Hai Tác Phẩm Chính Của Tư Tưởng Donghak

Còn một sự kiện nữa có ảnh hưởng lớn tới SuUn chính là việc các học giả tìm tới ông hỏi về đạo. SuUn viết: “Ta chẳng có ý định quảng đại đức của mình, cứ quản tình cảm của mình cho tới tận cùng thì tinh thần sẽ tập trung lại mà trở nên vô cùng. Lần nữa, mãi rồi thấm thoát tới năm Tân Dậu (1861), lúc ấy là tháng 6, độ mùa hè, các học trò ta chuẩn bị chỗ, định ra pháp, các học giả non trẻ tìm đến hỏi ta và đòi ta phải giảng đức” [18 – 92, 93].

Như vậy, sau khi ông đắc đạo được một năm, tới năm 1861, các học giả tìm tới ông và đòi được nghe ông giảng. Đây cũng chính là sự kiện, yếu tố dẫn tới thảm kịch số phận SuUn: “Thế nhưng từ phía Nhà nước phong kiến, sự xuất hiện của Donghak với các từ ngữ như „Thiên chủ‟, „thượng đế‟ trong nội dung giáo lý cùng tốc độ mở rộng của Donghak đã bắt đầu bị chính quyền đàn áp khốc liệt. Năm 1863, SuUn Choi Jae U cùng 20 đệ tử của ông bị bắt tại Kyongju và vào mùa xuân năm 1864 ông bị buộc với tội danh “lôi kéo, làm mị

dân”, Choi Jae U đã bị xử tử hình tại Daegu Jangdae (대구장대)” [32, 231]

2.2. Hai tác phẩm chính của tư tưởng Donghak

Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Donghak không thể không nói đến hai tác phẩm được chính thức công nhận của SuUn Choi Jae U là tác

phẩm “Dong Kyong Dae Jeon” (동경대전, Đông Kinh Đại Toàn) và “Young

” (용담유사, Long Đàm Di Từ). Tuy nhiên cũng cần nói rằng, hai tác phẩm trên được viết với nội dung tương tự nhau, trong đó, “Đông Kinh Đại Toàn” được viết bằng chữ Hán còn “Long Đàm Di Từ” được viết bằng chữ HanGul.

2.2.1. Tác phẩm DongKyongDaeJeon

Tác phẩm DongKyongDaeJeon (Đông Kinh Đại Toàn) của SuUn Choi Jae U gồm năm phần: Bố đức văn, Luận học văn, Tu đức văn, Bất nhiên kỳ nhiên và Thơ. Về một ý nghĩa nào đó có thể thấy, “Đông Kinh Đại Toàn” được viết để hướng tới tầng lớp thống trị, tầng lớp trí thức trong xã hội Joseon lúc bấy giờ với tính chất lý luận đầy logic và bố cục chặt chẽ.

Trước hết là “Bố đức văn” (포덕문):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn(biên dịch của Kim Seong Beom, Đào Vũ Vũ chuyển ngữ) của Nxb Thế Giới thì phần Bố Đức văn được chia thành 09 phần nhỏ trong đó phần 01 SuUn đưa ra quan niệm về “thần Trời” hay “Thiên chủ”. Trong phần mở đầu của Bố Đức văn, SuUn viết: “từ ngày xửa, ngày xưa, bốn mùa không thay đổi. Thời gian trôi trong thế giới này hằng không đổi. Đây chính là dấu tích của trời dưới hạ giới” [18, 09]. Như vậy trong thế giới tinh thần của SuUn đã tồn tại khái niệm “Thiên chủ” tức là Trời. Theo SuUn, những người bình thường chỉ nhận biết được bề mặt hiện tượng mà không quan tâm tới nguyên nhân, đặc biệt là điểm khởi đầu gây ra hiện tượng đó. SuUn trả lời cho câu hỏi nguyên nhân của các hiện tượng đó chính là do “sự điều hòa của thần Trời”, các hiện tượng đó là dấu hiệu của những „hành động‟ điều hòa vạn vật của Trời.

