Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên rất thiếu thốn.
Năng lực của đội ngũ cán bộ (Một phần của Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và đội ngũ cán bộ của địa phương) chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Mặc dù đã có nhìêu cố gắng, nhưng năng lực đội ngũ cán bộ công chức của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và cán bộ các cấp ở địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ; Vì còn thiếu các chuyên gia và các kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụ bảo tồn thiên nhiên như: chủ trì các công trình nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái...Đội ngũ cán bộ địa phương chưa có đủ tri thức về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nên việc hợp tác quản lý Vườn quốc gia cũng như phát triển vùng đệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Thể chế quản lý còn nhiều bất cập ; Trong hoàn cảnh sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ ngày càng gay gắt và phức tạp: Cơ chế quản lý, đặc biệt là thể chế về bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn quản lý ở VQG XT. Trong khi năng lực pháp lý của Ban quản lý Vườn quốc gia hiện tại còn rất nhiều hạn chế. Hoạt động khai thác TN-MT quá mức của cộng đồng địa phương như hiện tại sẽ tạo nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, làm sai hỏng mục tiêu bảo tồn thiên nhiên & sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQG XT. Tuy nhiên sức ép về khai thác TN-MT của Cộng đồng địa phương lên vùng lõi của VQG XT là một thực tế khách quan, do chúng ta chưa có được giải pháp quản lý thích hợp; Trong khi nhu cầu sống, nhu cầu về công ăn việc làm của cộng đồng địa phương ngày một gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của dân số & xu thế phát triển chung của Kinh tế - xã hội hiện đại.
Trong sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn tài nguyên hiện có. Các quy định của luật hiện hành không giải quyết thỏa đáng việc khoán quản lý bảo vệ rừng (ví dụ kinh phí trông coi còn hạn chế) cũng như không đưa ra các quy định thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý sử dụng RNM dẫn đến người dân địa phương chưa thấy được quyền của họ với RNM từ đó làm suy giảm ý thức quản lý bảo vệ RNM mà hậu quả
có thể là rừng gần như lâm vào tình trạng không chủ, mạnh ai nấy làm, RNM bị xâm hại, các tài nguyên khác cũng bị suy giảm mạnh do khai thác quá mức và cạn kiệt thậm trí hủy diệt.
Năng lực của các cấp quản lý còn hạn chế, đặc biệt cơ chế phối hợp giữa cán bộ VQG, Kiểm lâm với chính quyền địa phương còn tồn tại một số bất cập. Dự án trồng RNM của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch đã hết thời hạn hỗ trợ kinh phí để chăm sóc, bảo vệ rừng, nên khi được giao cho địa phương rừng không được chăm sóc bảo vệ thậm chí bị xâm lấn cho mục đích sử dụng khác.
Nguy cơ tiềm ẩn: Vấn đề quản lý và kiểm soát ô nhiễm chưa được quan tâm đúng mức. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất thải từ các mô hình nuôi trồng thủy sản ở khu vực sẽ tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường ở vùng bãi triều. Các rủi ro bất trắc do biến đổi khí hậu như: bão lụt, thủy triều…
Như vậy việc quản lý bảo vệ và phát triển VQG XT cần phải phát huy tối đa mặt mạnh, đồng thời cũng phải có những giải pháp thích hợp để giải quyết triệt để các mặt yếu, từng bước tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng VQG XT thành mô hình sử dụng khôn khéo và bền vững Hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu ở vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Giá Trị Du Lịch Của Vqg Xuân Thủy (Đồng/năm)
- Tổng Hợp Nguồn Nhân Lực Của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, 2011
- Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Tài Nguyên Vqg Xuân Thuỷ
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
4.4. Giải pháp quản lý VQG Xuân Thủy
4.4.1. Những định hướng quản lý VQG Xuân Thủy
Quản lý một Vườn quốc gia là việc kiểm soát một cách khôn khéo các quần thể động vật, thực vật hoang dã, các sinh cảnh, đất và giám sát những tác động của con người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể- mục tiêu quản lý. Quản lý cần có sự vận dụng các phương pháp và kỹ thuật của các nghiên cứu sinh thái và sinh học đã được kiểm nghiệm. Mục tiêu quản lý VQG có thể xem là kim chỉ nam cho những người có trách nhiệm thực thi các biện pháp quản lý. Một kế hoạch quản lý có hiệu quả bền vững phải đươc người dân tham gia thảo luận, góp ý và nhận được sự đồng thuận của cộng đồng nhằm hạn chế những mâu thuẫn và sự phản đối của người dân.
* Một số định hướng ưu tiên quản lý VQG Xuân Thủy
- Nâng cao năng lực quản lý HST: nhân lực và vật lực.
- Tăng quyền hạn cho BQL VQG
- Kiểm soát các hoạt động khai thác trái phép.
- Điều tra nghiên cứu và quan trắc tài nguyên sinh vật với các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, trường học và các nhà quản lý địa phương.
- Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
- Xây dựng và tăng cường các hoạt động hợp tác với địa phương (nhân dân và chính quyền).
- Quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái phục vụ công tác quản lý.
- Hợp tác trong nước và quốc tế.
- Tăn cường ngân sách Nhà nước, cho phép tìm kiếm mở rộng nguồn thu để tái đầu tư cho quản lý.
4.4.2. Giải pháp liên quan đến chính sách và tuyên truyền
4.4.2.1. Về tuyên truyền
Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường(GDMT), nâng cao nhậnthức cho cộng đồng:
Với mục đích giúp cho cộng đồng địa phương nhận thức rõ ràng những giá trị của VQG XT, những quy định của Pháp luật về bảo vệ TN-MT. Giới thiệu về thực trạng quản lý, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân trong sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên, để họ tự giác tham gia vào các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG XT, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp tuyên truyền GDMT chủ yếu gồm :
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền GDMT cho cộng đồng phù hợp với từng đối tượng (học sinh phổ thông, thanh niên, phụ nữ, cán bộ quản lý và hội viên của các đoàn thể quần chúng khác...).
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền theo cả chiều sâu và bề rộng trên các kênh giáo dục: chính thống, không chính thống và giáo dục đại chúng.
- Đẩy mạnh xu thế của giáo dục môi trường, chuyển dần từ truyền bá thông tin sang giáo dục, từ nâng cao nhận thức đến giáo dục ý thức cho cộng đồng để họ có thể thu nhận tốt các tri thức, thái độ và kỹ năng cần thiết nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề có thể xuất hiện trong tương lai.
- Tăng cường giáo dục trực quan: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy chiếu phim, máy ảnh, tờ rơi, poster, sách,...). Tổ chức thăm quan thực tế ở VQG, tổ chức các trò chơi tìm hiểu về môi trường và các chiến dịch truyền thông giúp cho các đối tượng được thông tin nhanh và đạt hiệu quả giáo dục môi trường tốt nhất.
- Tăng cường hoạt động diễn giải môi trường: Đó là quá trình chuyển một ngôn ngữ chuyên ngành khoa học tự nhiên sang dạng ngôn ngữ và ý tưởng mà những người bình thường (chủ yếu là đối tượng du khách & cộng đồng dân địa phương) không làm công tác khoa học có thể hiểu và và vận dụng tốt ý tưởng của GDMT.
- Xây dựng các Câu lạc bộ có thiên hướng về bảo vệ môi trường (như Câu lạc bộ xanh, Câu lạc bộ bảo tồn chim, ... ) kết hợp với củng cố mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền ở địa phương để đưa những hoạt động tuyên truyền cụ thể đi sâu vào từng đối tượng quần chúng.
- Lồng ghép các hoạt động giáo dục pháp luật liên quan đến quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ với giáo dục đạo dức môi trường (cách ứng xử và hành vi thân thiện với môi trường).
Để hoạt động tuyên truyền GDMT đạt hiệu quả mong muốn cần kết hợp với các chương trình phát triển cộng đồng, đảm bảo cho họ đủ ăn, đủ mặc và ổn định được cuộc sống ở ngay tại nơi họ sinh sống. Đặc biệt, là phát huy phong trào cộng đồng cùng tham gia quản lý và bảo vệ rừng.
4.4.2.2. Chính sách về đất đai
* Đối với vùng lõi:
- Trước tiên phải hoàn tất thủ tục cấp sổ bìa đỏ về giao quyền sử dụng đất ở vùng lõi cho Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo Luật định.
- Quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần được bảo tồn nghiêm túc. Phân khu phục hồi sinh thái cần áp dụng chính sách giao khoán
để sử dụng trên nguyên tắc sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước. Phân khu dịch vụ cần được tôn tạo, xây dựng cảnh quan, phục vụ tốt công tác quản ly bảo tồn ,đồng thời kết hợp đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học,tuyên truyền GDMT và du lịch ,tham quan giải trí.
* Đối với Vùng đệm:
- Khu dân cư và canh tác nông nghiệp: giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tạo giá trị thu nhập cao nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Khu rừng phòng hộ: Trước mắt giữ nguyên trạng để rừng phát huy chức năng phòng hộ và cải thiện môi trường. Về lâu dài, cần duy trì một phần diện tích RNM thích hợp để bảo đảm môi trường sinh thái vùng. Khi chuyển đổi RNM sang nuôi trồng thuỷ sản cần áp dụng các biện pháp thích hợp để tạo mô hình lâm - ngư kết hợp, nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản: Quy hoạch khoảng 300-400 ha ở Ô 2 Bãi trong( nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp để nuôi tôm sú) xây dựng mô hình nuôi tôm bán thâm canh. Diện tích đầm còn lại và các đầm tôm trắng ở Cồn Ngạn & Bãi trong cần chuyển sang nuôi sinh thái. Những đầm trắng cần có biện pháp phục hồi lại rừng ngập mặn để cải thiện môi trường nuôi.
