn | |
đời sống sinh thái của vùng. Diện tích đầm | |
thuộc quản lý của huyện Giao Thủy, chính | |
điều này, mà VQG nhận thức được hạn chế | |
về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. | |
8. Quản lý sử dụng “Tham và | Trong việc triển khai các hoạt động quản lý |
Thức”. | của mình, VQG Xuân Thủy luôn cập nhật |
thông tin từ mọi nguồn: thống kê, hội thảo | |
trao đổi lấy ý kiến dân cư địa phương và các | |
nhà khoa học để xây dựng, điều chỉnh các | |
chính sách quản lý ngày càng hiệu quả hơn. | |
Đặc biệt, là hoạt động du lịch cộng đồng, | |
hướng dẫn dân cư phát triển nghề trồng | |
nấm. Nói chung, VQG bước đầu quản lý sử | |
dụng tài nguyên gắn với lợi ích dân cư, và |
đã triển khai cùng hợp tác quản lý với người dân. | |
9. Xúc tiến quản lý tính thích ứng | Hầu hết cán bộ của VQG được đào tạo |
với sinh thái, xã hội, chính sách và | chuyên môn lâm nghiệp và nông nghiệp, |
bảo vệ môi trường kinh tế. | chưa được đào tạo chuyên sâu về quản lý |
môi trường...chưa đáp ứng được yêu cầu của | |
nguyên tắc này. Khi xúc tiến quản lý thì | |
chưa đề cao hoạt động giám sát. | |
10. Quản lý HST là Quản lý 1 đơn | Nhận thức được sự thay đổi khi có tác động |
nguyên đặc định, mục tiêu, đối | nhưng chưa linh hoạt để thích ứng với sự |
sách và nguyên tắc cơ bản của cơ | thay đổi đó. Mặc dù chỉ quản lý diện tích |
cấu quản lý khác nhau mà phát | của VQG nhưng khi có sự biến đổi thì phải |
sinh biến đổi. | xem xét các vùng lân cận một cách kịp thời. |
Như vậy, tôi đã phân tích hiện trạng quản lý HST tại VQG Xuân Thủy trên cơ sở đó tôi đã tiếp cận 10 nguyên tắc quản lý HST như trình bày ở trên. Qua đây, ta thấy được nhiều nguyên tắc còn mang tính qui phạm, mà không phải là chân thực với điều kiện khi ứng dụng vào thực tế. Vì thế, cần cải biên qui luật về điều kiện phù hợp.
4.3.8. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý bảo tồn và phát triển VQG Xuân Thủy
4.3.8.1. Những yếu tố thuận lợi cơ bản đối với công tác quản lý bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Xuân thuỷ
Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ rất phong phú. Đội ngũ cán bộ công chức của Vườn đã có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên. Sự quan tâm của các cấp các ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng quốc tế đối với sự nhiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ngày càng sâu sát và rất hiệu quả.
Ưu thế đặc biệt của một vùng đất mở ở cửa con sông lớn nhất miền Bắc đã tạo nên Vườn quốc gia Xuân Thuỷ giàu có về ĐDSH, tươi đẹp về cảnh quan và trù phú
về kinh tế. Sau trên mười năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên ở một vùng đất trẻ, đội ngũ cán bộ công chức của đơn vị đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong nước và quốc tế. Tạo ra sự hậu thuẫn rất đắc lực cho quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Xu thế tất yếu của xã hội hiện đại là Phát triển bền vững. Cùng với sự tăng trưởng của đất nước, sự quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ TN-MT của các cấp, các ngành ngày càng thiết thực hơn. Đồng thời với việc thực hiện cam kết của Chính Phủ, cộng đồng quốc tế (bao gồm các Tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ ) sẽ thêm tin tưởng để tiếp tục trợ giúp hiệu quả hơn cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên ở Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ.
RNM ở khu vực vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Thủy nhận được sự quan tâm đặcc biệt của cộng đồng quốc tế nhằm trợ giúp cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường ở khu vực do đây được công nhận là một trong những khu Ramsar và dự trữ sinh quyển của thế giới. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế đã tài trợ cho các chương trình bảo tồn chim và RNM, phát triển sinh kế như UNDP, Đan Mạch, Hà Lan..., cũng như nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, và chính phủ.
Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng có được sự hỗ trợ bởi các nguồn lực cả trong nước và quốc tế và người dân đã ý thức hơn về vai trò của RNM với cộng đồng cũng như môi trường sống của họ.
Nếu quy hoạch và tổ chức thực thi tốt, mô hình quản lý bảo tồn và phát triển VQGXT sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, đáp ứng được cả nhu cầu của hiện tại và tương lai.
4.3.8.2. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng còn có những khó khăn và tồn tại cơ bản cần phải khắc phục như :
Cơ sở vật chất yếu kém: Cơ sở vật chất của VQG Xuân Thuỷ không thể đáp
ứng yêu cầu phục vụ đa chức năng của một Vườn Quốc gia. Mặc dù đã có xây dựng trụ sở mới, đường giao thông thuỷ bộ được cải thiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch sinh thái hầu như chưa chưa đa dạng.