Mặc dầu con người bình thường không cảm nhận được công sức của trời nhưng tới thời Ngũ Đế (năm đời đế vương Trung Quốc), thánh nhân xuất hiện, phát hiện ra quy luật vận động liên tục của trời đất - hết động rồi lại tĩnh, hết lên rồi lại xuống. Sự hợp nhất quy luật ấy được gọi là Thiên mệnh. Và các bậc hiền sỹ Nho giáo, khác với „người bình thường‟ phải thông qua quá trình học hành, tu luyện để nhận biết được Thiên mệnh, khi đó sẽ trở thành quân tử. Tuy nhiên khi liên hệ với xã hội Joseon lúc đó, SuUn cho rằng, con người thế gian tự tạo ra tâm tính cho mình, không thuận theo lẽ Trời, cũng không nghĩ tới mệnh Trời. Vì vậy mà tâm tính lúc nào cũng lo âu, bất ổn không biết đặt tâm mình nương tựa vào đâu. Trong phần này, chúng ta thấy SuUn cũng đề cập tới quan hệ giữa người với người. Theo ông, con người trong xã hội Joseon thời điểm đó đã quên Trời, chỉ biết sống cho riêng mình nên xã hội mới trở nên tồi tệ. Cùng lúc đó, SuUn nghe chuyện người phương Tây nói là làm theo ý Trời, không mưu cầu phú quý mà lộ rò ý đồ muốn thâu tóm thiên hạ, lập giáo đàn rồi vừa hành đạo vừa cướp bóc. Như vậy, SuUn bắt gặp một mâu thuẫn giữa

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 6

„thần Trời‟ mà ông biết và „thần Trời‟ mà người phương Tây viện cớ để hoành hành. Và SuUn đã phải phân vân, không biết người Joseon có phải theo đạo đó không. Thế nhưng trở lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng vào thời điểm này, các nước phương Tây đã lần lượt đến phương Đông nấp dưới danh nghĩa truyền đạo và buôn bán thương mại mà giấu đi mưu đồ xâm lược. Hiện thực này không chỉ có bán đảo Korea khi các thuyền chiến của Pháp, Anh, Mỹ đến vùng biển Triều Tiên vào nửa đầu thế kỷ XIX mà ở Việt Nam, thực dân Pháp cũng đang tiến hành xâm lược và sau đó đặt ách thống trị.

Khi SuUn còn đang sống trong trạng thái nghi ngờ đạo của người phương Tây như vậy thì “thần Trời” xuất hiện và tìm tới ông, nói “con người gọi ta là Thượng Đế”. Sau đó, Thượng Đế đã trao cho SuUn linh phù hay còn gọi là thuốc tiên (tiên dược) để chữa bệnh cho con người vì khi đó bệnh tật tràn lan khiến dân chúng lâm vào cảnh lầm than khốn khổ vô cùng. Sau lần gặp thần Trời đó, SuUn như có thêm tự tin để khẳng định chắc chắn “thần Trời thì là một nhưng học thì là Donghak”. Như vậy có nghĩa là SuUn công nhận tồn tại “thần Trời” của người phương Tây nhưng lại từ chối, phê phán học thuật về thần Trời của người phương Tây.

Hai là “Luận học văn” (논학문): Luận học văn là phần có 18 nội dung nhỏ.

Trong các nội dung của từng phần của “Đông Kinh Đại Toàn”, SuUn đều nhắc đi nhắc lại về Thiên đạo, về thần Trời và tình huống mà người được gặp thần Trời. Mở đầu Luận học văn cũng vậy. Ở đây, SuUn giải thích về thần Trời bằng chính các kiến thức Dịch học: “Từ lâu trên trời đã có 9 sao ứng với nó là chín chủ; dưới đất có 8 phương ứng với 8 quẻ dịch” [18, 31]. SuUn nhắc lại sự kiện “người phương Tây đạt được đạo, dựng được đức, khiến mọi thứ hài hòa, chẳng có việc gì là không làm được”. Ở đây chúng ta thấy dường như người đã tin vào năng lực làm biến đổi thế giới của “Tây đạo” và người tỏ thái độ phân vân không biết có phải đó là “mệnh Trời” hay không.

Tiếp đó người gặp phải hiện tượng lạ, cơ thể ớn lạnh, cảm thấy cái linh

thiêng và tiếng vọng từ bên trong “tấm lòng ta cũng như là tấm lòng con”, “ta trao cho con đạo vô cùng vô tận, con mài giũa nó rồi mang ra giáo dưỡng cho thiên hạ”. Nhưng SuUn lại tỏ thái độ nghi ngờ khiến thái độ đó dẫn tới hành động suy nghiệm, tu hành. Sau một năm, SuUn đã hoàn toàn bị thuyết phục. Sau đó ông viết chú văn để cầu nguyện lên thần Trời, viết ra pháp của giáng lệnh và cả lời ca để học mà không quên. SuUn đúc kết lại đạo Trời bằng vẻn vẹn 21 con chữ chú văn.