4.4.2.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương
* Chính sách sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước ở khuvực vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ:
- Các mô hình nuôi tôm và vạng có trước khi thành lập Khu bảo tồn cần được lập quy chế quản lý theo hướng sử dụng khôn khéo và bền vững. Người dân canh tác ở đây phải được đặt dưới sự kiểm soát của Vườn quốc gia và Chính quyền địa phương (theo cơ chế đồng quản lý ), đồng thời họ phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh quy chế về quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Các hoạt động khác cũng phải tuân thủ Quy chế bảo tồn thiên nhiên của Vườn Quốc gia và Quy chế sử dụng khôn khéo, bền vững tài nguyên đất ngập nước ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ.
Nếu thực thi tốt chính sách này sẽ đáp ứng được lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế. Khu Ramsar Xuân Thuỷ cũng sẽ là địa danh đóng góp cho quốc gia về việc đi tiên phong trong xây dựng và thực thi chính sách sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ,đúng như khuyến cáo của Công ước quốc tế Ramsar.
* Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân vùng đệm của Vườnquốc gia Xuân Thuỷ :
- Vườn quốc gia xây dựng dự án vùng đệm để tạo cơ chế chính sách thích hợp, tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm. Từng bước tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng ở tại chỗ, giảm dần sức ép về khai thác tài nguyên từ vùng đệm lên vùng lõi .
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình và các hoạt động phát triển có thiên hướng thân thiện với môi trường, nhằm từng bước tạo dựng ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững KT-XH của địa phương.
* Chính sách về bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Đây là khu vực Biên phòng nên việc bảo vệ tài nguyên môi trường gắn liền với công tác an ninh quốc phòng ở vùng biên giới. Cần tăng cường năng lực quản lý bảo vệ cho các lực lượng vũ trang ở khu vực ( Biên phòng, Bộ đội, Công an) và các đơn vị quản lý tài nguyên (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Ban quản lý dự án Cồn Ngạn, UBND các xã thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ)
- Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để động viên quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động quản lý bảo vệ an ninh biên giới ,nhằm từng bước thiết lập trật tự về mọi mặt ở khu vực. Góp phần đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng tuyến biển
* Chính sách về quản lý khu dân cư:
- Theo Quy chế quản lý rừng đặc dụng của Chính phủ: Cấm di dân vào vùng đệm và vùng lõi của Vườn quốc gia. Vì vậy, kế hoạch dãn dân ra vùng đệm chỉ có thể thực hiện trên cơ sở vùng đã quy hoạch dân cư, không mở rộng khu dân cư ra khu vực đã bị hạn chế.
- Khu dân cư ở ngoài đê Ngự Hàn, là khu dân cư mới, cần phải được bổ xung quy hoạch theo hướng: xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất thích hợp và hiệu quả, kết hợp giữ vững môi trường sinh thái, tạo dựng những cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Đồng thời xây dựng và tôn tạo cảnh quan môi trường để thu hút khách du lịch.
4.4.3. Giải pháp liên quan đến kỹ thuật
Trước mắt cần tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ vững vốn rừng hiện có. Tăng cường các biện pháp thích hợp nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên để bổ sung vốn rừng hiện có.
Phục hồi trồng rừng ngập mặn tại những nơi còn có khả năng trồng lại theo chương trình của các dự án và chọn loại cây trồng thích hợp. Nên trồng hỗn loài Trang và Bần chua. Những loài cây này có tác dụng hạn chế được tác động của sóng, tăng khả năng giữ bồi đất cũng như thu hút sinh vật có lợi cho thủy sản và hạn chế được tác hại của Hà bám.
Quy hoạch bãi chăn thả gia súc, quy hoạch sử dụng, khai thác hợp lý các đầm nuôi trồng thủy sản mà không gây ảnh hưởng đến RNM (ví dụ như phương pháp vuông tôm sinh thái).
Đối với đầm còn rừng, cần xác lập mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng cao, mặt nước và phương thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần điều chỉnh mật độ cho phù hợp (theo các chuyên gia thì độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần mức 40- 50%).
Đối với các đầm không có hiệu quả, cương quyết lấy lại đất để trồng rừng tạo môi trường sống lâu dài cho hải sản.
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để tạo thu nhập thay thế thích hợp, giúp cộng đồng địa phương ổn định đời sống, từng bước đạt hiệu quả về giảm sức ép khai thác tài nguyên ở khu vực quá mức. Hiện nay mô hình nuôi ong và trồng nấm đang mang lại hiệu quả khá tốt cho khu vực, cần tiếp tục triển khai, mô hình du lịch sinh thái bắt đầu hoạt động đã có những dấu hiệu tốt trong cải thiện sinh kế của người dân, đồng thời góp phần bảo vệ rừng cần tiếp tục có sự đầu tư để mô hình hoạt động tốt
hơn từ đó nhân rộng mô hình và cần có các hoạt động sinh kế thay thế khác nữa như: Đẩy mạnh phong trào du lịch kết hợp với cộng đồng...
Quy hoạch lại toàn bộ diện tích canh tác vạng ở khu vực Bãi Vạng. Quy định khu vực được nuôi và khai thác vạng. Quy định diện tích các vây vạng đủ lớn để không ảnh hưởng tới sinh cảnh các loài chim.