Người kể tiếp tới chuyện các học giả đến tìm và hỏi người về đạo mà người nhận được. Theo lời người viết thì họ hỏi đạo là gì, rồi hỏi sự khác nhau giữa đạo ấy với “Tây đạo”. Su Un giải thích mình sinh ra ở phương Đông, nhận đạo ở phương Đông nên đạo thì là Thiên đạo nhưng học là Donghak. Sau đó, SuUn còn đề cập tới các khái niệm như Thị, Chủ, Tạo hoá, Định, Vĩnh thế, Bất vong, Vạn sự và Tri. Trong đó ông cũng nó rò “Thị” có nghĩa là sự linh thiêng và Khí hoá tức là mỗi người thế giới này cần phải giữ cho mình mà không thể chia xẻ cho ai cả, hoặc “Chủ” là sự tôn quý mà đối xử như bố mẹ mình, tương tự, “Bất vong” là luôn nghĩ tới không quên… Tiếp đó SuUn đã giải thích cụ thể hơn về “Chú văn”; giải đáp các vấn đề như “thiện – ác”, sự “không cung kính Thiên chủ”, rồi cả hiện tượng “nói xấu đạo sau lưng”. Người cũng đã lấy các ví dụ trong Nho giáo để giải thích rò những điều mình nói. Phần kết luận của nội dung thứ hai này, người khuyên các học trò cung kính nhận lấy cuốn sách mà người viết để được như “ánh sáng trắng nhận được sắc vào mình”.

Ba là “Tu đức văn” (수덕문): Trong tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn”,

phần Tu Đức Văn là phần được SuUn đề cập gồm 12 nội dung. Cũng như tên gọi, đây là phần tập trung vào quá trình ông tìm đến đạo bằng cách kể lại hoàn cảnh gia đình mình. Các nội dung về đạo lần này được so sánh với các khái niệm cơ bản trong việc tu luyện thành quân tử của Nho giáo. Người xưa thì có “nguyên hậu lợi trinh”, nhà Nho thì có “nhân nghĩa lễ trí” còn “thụ tâm chính

khí” là học thuyết tu luyện của Donghak.

Trước hết, ông cho rằng việc của con người là phải nắm được cái lòi của vạn sự tức là nắm được bản chất của sự vật và hiện tượng. Theo ông, nếu con người khi sinh ra mà đã biết thì đó là con người có tố chất thần kì tức là có trí tuệ hơn người. Còn nếu thông qua việc học hành, rèn luyện mà đạt được thì đó là nhờ vào công đức của người thầy. Khi tự đánh giá về tri thức mà ông đạt được, ông cho rằng, tri thức mà ông có không phải là tự sinh ra mà đã có mà chính là do công học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân và sự giúp đỡ của những người đi trước. Chính vì vậy, ông cũng khẳng định rằng ông không quên được lễ và lòng kính trọng của mình đối với các bậc tiền bối đã dày công đúc kết kiến thức. Sau đó ông nêu ra khái niệm về Thiên đạo và tiếp tục giảng về đạo. Khi đề cập đến gia cảnh của bản thân, chúng ta biết ông sinh ra ở phương Đông trong một gia đình sa sút, gia tài không có gì quý giá để có thể làm nền tảng tiến thân trong xã hội quan liêu. Tuy chỉ quanh quẩn với cuộc sống học giả giản dị, và sống cuộc đời thanh bạch, nhưng gia đình ông lại có truyền thống trung quân ái quốc. Khi nhấn mạnh đến việc tu đức, SuUn đã nhắc đến những khái niệm trung, nghĩa trong giá trị đạo đức Nho giáo của Khổng Tử.

SuUn cũng tâm sự về cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh của người học giả như ông. Khi nhận thức về cuộc đời học giả, SuUn cho rằng cuộc đời của một học giả chân chính thật buồn, giống như giấc mơ ngày xuân trôi đi mãi. Xã hội Joseon thời điểm đó là xã hội của nền chính trị thế đạo, vì vậy nếu là quý tộc mà không ra làm quan thì gia đình đó coi như hết vận. Su Un kể về cha của mình là Geun Am Gong khi 40 tuổi, người đã đành phải bỏ đi nghiệp xuất thế làm quan. Có lẽ đây là một trong những ký ức sâu sắc về cha của ông. Khi cha của ông qua đời lúc đó ông mới 16 tuổi, sau đó ông phải trải qua một quãng đời rất khó khăn, vất vả như những người bình thường khác – „Tuổi lớn lên mà chỉ còn biết than thân với cảnh cơ hàn‟. Khi 40 tuổi, SuUn nhận thấy mình vẫn

chưa làm được gì, chưa thành công trong xã hội. Một mặt, ông không thể tự ép mình nhắm mắt và thỏa hiệp với hiện thực xã hội bất công và phi nghĩa lúc đó. Sau khi đã bôn ba nhiều nơi, năm 40 tuổi ông quay lại quê hương Long Đàm - nơi người cha ông trước đó dạy dỗ ông và cũng từ đó, ông suy nghĩ, tự mình nghiền ngẫm về sự đời, ông bước vào con đường tu hành ngay trên quê hương của mình. Có lẽ câu hỏi mà SuUn đặt ra chính là cái gì làm cho thế giới này vận hành? Điều gì là điều mà con người lãng quên? Đến tháng 4.1860, Su Un đã ngộ đạo (tức là tìm ra được một học thuyết mới, trả lời được cho câu hỏi về sự vận động của thế giới). Sau đó ông đối chiếu đạo ông ngộ được với Nho giáo của Khổng Tử và các bậc tiền nhân thì thấy không khác là bao. Có điều là Nho học của xã hội Joseon thời điểm đó là Tính lý học là dòng Nho học có phần khắc nghiệt và bảo thủ, bài ngoại hơn so với Nho học truyền thống. Khi giảng đạo của mình ngộ được, SuUn bắt đầu từ khái niệm “Tu tâm chính khí”, đây là điểm trọng tâm trong phép tu hành mà SuUn định ra. Tiếp đó, SuUn cũng đưa ra một số quy định khi hành đạo về trang phục, ẩm thực, sức khoẻ, và một số luân lí cơ bản – những điều cần thiết cho quá trình tu luyện. Theo SuUn, “nhìn một cách toàn diện thì đạo này là đạo tin thì thành” và cuối cùng người giải thích về niềm tin.

Bốn là “Bất nhiên kỳ nhiên” (불연기연).

Trong “Đông Kinh Đại Toàn”, Bất nhiên kỳ nhiên là phần SuUn viết về cách thức tư duy dẫn tới sự “Biết” và “Ngộ”. Đây cũng là phần logic nhất và có nội dung khó hiểu nhất. Nội dung của Bất nhiên kì nhiên gồm 6 ý nhỏ, trong đó các kiến giải đi liền với ví dụ. Nội dung của ý thứ nhất được bắt đầu bằng việc nhìn từ hiện tượng – mọi vật đều có sự hình thành và trưởng thành của nó và nội dung áp dụng nhận định đó vào ta.

Bất nhiên kỳ nhiên của SuUn cũng chính là phần nội dung luận giải về “sự tồn tại” của một thực thể trong tư duy của con người. Lấy mình làm tâm điểm, SuUn quay về thời gian (chứ không phải không gian) quá khứ và nhìn ngược

tới tương lai. Trong quá trình suy nghĩ, SuUn cho rằng có hai hiện tượng mà người suy nghĩ gặp đó là “bất nhiên” và “kỳ nhiên”. Đẩy suy nghĩ về tận cùng cái tạo ra tồn tại “ta”, SuUn đưa ra “vua”, đưa ra “thầy” – những người tạo ra nền tảng pháp luật và giáo dục đầu tiên. Thế nhưng lại tiếp tục hành trình tư duy, “vua không có ai truyền ngôi thì làm thế nào nhận được khung luật? Thầy không có ai dạy dỗ thì nhận luật từ ai?”. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi “ai là người đầu tiên” của SuUn là vô cùng nhưng câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?” thì lại được hé mở bằng “quy luật có ở khe nhỏ xa vời vợi”.

Bất nhiên kỳ nhiên cũng là cách thức tư duy sử dụng tính chất lưỡng tính trong ngôn ngữ để hướng tới sự nhận thức của con người về tư duy và tồn tại. Nhưng đây không phải là cách tư duy thường thấy ở người phương Đông. Khi phán xét một điều gì đó là tốt – xấu, người phương Đông thường không phân biệt rạch ròi bởi cái tốt không đơn thuần chỉ tốt, cái xấu không bao giờ là luôn luôn xấu. Vậy mà SuUn lại chỉ dùng cách hỏi „lưỡng tính‟ này cùng với câu hỏi về „sự thành‟ của sự vật để dẫn dắt con người đến sự hiểu “đại nghiệp của việc vật thành vật”. Và „kẻ‟ tạo ra “vật” mà ta nhìn thấy bây giờ ấy chính là Thiên chủ - đấng sáng chế. Như vậy, đây là một trong những cách thức tư duy

„loại trừ‟ khả năng để nhận biết được cốt lòi của sự vật hiện tượng.

Cuối cùng là phần “Thơ” (시편): Đây là phần nội dung khó phán đoán vì tính chất thơ – ngắn gọn và ẩn nén cảm xúc. Tuy nhiên khi đọc qua các nội dung của “Thơ”, chúng ta gặp lại nhiều nội dung SuUn Choi Jae U đã đề cập tới trong bốn phần trên, có một số nội dung dường như SuUn hồi tưởng và có cả các phần viết về cảm xúc, tâm trạng của SuUn Choi Jae U.

Phần thơ trong “Đông Kinh Đại Toàn” được chia thành 25 nội dung, ngoài những hồi tưởng, SuUn còn khuyên học trò không nên vội vàng, gấp bách học để thành công và khuyên người tu hành nên đọc lại khi suy tưởng bị rơi và trạng thái cùng đường. Ngoài ra còn có những cảm xúc của ông khi buộc phải rời quê hương để tránh sự giám sát, thăm dò của quan lại.

Mở đầu của phần Thơ là bài Chúc nguyện, là đoạn thơ ông viết khi ông quyết chí đi vào con đường tu hành đạo, hướng tâm hoà nhập làm một với Trời và tự hướng mình vào việc hiểu thấu vạn vật. Ông viết “sinh ra rồi tạm ở Joseon vì ở đó luân lý của con người lắm lúc bẩn thỉu dâng tràn”, tức là xã hội Joseon lúc đó là xã hội đang rối loạn về chính trị, nạn tham quan ô lại xuất hiện khắp nơi, sinh ra trong thời buổi ấy khiến người tự cảm thấy hổ thẹn với đất trời.

Phần hai là Chú văn: Tiên sinh chú văn - phần chú văn của thầy giáo và chú văn của học trò tu hành theo Donghak. Các phần khác như Lập xuân Thi (phần 3), Tuyệt cú (phần 4), Giáng thơ (phần 5) là các phần nói tới lần tu luyện của ông tại quê hương Long Đàm, núi Gumi là nơi ông sinh ra và nhất là 21 chữ mà ông nói đến là chú văn mà ông cho rằng mọi ác ma trên thế giới này đều phải hàng phục [18, 127]. Phần 6 có tiêu đề là Toạ châm (Khuyên răn) là phần ông khẳng định đạo của ông tập trung vào ba chữ “thành; kính; tín” và khuyên mọi người chỉ cần tu luyện bằng ba chữ này thôi. Các phần khác 7, 8, 9, 10 là các bài thơ dài, chủ yếu SuUn nói tới hình ảnh của thiên nhiên để đối chiếu với việc làm của con người, hoặc những thổ lộ về tâm trạng lo lắng của SuUn về những mối bất an trong tương lai khi ông và học trò đang bị chính quyền phong kiến theo dòi và phải rời quê hương để tránh sự truy xét của quan lại lúc đó. Tương tự các bài khác như Đề thư, Vịnh Tiêu, Thi Pháp, Thông Văn, Lễ Phổ đức, Lễ nhập đạo, Việc làm lễ, Thức ăn tế lễ, Bạt văn ngoài việc khuyên học trò kiên trì tu luyện đạo còn có những hồi tưởng của SuUn trong đêm.

Một số nội dung có tính chất như nghi thức tôn giáo cùng các điều cấm kỵ cũng được đưa ra để người tu hành biết mà làm theo hay tránh. SuUn cho rằng ăn hay ngủ, ngồi đọc sách, viết chữ, tất cả những việc làm đó đều không rời mục đích tu hành… Khi làm lễ cho người mới nhập đạo ông khuyên người truyền đạo phải ăn mặc chỉnh tề, khi nhập đạo phải lấy chỗ ngồi hướng về phía

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí